Các hoạt động Marketing có mục đích làm cho sản phẩm, dịch vụ của bạn nổi bật giữa đám đông, đặc biệt là thu hút khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Trong đó, POSM đã và đang là giải pháp hữu ích nhất giúp các doanh nghiệp giải quyết vấn đề này và có thể giúp tăng doanh thu gấp nhiều lần. Vậy POSM là gì và đâu là các loại hình POSM phổ biến nhất hiện nay? Hãy cùng Ngáo Content hiểu rõ hơn về chúng qua bài viết này nhé!
MỤC LỤC
Định nghĩa POSM là gì?
POSM là viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Point of Sales Material), hiểu đơn giản thì nó là những vật dụng giúp thúc đẩy việc bán hành cho doanh nghiệp. POSM là một chiến lược tiếp thị hiệu quả liên quan đến việc đặt quảng cáo hoặc quầy bán hàng gần cửa hàng bán lẻ để thu hút khách hàng tiềm năng. Nó cũng có thể được sử dụng trong các triển lãm thương mại và các sự kiện khác.
POSM không cố định một hay hai loại, nó có nhiều hình thức và kiểu dáng khác nhau. Ngoài ra, nó cũng có thể được tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Các loại POSM khác nhau đều có những lợi ích riêng cũng như mục tiêu riêng để đạt được các kết quả khác nhau khi được sử dụng ở các vị trí khác nhau. Ví dụ, việc hiển thị màn hình kỹ thuật số là cách lý tưởng để giúp khách hàng giải trí khi xếp hàng. Ngoài ra, các quầy hàng trưng bày có thể tác động đến khách hàng để mua một sản phẩm nhiều lần.

Sự khác biệt giữa POSM, POP và POS
POP (Point of purchase) hay còn được hiểu là khu vực mua hàng, là địa điểm mà khách hàng tương tác với sản phẩm, ví dụ như các kệ hàng trong siêu thị hoặc các gian hàng trên sàn thương mại điện tử. Về phần POS (Point of sales) được biết là khu vực bán hàng, đây là nơi mà khách hàng dùng để thanh toán cho các sản phẩm của mình.
POP và POS đều là một phần của POSM. Mặc dù POP và POS được đặt ở các vị trí khác nhau bên trong cửa hàng, nhưng cả hai đều được sử dụng để quảng bá sản phẩm và thu hút khách hàng. Tóm gọn lại thì POP và POS là hai khái niệm khác nhau nhưng nhìn chung, chúng đều là POSM và là những thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và Marketing.

Tầm quan trọng của POSM là gì?
Thu hút sự chú ý của người mua hàng
Một trong những lý do chính mà các thương hiệu và nhà bán lẻ sử dụng POSM là để thu hút sự chú ý của người mua hàng tại các cửa hàng. Vì khi xét trên thực tế, có đến hàng trăm hàng nghìn lựa chọn cho khách hàng, do đó nhiều thương hiệu cần đảm bảo việc sản phẩm của họ có thể trở nên bắt mắt người mua hàng ngay tại điểm bán. Nếu bạn tiếp cận khách hàng một cách sáng tạo, POSM sẽ là công cụ giúp lưu lại hình ảnh doanh nghiệp trong trí nhớ của khách hàng. Ngoài ra, bạn còn có thể nâng cao nhận thức về thương hiệu hoặc hưởng lợi từ tiếp thị truyền miệng (Word of Mouth).
Làm nổi bật các chương trình khuyến mãi
Một lý do khác khiến POSM trở nên quan trọng là chúng có thể giúp doanh nghiệp làm nổi bật các chương trình khuyến mãi tại cửa hàng. Nếu bạn muốn tăng doanh số bán hàng bằng cách giảm giá cho khách hàng, thì bạn cần có các công cụ phù hợp để làm nổi bật ưu đãi đó. Vì thế, nếu bạn không dùng POSM thì mọi người có ít khả năng chú ý đến các chương trình khuyến mãi, ưu đãi của doanh nghiệp bạn hơn. Việc khách hàng chú ý đến các chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp hơn cũng là một cách hữu hiệu để tăng doanh số. Bởi vì bạn thu hút sự chú ý, người mua sắm sẽ tò mò muốn tìm hiểu thêm về chương trình khuyến mãi và sản phẩm của bạn, đồng thời tăng khả năng họ mua sản phẩm của bạn.

Các loại hình POSM phổ biến nhất hiện nay
Hiểu được POSM là gì và tầm quan trọng của chúng nên hiện nay, POSM được sử dụng rất nhiều quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp và thu hút khách hàng, ở các địa điểm bán lẻ thực tế như cửa hàng truyền thống, sự kiện thương mại, triển lãm và phòng trưng bày bán lẻ,… Một số loại POSM phổ biến được sử dụng ngày nay bao gồm:
Shelf Talker
Shelf Talker là một hình thức POSM được sử dụng để quảng bá sản phẩm và thu hút sự chú ý của người mua hàng tại các địa điểm bán lẻ thực tế. Chúng là những biển báo được in và gắn vào kệ bán lẻ. Có nhiều loại khác nhau như loại dính trên kệ, loại lắc lư một mảnh hay là những hình cờ được gắn ở lối đi quầy hàng. Đây là những biển báo quan trọng trong việc thu hút sự chú ý đến một sản phẩm hoặc ưu đãi cụ thể, ví dụ như mua 2 tặng 1, mua 1 lốc tặng 1 cái ly,…

Giá đỡ trưng bày
Giá trưng bày là một loại POSM khác được thiết kế để giới thiệu các sản phẩm hoặc dịch vụ trong một cửa hàng bán lẻ hoặc tại một triển lãm thương mại. Giá trưng bày có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như bìa cứng, nhựa hoặc kim loại và có thể có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Chúng thường được sử dụng để làm nổi bật các sản phẩm mới hoặc chương trình khuyến mãi và để thu hút sự chú ý của khách hàng tại điểm bán hàng.

Màn hình trưng bày kỹ thuật số
Màn hình hiển thị kỹ thuật số là màn hình điện tử được sử dụng để hiển thị các thông tin trực quan như văn bản, đồ họa, hình ảnh và video. Chúng có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, không chỉ để quảng cáo hoặc truyền thông về sản phẩm, mà còn được dùng để giúp khách hàng giải trí. Màn hình hiển thị kỹ thuật số có thể có nhiều dạng, chẳng hạn như màn hình LED, màn hình LCD, màn hình OLED,… Digital SignAge 2.0 của Panasonic là một ví dụ về giải pháp bảng hiệu kỹ thuật số cung cấp cho các nhà bán lẻ khả năng kiểm soát và linh hoạt cao hơn đối với không gian quảng cáo của họ.

Poster
Poster hay còn gọi là áp phích là một trong những hình thức truyền thống của POSM tại các địa điểm bán lẻ. Chúng là các hình ảnh có kích thước lớn, được dán decal ở mặt sau và dán lên các bề mặt phẳng như tường, kệ để thu hút sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm được quảng bá. Áp phích thường được sử dụng cùng với các POSM khác như shelf talker, giá trưng bày, màn hình kỹ thuật số, v.v. để tạo trải nghiệm mua sắm hấp dẫn và trực quan hơn cho khách hàng.

Banner
Banner còn được gọi là biểu ngữ, là một dạng bảng hiệu có kích thước lớn để hiển thị hình ảnh hoặc thông điệp nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Biểu ngữ có thể được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như nhựa vinyl, vải hoặc giấy và có thể được treo trên trần nhà, gắn vào tường hoặc trưng bày trên giá đỡ. Thông thường thì banner chỉ có ít chữ hoặc ít câu với nội dung gây thu hút khách hàng.

Tờ rơi
Tờ rơi là một loại POSM thường được sử dụng để thông báo sự kiện hoặc phổ biến thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Chúng là một cách hiệu quả để có thể tiếp cận nhiều người, vì chúng có thể được phân phối ở nhiều nơi, chẳng hạn như trên đường phố, trong cửa hàng hoặc ngay cả qua email. Mặc dù hình thức này hiện nay không được quá nhiều khách hàng ưa chuộng nhưng nó vẫn là một hình thức POSM được nhiều doanh nghiệp sử dụng.

Các case study giá trị về POSM của các thương hiệu
Coca Cola
Máy bán đồ uống đã không còn là khái niệm gì mới vì nó đã tồn tại hơn một thập kỷ. Các máy này là thiết bị để khách hàng tương tác với màn hình cảm ứng kỹ thuật số để chọn và pha chế đồ uống của họ. Tuy nhiên, Coca Cola đã khiến nó trở nên ấn tượng hơn thông qua việc khách hàng họ có thể chọn từ hơn 200 trăm lựa chọn đồ uống do thương hiệu cung cấp. Với sự gia tăng của hình thức thanh toán không tiếp xúc để đối phó với COVID-19, Coca Cola đã hợp tác với Amazon Web Services để nâng cấp các máy bán đồ uống của họ. Nhờ vậy, khách hàng tương tác với máy bằng điện thoại thông minh của họ. Tất cả những gì họ cần làm chỉ là quét mã QR để truy cập giao diện từ xa trên điện thoại của họ để mua đồ uống.

Milka
Milka, thương hiệu chocolate nổi tiếng của Thụy Sĩ đã chọn cách phân biệt chính mình bằng việc sử dụng bò trong màn hình POSM của mình. Điều này không chỉ thể hiện ý tưởng rằng sữa được sử dụng trong sản phẩm của Milka là sữa tươi mà còn được lấy từ những con bò cụ thể có tên là Gerda, Moocha, Marisa, Katja và Lola – được gọi là những con bò màu tím. Do đó, những con bò có kích thước gần như người thật được sử dụng trong các màn hình POSM đã giúp thương hiệu trở nên nổi bật và gây sự chú ý đối với người mua hàng theo cách độc đáo của riêng mình.

Nike
Một hình thức POSM vô cùng nổi bật đến từ thương hiệu thời gian nổi tiếng Nike không thể nào không nhắc đến màn hình 3D khổng lồ ở Nhật Bản vào tháng 03 năm nay. Với đoạn video quảng cáo được thiết kế dựa theo hiệu ứng 3D, nó đã thực sự tạo ảnh hưởng tích cực tới thương hiệu nhờ vào tính chân thật của mình. Đặc biệt là đoạn video này đã được rất nhiều người qua đường dừng lại quan sát ở thời điểm phát sóng trên màn hình, cũng như việc nó đã trở nên “viral” trên các nền tảng mạng xã hội và được đông đảo người biết đến.

Jameson Irish Whiskey
Jameson một thương hiệu rượu nổi tiếng của Ireland đã có một sáng tạo bắt mắt trong giá đỡ trưng bày sản phẩm của mình. Với hình ảnh các chai rượu được bao bọc bởi các thùng, lu bằng gỗ sồi đen nhằm khẳng định chất lượng rượu của thương hiệu cao cấp và được sản xuất bằng phương pháp tự nhiên. Hình ảnh này không chỉ thu hút tầm nhìn của những người mua hàng mà còn tạo cho họ cảm giác tin tưởng vào chất lượng thương hiệu.

M&M
Các dịp lễ lớn trong năm luôn là cơ hội tốt để các thương hiệu tận dụng và phát triển chiến dịch marketing của mình. Dịp Giáng sinh cũng không là ngoại lệ khi thương hiệu kẹo M&M nổi tiếng đã trưng bày một cây thông với những quả cầu tuyết là sản phẩm kẹo M&M của mình. Có thể nói đây cũng là một trong những hình thức POP cực hấp dẫn và sáng tạo. Nó không chỉ tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho người mua hàng mà còn kích thích họ mua sản phẩm của thương hiệu nhiều hơn.

Tổng kết
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn sự hiểu biết về POSM là gì, tầm quan trọng của nó cũng như các hình thức phổ biến của POSM. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể bắt đầu lập kế hoạch vận hành các hình thức POSM cho doanh nghiệp, thương hiệu của mình và đạt được tăng trưởng doanh số nhờ chúng.
Nguồn: Ngáo Content
Có thể bạn quan tâm:
Performance Marketing là gì? Tất tần tật kiến thức cần biết về Performance Marketing
Giải nghĩa thị trường ngách và cách xác định thị trường ngách
Chỉ số ROI là gì? Vai trò của ROI trong Marketing