Thị trường được chia thành nhiều phân khúc và trong mỗi phân khúc lại có những đối tượng khách hàng khác nhau. Doanh nghiệp của bạn mong muốn giữ chân khách hàng thì nhất định phải hoàn thành nhiệm vụ tối quan trọng – phân khúc thị trường chính xác. Bằng cách này, doanh nghiệp mới nắm bắt được những đặc điểm, tâm lý, hành vi, nhu cầu,… của khách hàng.
MỤC LỤC
Thuật ngữ phân khúc thị trường là gì?
Với những người làm việc trong ngành Marketing, phân khúc thị trường là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc. Phân khúc thị trường được hiểu là thực hiện phân chia thị trường mục tiêu thành những nhóm nhỏ có thể tiếp cận. Quá trình phân khúc thị trường sẽ dựa vào nhiều yếu tố như nhân khẩu học, mức độ ưu tiên, nhu cầu, sở thích, hành vi, tâm lý,… để tạo ra những tập hợp con của thị trường.
Thông qua phân khúc thị trường, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu. Điều này giúp doanh nghiệp triển khai những chiến lược sản phẩm, bán hàng và tiếp thị dễ dàng và đạt được hiệu quả cao hơn.
Top 4 loại phân khúc thị trường Marketing căn bản
Hiện nay, phân khúc thị trường được chia thành 4 loại khác nhau. Thông tin chi tiết về từng loại sẽ có trong phần nội dung tiếp theo của bài viết.
Phân khúc thị trường dựa theo khu vực địa lý
Loại phân khúc thị trường đầu tiên mà bài viết muốn giới thiệu với bạn đó là phân khúc thị trường địa lý – tạo ra những nhóm khách hàng khác nhau dựa theo ranh giới địa lý. Thực tế, ở mỗi khu vực địa lý thì khách hàng tiềm năng lại có mối quan tâm, nhu cầu và sở thích khác nhau, ví dụ:
- Người dân tại thành thị có nhu cầu mua rau củ quả tươi nhiều hơn so với người dân tại nông thôn.
- Người dân sống ở khu vực miền Bắc cần mua nhiều áo phao, trong khi người dân ở miền Nam lại không cần.
Qua 2 ví dụ trên đây có thể thấy rằng doanh nghiệp dù bán bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào cũng phải tìm hiểu chi tiết về thời tiết, khí hậu,… của từng vùng. Nhờ vậy mới có thể xác định đúng địa điểm bán hàng, chiến dịch tiếp thị và hình thức quảng cáo phù hợp.
Phân khúc thị trường dựa theo tiêu chí nhân khẩu học
Nhân khẩu học cũng là 1 trong 4 tiêu chí phổ biến được sử dụng trong phân chia thị trường. Tiêu chí nhân khẩu học bao gồm những yếu tố như:
- Độ tuổi.
- Giới tính.
- Nghề nghiệp.
- Giáo dục.
- Thu nhập.
- Tình trạng hôn nhân.
- Quy mô gia đình.
- …
Khi phân khúc thị trường dựa theo nhân khẩu học, bạn sẽ biết sản phẩm A phù hợp với nhóm khách hàng nào (trẻ con, trung niên, người cao tuổi). Đấy là cơ sở giúp doanh nghiệp của bạn tạo ra những sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Từ đó, nâng cao số lượng sản phẩm được bán ra và doanh thu.
Phân khúc thị trường dựa theo tiêu chí hành vi
Quá trình xây dựng chiến lược Marketing của doanh nghiệp chịu sự chi phối mạnh mẽ từ hành vi tiêu dùng của khách hàng. Dựa vào việc quan sát: cách khách ra quyết định mua hàng và sử dụng sản phẩm, doanh nghiệp của bạn mới có định hướng tiếp cận gần hơn với họ và thấu hiểu thói quan của họ.
Bài viết sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể để giúp bạn hiểu hơn về cách phân khúc khách hàng theo hành vi:
- Nhóm người tiêu dùng nhỏ tuổi thường có xu hướng mua sữa tắm có dạng đóng chai.
- Nhóm người tiêu dùng lớn tuổi lại ưa chuộng xà phòng tắm hơn.
Phân khúc thị trường dựa theo đặc điểm tâm lý học
Tính cách và thói quen tiêu dùng hằng ngày sẽ chi phối quyết định mua sắm của khách hàng. Họ sẽ nhanh chóng “móc hầu bao” cho bất kỳ sản phẩm nào phù hợp với sở thích của bản thân hoặc đáp ứng đúng những tiêu chí mà họ đã đề ra.
Do đó, bạn có thể dựa vào đặc điểm này để phân chia khách hàng mục tiêu vào từng nhóm khác nhau. Một trong những cách được nhiều doanh nghiệp ứng dụng để nghiên cứu tâm lý khách hàng đó là: phỏng vấn – khảo sát.
Lợi ích doanh nghiệp nhận được từ việc phân khúc thị trường là gì?
Muốn hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp nhất định phải xây dựng chiến lược tiếp thị tốt. Một chiến lược tốt sẽ được khởi đầu từ việc phân khúc thị trường chính xác. Nếu bạn tò mò về tầm quan trọng của phân khúc thị trường thì dưới đây là những dẫn chứng xác đáng nhất.
Có nhiều dữ liệu quan trọng liên quan đến khách hàng
Quá trình phân khúc sẽ chia thị trường thành nhiều nhóm nhỏ và mỗi nhóm nhỏ lại bao gồm những khách hàng có một vài điểm chung về tính cách, nhu cầu. Khi nắm trong tay những thông tin này, doanh nghiệp mới thấu hiểu về khách hàng để tạo bước đệm cho việc:
- Theo dõi, đánh giá khách hàng.
- Triển khai những chiến dịch quảng cáo.
Gia tăng lượng khách hàng thân thiết cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp chỉ có thể hiểu rõ những nhu cầu và sở thích của khách hàng thông qua việc phân khúc thị trường. Dựa vào đó, doanh nghiệp sẽ có thêm cơ sở để tạo ra sản phẩm, thông điệp, ưu đãi,… phù hợp với từng phân khúc. Đây chính là chiến lược tiếp cận cá nhân hóa vô cùng hiệu quả khiến khách hàng cảm thấy được thấy hiểu và muốn trở nên thân thiết, kết nối cảm xúc chặt chẽ hơn với doanh nghiệp.
Dễ dàng quản lý và theo dõi khách hàng của doanh nghiệp
Nhờ phân khúc thị trường chính xác mà doanh nghiệp mới có thể tập trung nguồn lực vào một nhóm khách hàng cụ thể. Từ đó, nắm bắt được tất cả nhu cầu, mong muốn và thói quen của khách hàng.
Việc quản lý một phân khúc nhỏ cũng hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và đánh giá sự thành công của từng chiến dịch. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ từng bước điều chỉnh chiến lược một cách chính xác hơn.
Xác định được những thị trường ngách còn bỏ ngỏ
Phân khúc thị trường cũng là một cách giúp doanh nghiệp tìm ra thị trường ngách – thị trường mới hay ít được quan tâm. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ khám phá ra những cách tiếp cận với khách hàng trong thị trường này để gửi đến họ chiến dịch và thông điệp phù hợp.
Xây dựng thông điệp tiếp thị có sức nặng hơn
Khi đã xác định được nhóm khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ không lo về tình trạng nói chung chung hay mơ hồ. Thay vào đó, doanh nghiệp có thể tạo ra những thông điệp có sức năng hơn và được cá nhân hóa, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Nếu bạn muốn nâng cao kỹ năng sáng tạo thông điệp truyền thông của mình thì hãy dành thời gian để nghiên cứu về Content Marketing. Đặc biệt, những khóa học đề cao tính thực hành như Khóa Content Marketing Foundation A- Z tại Ngáo Content sẽ giúp bạn tạo ra nhiều thông điệp dù súc tích nhưng vẫn rõ ràng, dễ hiểu và nhanh chóng chạm đến cảm xúc của khách hàng.
Nhận định được điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp
Xác định phân khúc thị trường cũng là cách để doanh nghiệp nhìn ra những ưu và nhược điểm của chính mình, giải mã lý do vì sao sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp lại chưa được khách hàng đón nhận. Khi nhận ra nhược điểm còn tồn tại, doanh nghiệp mới có sự điều chỉnh trong chiến lược để thu hút thêm sự quan tâm của khách hàng.
Thuận tiện hơn trong xây dựng và triển khai chiến lược Marketing
Hiểu rõ khách hàng chính là “chìa khóa vàng” giúp doanh nghiệp tìm ra định hướng rõ ràng khi xây dựng chiến lược Marketing. Điều đó cho phép doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, dịch vụ và thông điệp phù hợp với từng phân khúc khách hàng. Nhờ vậy mà nâng mang đến sự hài lòng cho khách hàng, tối ưu hóa nguồn lực Marketing và tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.
Chia sẻ bí quyết giúp bạn xác định đúng phân khúc thị trường
Doanh nghiệp cần tiến hành phân khúc thị trường đúng quy trình thì mới có thể đảm bảo tính chính xác. Nhờ vậy, hoạt động Marketing sẽ đạt được hiệu quả như kỳ vọng doanh nghiệp đã đặt ra.
Bắt đầu với hoạt động nghiên cứu thị trường
Quy trình phân khúc thị trường sẽ bắt đầu với bước xác định và nghiên cứu thị trường mà doanh nghiệp đang quan tâm. Doanh nghiệp cần chỉ ra những đặc điểm cơ bản của thị trường thông qua việc giải đáp những câu hỏi như:
- Thị trường lớn hay nhỏ?
- Thị trường có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp bán không?
- Thương hiệu của doanh nghiệp đang ở vị trí nào trên thị trường tính đến thời điểm hiện tại?
- …
Để xác định được thị trường, doanh nghiệp có thể khảo sát trực tiếp khách hàng trong thị trường đó bằng bảng khảo sát. Thêm một cách khác đó chính là nghiên cứu dựa trên những dữ liệu có sẵn.
Phân tích kỹ càng những dữ liệu đã thu thập
Từ nguồn dữ liệu vừa thu thập được, doanh nghiệp của bạn sẽ tiếp tục phân tích dữ liệu trước khi đưa ra những đánh giá chi tiết về thị trường. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt chính xác nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng, xu hướng của xã hội,…
Mô tả chi tiết về từng phân khúc thị trường
Một lưu ý quan trọng dành cho bạn đó là mỗi phân khúc khách hàng trên thị trường sẽ có những nét đặc điểm và cá tính khác nhau. Vì vậy, nếu bạn đang muốn “hiểu từng chân tơ kẽ tóc” của mỗi phân khúc thì hãy triển khai thêm những cuộc thăm dò ý kiến hay cuộc khảo sát nghiên cứu sơ bộ.
Nhiệm vụ cụ thể của doanh nghiệp đó là đặt ra những câu hỏi liên quan trực tiếp đến phân khúc thị trường mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Đồng thời, kết hợp cùng lúc 2 phương pháp định lượng và định tính để có thể thu về một lượng lớn thông tin có giá trị từ khách hàng:
- Phương pháp định lượng: câu trả lời có sẵn đáp án để khách chọn.
- Phương pháp định tính: câu trả lời dạng mở để khách tự ghi ý kiến.
Phân khúc thị trường thành từng loại khác nhau
Dựa trên kết quả từ cuộc khảo sát và nghiên cứu sơ bộ, doanh nghiệp sẽ tạo phân khúc khách hàng. Hồ sơ phân khúc khách hàng cần được mô tả chi tiết những đặc điểm về:
- Quy mô phân khúc.
- Phạm vi địa lý.
- Phân bổ nhân khẩu học.
- Tâm lý, thói quen và hành vi.
- Nhu cầu của những khách hàng trong phân khúc.
- …
Kiểm tra mức độ hấp dẫn của từng phân khúc thị trường
Đây là một bước vô cùng quan trọng trong quy trình phân khúc thị trường. Ở bước này, doanh nghiệp sẽ kiểm tra và đánh giá về mức độ hấp dẫn của mỗi phân khúc trước khi đưa ra quyết định nên lựa chọn phân khúc nào. Chỉ khi chọn đúng phân khúc khách hàng mục tiêu thì doanh nghiệp mới định hình chính xác những chiến lược tiếp thị và định vị sản phẩm trong tương lai.
Định vị dấu ấn của doanh nghiệp trong lòng khách hàng
Doanh nghiệp muốn tạo dựng vị trí và hình ảnh trong tâm trí khách hàng thì nhất định không được bỏ qua bước này. Nếu không, doanh nghiệp sẽ không có bất kỳ giá trị độc đáo hay điểm khác biệt nào để khách hàng nhận biết và dành sự ưu ái.
Bí quyết giúp doanh nghiệp của bạn khiến khách hàng luôn nhớ đến là dùng những chiến lược Marketing đề cập đến yếu tố:
- Giá cả.
- Ưu điểm vượt trội.
- Vị trí mua hàng.
- Mức độ uy tín.
- …
Một số lỗi bạn dễ mắc phải khi phân khúc thị trường
Việc phân khúc thị trường không gây bất kỳ khó khăn nào đối với những người đã có nhiều kinh nghiệm. Nếu bạn là người mới, hãy xem ngay những sai lầm dễ mắc phải khi phân khúc thị trường để bật chế độ “né” nhé!
- Bỏ qua bước nghiên cứu thị trường, khách hàng mục tiêu trước khi tiến hành phân khúc thị trường.
- Phân khúc thị trường quá nhỏ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong việc định lượng hoặc định lượng không chính xác. Từ đó, vừa gây lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp, gây mất tập trung lại vừa không thu về hiệu quả cao.
- Dành sự tập trung quá mức vào phân khúc, đặc biệt là khi phân khúc đó không có sức mua hoặc không có nhu cầu mua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
- Thiếu sự linh hoạt trong việc phân khúc thị trường theo từng giai đoạn khiến những chiến dịch Marketing dễ bị thất bại. Lý do là vì nhu cầu của khách hàng cũng như bối cảnh kinh doanh luôn có sự thay đổi liên tục.
- Không có sự điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ cho phù hợp với từng phân khúc khách hàng nên rất khó để có thể đáp ứng đúng nhu cầu của khách.
Kết luận
Phân khúc thị trường chính xác là một trong những bí quyết quan trọng giúp doanh nghiệp thành công trên thương trường. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về lợi ích cũng như quy trình phân khúc thị trường. Chúc doanh nghiệp của bạn sẽ ngày càng phát triển hơn nữa thông qua việc bạn vận dụng những kiến thức trên!
Nguồn: Ngáo Content
Có thể bạn quan tâm:
Target Market là gì? Cách xác định thị trường mục tiêu chính xác hiệu quả
Phân tích đối thủ cạnh tranh & Bí quyết giúp bạn kinh doanh hiệu quả
Insight khách hàng là gì? Hướng dẫn cách tìm insight khách hàng hiệu quả