Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, việc xác định Target Market (Thị trường mục tiêu) luôn là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Bởi, không một doanh nghiệp nào có khả năng đưa sản phẩm của mình đến mọi tệp đối tượng khách hàng và thị trường. Để có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải thu nhỏ thị trường, đánh vào một thị trường chính, đó gọi là thị trường mục tiêu.
Vậy, Target Market (Thị trường mục tiêu) là gì? Vì sao Target Market lại quan trọng? Và cách xác định thị trường mục tiêu hiệu quả là gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
1. Target Market là gì trong Marketing?
Target Market (Thị trường mục tiêu) là phần thị trường bao gồm tất cả các nhóm khách hàng hoặc tổ chức có khả năng sử dụng hoặc mua hàng hóa của công ty. Mỗi Target Market bao gồm những người tiêu dùng có nhiều khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp nhất và những người trong nhóm này thường có một số đặc điểm chung, như nhân khẩu học hay hành vi.
Chính những mong muốn cụ thể của một nhóm khách hàng sẽ là nguồn động lực để doanh nghiệp đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông, quảng bá sản phẩm để tệp đối tượng đó, để thu hút hấp dẫn và biến họ thành nhóm khách hàng trung thành. Rõ ràng, chiến lược tập trung marketing cho các khách hàng tiềm năng hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với cách tiếp cận chung chung tới tất cả mọi người.
2. Tại sao xác định Target Marketing là điều quan trọng?
2.1 Giúp đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng
Target Market sẽ giúp doanh nghiệp mang đến một kết quả khả thi và đáp ứng đúng mong đợi cho khách hàng. Điều này sẽ mang lại cho các nhà kinh doanh những lợi ích vô cùng to lớn.
- Hạn chế tình trạng khách hàng có những kỳ vọng xa vời thực tế với sản phẩm.
- Doanh nghiệp cũng sở hữu được nhóm khách hàng trung thành.
2.2 Là con đường tốt nhất để hoàn thiện sản phẩm
Doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn cải thiện sản phẩm/ dịch vụ của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Một khi Target Market được xác định cụ thể, doanh nghiệp có thể nhận định được những nhu cầu cụ thể và tương lai của khách. Từ đó phát triển sản phẩm của mình theo hướng đó nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, sản phẩm sẽ không ngừng phát triển và hoàn thiện hơn.
2.3 Tăng hiệu quả quảng cáo
Việc biết rõ khách hàng cần gì và muốn gì, nhóm họ thành một nhóm thị trường mục tiêu (Target Market) khiến doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí quảng cáo, cũng như nâng cao hiệu quả quảng cáo lên nhiều hơn.
Doanh nghiệp sẽ giải đáp được câu hỏi “Đâu là nhân tố khiến họ quyết định mua hàng?”, thông qua các kết quả tìm kiếm, nghiên cứu, doanh nghiệp có thể tạo nên một thông điệp quảng cáo thích hợp và dễ gây ấn tượng đến đối tượng khách hàng.
3. 6 bước đơn giản xác định Target Market trong Marketing
3.1 Tổng hợp dữ liệu về khách hàng hiện tại
Điều đầu tiên doanh nghiệp cần làm để tìm ra những người muốn mua hàng nhất của thương hiệu chính là xác định ai đã và đang sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu. Chỉ khi hiểu rõ về chân dung của những người sẵn sàng chi trả và mua sản phẩm của bạn, bạn có thể tìm kiếm nhiều hơn những người có cùng mục đích đó.
Tùy thuộc vào cách khách hàng kết nối với doanh nghiệp, bạn có thể có nhiều hoặc ít dữ liệu về khách hàng, tuy nhiên, điều quan trọng ở đây không phải là ít hay nhiều mà là phù hợp, bạn cần sử dụng thông tin một cách có chủ đích để hiểu về giá trị của khách hàng.
3.2 Hiểu rõ về lợi ích của sản phẩm
Bước tiếp theo là tìm hiểu động cơ của người tiêu dùng đằng sau việc mua sản phẩm bằng cách nói chuyện trực tiếp với khách hàng, yêu cầu lời chứng thực và nghiên cứu sâu về đối thủ cạnh tranh để hiểu sự khác biệt giữa các sản phẩm.
Doanh nghiệp phải hiểu rõ các lợi ích, chứ không phải tính năng. Các tính năng chỉ là đặc điểm sản phẩm còn lợi ích của sản phẩm là những lợi thế mà sản phẩm mang lại cho khách hàng. Đặc biệt, phải hiểu cách sản phẩm đáp ứng các nhu cầu cụ thể của thị trường mục tiêu.
3.3 Xác định năng lực cạnh tranh
Khi đã có thể hiểu ai đang mua sản phẩm/dịch vụ của mình và họ có những đặc điểm nhận dạng nào, doanh nghiệp phải tiếp tục xem xét đến yếu tố cạnh tranh, tức là các đối thủ. Điều doanh nghiệp cần làm chính là xác định xem doanh nghiệp có khả năng đáp ứng tốt hơn kỳ vọng của các nhóm khách hàng mục tiêu đã định ra hay không.
Một số yếu tố giúp bạn có thể xem xét bao gồm:
- Đối thủ cạnh tranh của bạn có đang theo đuổi cùng phân khúc thị trường mục tiêu hay Target Market Segment hay không? Những gì các đối thủ đang hướng tới là gì?
- Họ có đang tiếp cận các Target Market mà bạn chưa từng nghĩ đến hay không?
- Họ đang định vị thương hiệu của họ như thế nào trên thị trường?
3.4 Xác định đối tượng mục tiêu (Target Audience)
Sau khi có được các thông tin về đặc điểm và sở thích của đối tượng mục tiêu, hãy xác định rõ đối tượng khách hàng – nền tảng của thị trường mục tiêu, thông qua phân khúc thị trường. Cụ thể là phân chia khách hàng thành các nhóm hoặc phân khúc khác nhau, dựa trên các đặc điểm chung như: tuổi tác, giới tính, vị trí, mức thu nhập, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân/gia đình, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo,…
3.5 Xây dựng bản tuyên ngôn định vị thị trường mục tiêu (Target Market Statement)
Bạn nên xây dựng một tuyên ngôn đơn giản và rõ ràng về thương hiệu của mình ngay khi hiểu rõ về nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Xác định tuyên ngôn về thị trường mục tiêu là bước đầu tiên trong việc tạo ra một bản tuyên ngôn về định vị thương hiệu (Brand Positioning Statement).
Khi xây dựng các bản tuyên ngôn về Target Market hay thị trường mục tiêu của thương hiệu, hãy cố gắng kết hợp các đặc điểm nhân khẩu học và hành vi quan trọng nhất của các đối tượng mục tiêu có trong phân khúc.
3.6 Đánh giá quyết định của bạn
Khi bạn đã quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu (Target Market) , hãy xem xét qua các câu hỏi sau để thêm phần chắc chắn với quyết định của mình:
- Có đủ người phù hợp với tiêu chí của bạn không?
- Khách hàng mục tiêu có thật sự cần sản phẩm/ dịch vụ của bạn không?
- Làm thế nào để khiến khách hàng mục tiêu đưa ra quyết định mua hàng?
- Khách hàng ấy có khả năng chi trả cho sản phẩm / dịch vụ của bạn không?
- Liệu thông điệp bạn đưa ra có tới gần hơn với khách hàng mục tiêu?
Đôi khi, bạn cũng có thể chọn nhiều hơn một thị trường mục tiêu nếu cảm thấy đó là một lựa chọn thích hợp, điều quan trọng là bạn phải cân nhắc xem mỗi thị trường có nên có những thông điệp khác nhau hay không. Nếu quá trình lựa chọn và lọc thị trường mục tiêu thành công, bạn sẽ dễ dàng biết được nên tiếp cận khách hàng của mình thông qua kênh truyền thông nào và nên truyền tải thông điệp marketing nào đến những vị khách ấy.
4. Một số cách phân loại thị trường mục tiêu
4.1 Phân loại theo nhân khẩu học (Demographic)
Nhóm nhân khẩu học dựa trên các yếu tố sau:
- Giới tính
- Tuổi tác
- Mức thu nhập
- Tình trạng hôn nhân
- Trình độ học vấn
- Sắc tộc
- Tôn giáo
Phân khúc nhân khẩu học thường là tiêu chí quan trọng nhất để xác định Target Market. Bất kì doanh nghiệp nào cũng cần có kiến thức tổng quát về thông tin nhân khẩu học. Xác định nhân khẩu học càng cụ thể, càng giúp doanh nghiệp có được cái nhìn giống hơn về nhóm đối tượng họ muốn theo đuổi.
4.2 Phân loại theo vị trí địa lý (Geographic)
Phân khúc địa lý liên quan đến việc phân đoạn thị trường dựa trên vị trí địa lý. Tùy thuộc vào phạm vi kinh doanh mà bạn có thể phân chia khu vực theo các yếu tố sau:
- Khu vực lân cận
- Mã bưu điện hoặc mã ZIP
- Mã vùng
- Thành phố
- Tỉnh/ Huyện
- Khu vực
- Quốc gia (nếu doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp quốc tế)
Phân khúc địa lý dựa trên tiền đề rằng người tiêu dùng trong mỗi khu vực địa lý cụ thể có thể có nhu cầu sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Ví dụ, một dịch vụ chăm sóc cỏ thường tập trung các chiến lược tiếp thị của mình vào một thị trấn hoặc phân khu có nhiều phần trăm cư dân người lớn tuổi.
4.3 Phân loại theo hành vi tâm lý (Psychographic)
Phân khúc tâm lý phân đoạn thị trường mục tiêu dựa trên tầng lớp kinh tế xã hội hoặc phong cách sống của người tiêu dùng. Phân loại phong cách sống dựa trên những giá trị, niềm tin, sở thích và những thứ tương tự của người dùng. Người dân thành thị tất nhiên sẽ có lối sống khác biệt với người dân ở nông thôn hoặc ngoại ô, những người yêu thú cưng hoặc những người quan tâm đến các vấn đề môi trường.
Phân khúc tâm lý dựa trên tiền đề rằng những lựa chọn mà mọi người tiêu dùng đưa ra trong quá trình mua bán hàng hóa và dịch vụ phản ánh sở thích lối sống hoặc tầng lớp kinh tế xã hội của họ.
5. Ví dụ về Target Market của các doanh nghiệp
5.1 McDonald’s
Theo ghi nhận từ QSR 50 của tạp chí QSR năm 2017, McDonald’s là chuỗi thức ăn nhanh dẫn đầu về doanh số tại Mỹ. Đây cũng là một trong những doanh nghiệp thành công nhất trong việc lựa chọn Target Market!
Cụ thể sản phẩm họ bán ra chủ yếu nhắm vào đối tượng khách hàng là trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và những gia đình trẻ sống ở thành thị bằng cách:
- Tạo ra những khu vui chơi ngay tại nhà hàng
- Cung cấp thêm dịch vụ tổ chức tiệc tùng, thẻ Arch (thẻ rút tiền có thể nạp lại)
- Wifi miễn phí
- Các chương trình khuyến mãi đặc biệt
- Các chiến dịch quảng cáo thông minh
Chính nhờ các chiến lược quảng cáo khôn ngoan hướng trực tiếp đến khách hàng mục tiêu và phần giá cả hợp lý, năm 2015, McDonald nắm trong tay 17% thị phần thức ăn nhanh ở Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, qua đến năm 2016, thế hệ millennials chiếm đại đa số thành phần lao động Hoa Kỳ, lấn át cả thế hệ baby boomers. Lúc này, doanh số McDonald’s bắt đầu có dấu hiệu suy giảm do thực đơn họ cung cấp dường như chẳng mấy thu hút thế hệ millennials.
5.2 Lima Cakes
Sona Karapetyan sử dụng tầm nhìn nghệ thuật của mình để tạo ra những chiếc bánh. Trong mục giới thiệu trên trang web, Sona nói rằng “luôn thử nghiệm nghệ thuật đồ họa và thiết kế” và Khi Sona quyết định bắt tay vào hành trình nghệ thuật làm bánh, cô đã thử nghiệm các kết cấu, hình dạng và yếu tố kiến trúc khác nhau để tạo ra một ngôn ngữ thiết kế độc đáo. Đồng thời khẳng định rằng mỗi chiếc bánh cô làm ra là duy nhất.
Trang web được thiết kế với gam màu trung tính và kiểu mẫu thời thượng cho thấy thị trường mục tiêu của cô là những người trưởng thành, đánh giá cao nghệ thuật. Trên trang web cũng có hình ảnh những chiếc bánh cô làm ra, thể hiện rõ kỹ năng với khách hàng tiềm năng.
Giá cả của những chiếc bánh làm theo yêu cầu sẽ tỷ lệ thuận với công sức bỏ ra. Những chi tiết này cho thấy có vẻ cô ấy nhắm đến nhóm người có học thức, lớn tuổi, giàu có với sự am hiểu về nghệ thuật và thiết kế hiện đại.
5.3 Amanda Darby
Chuyên gia dinh dưỡng Amanda Darby thu hút thị trường mục tiêu của mình bằng cách nhắm đến những người có xu hướng lựa chọn thực phẩm và chế độ ăn kiêng lành mạnh hơn. Để làm được điều này, Amanda đã tạo một trang web với mục đích tạo dựng cảm giác vui vẻ và nâng cao vị thế cá nhân về thực phẩm. Phông nền sáng sủa, thoáng mát cùng với những hình ảnh tươi vui khi nấu nướng và thưởng thức càng thể hiện rõ rằng đối tượng mà cô hướng đến là những người đang tìm kiếm một lối sống khỏe mạnh, thư thái.
Trên trang chủ của mình, Amanda nói về gợi ý hướng dẫn chế độ dinh dưỡng: “Bạn sẽ là một người mẹ yêu thức ăn, cơ thể của mình và biết cuộc sống không hoàn hảo, nhưng sẽ sống cuộc sống vui vẻ hiện tại so với việc chờ đợi một cuộc sống hạnh phúc khi đạt được cân nặng mục tiêu.”
Bằng cách trực tiếp giải quyết các mối quan tâm của thị trường mục tiêu, Amanda giúp người xem cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu. Điều này giúp cho khách hàng tiềm năng có thêm niềm tin vào thương hiệu và thuyết phục được rằng cô ấy là huấn luyện viên phù hợp với nhu cầu của họ.
6. Kết luận
Trên đây là tất cả những kiến thức về khái niệm “Target Market là gì?” và những cách để doanh nghiệp có thể xác định nó một cách cụ thể. Mong rằng những kiến thức Ngáo Content chia sẻ sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề này và có thể áp dụng cho doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!
Nguồn: Ngáo Content
Có thể bạn quan tâm: