Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, giao dịch thương mại điện tử (E-commerce) là một trong những phương thức không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp. Hình thức E-commerce đang dần được nhắc đến nhiều hơn trên các diễn đàn thương mại. Vậy E-commerce là gì? Cùng Ngáo Content tìm hiểu tổng quan e-commerce nhé!
MỤC LỤC
1. Ecommerce là gì?
Thương mại điện tử (e commerce) đơn giản là một không gian online nơi các hoạt động mua bán giữa nhà bán hàng và người tiêu dùng được diễn ra.
Nền tảng dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử, các hệ thống quản lý hàng tồn kho và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu.

2. Lợi ích của thương mại điện tử
Lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp
Thương mại điện tử đem lại nhiều cơ hội cho các nhà bán hàng nhỏ lẻ và cả doanh nghiệp lớn để tối ưu doanh thu:
- Mở rộng quy mô tiếp cận khách hàng và tăng cường trải nghiệm cho khách hàng.
- Tiết kiệm đầu tư vào mặt bằng, nhân viên và cơ sở vật chất, giúp tăng lợi thế cạnh tranh về giá và cơ hội gia tăng thị phần đáng kể.
- Giảm thiểu tối đa chi phí nhờ sử dụng hoàn toàn hệ thống vận hành của sàn từ quản lý kho đến thanh toán, vận chuyển.
- Có cơ hội mở rộng thương hiệu qua các sự kiện, chương trình khuyến mãi từ sàn e commerce thu hút lượng lớn người tiêu dùng.

Lợi ích của thương mại điện tử đối với người tiêu dùng
Đối với người tiêu dùng, dịch vụ E Commerce sẽ giúp họ:
- Xem chi tiết từng thông số, hình ảnh về sản phẩm qua gian hàng online và chốt đơn ngay tại nhà với chiếc điện thoại, máy tính có Internet.
- Có thể thoải mái lựa chọn các mặt hàng, sản phẩm, so sánh giá cả giữa các nơi.
- Mua sắm không giới hạn thời gian và vị trí cửa hàng.
- Có shipper vận chuyển hàng hóa đến tận nhà.

3. Hạn chế của thương mại điện tử
- Nhà bán hàng gặp nhiều khó khăn mỗi khi có sự thay đổi về chính sách hay thay đổi về mức phí, % hoa hồng… khiến cho lợi nhuận bị ảnh hưởng.
- Cần thời gian và nỗ lực để xây dựng niềm tin với khách hàng vì định kiến “lừa đảo qua mua hàng online”.
- Nếu bạn là nhà bán hàng nhỏ lẻ, không có đăng ký thương hiệu và không được chứng nhận là “cửa hàng chính hãng” (các chương trình lazada mall, shopee mall) sẽ bị hạn chế tiếp cận khách hàng, và khó khăn hơn khi ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn tham gia.
- Yêu cầu về kỹ thuật đối với người bán để vận hành store trên thương mại điện tử.

4. Các hình thức kinh doanh trong thương mại điện tử
Thương mại điện tử (e commerce) là nơi tập trung rất nhiều mô hình kinh doanh khác nhau vì nền tảng có thể đáp ứng rất tốt các quy trình quan trọng trong kinh doanh như hệ thống app mua hàng, hình thức thanh toán, vận chuyển…
Các 3 mô hình chính trong thị trường thương mại điện tử chính Việt Nam là:
- B2B (Business to Business): là mô hình mua bán trao đổi giữa các doanh nghiệp với nhau, hoặc là giữa nhà sản xuất với đại lý, nhà bán lẻ.
- B2C (Business to Customer): là mô hình mua bán giữa nhà bán hàng và người tiêu dùng. Khi bạn là doanh nghiệp bán hàng (có đầy đủ giấy tờ, chứng từ đăng ký) trên sàn bạn sẽ nhận được nhiều quyền lợi và ưu tiên hơn.
- C2C (Consumer To Consumer): là mô hình người tiêu dùng với người tiêu dùng là loại hình thương mại điện tử bao gồm tất cả các loại giao dịch trao đổi hàng hóa hay dịch vụ người tiêu dùng với nhau, những loại giao dịch này thực hiện thông qua một đơn vị thứ 3 – các sàn giao dịch trực tuyến giúp cho các giao dịch diễn ra.

5. Xu hướng Shoppertainment & Social E-commerce
Xu hướng Shoppertainment
Shoppertainment là xu hướng mua sắm kết hợp giải trí khi khách hàng không chỉ mua hàng đơn thuần mà còn tham gia tương tác trực tiếp với nhà bán hàng. Dự đoán đây sẽ là xu hướng thống lĩnh thị trường, đặc biệt trong bối cảnh các video ngắn lên ngôi.
Nghiên cứu từ TikTok cho thấy 43% khách hàng thích thú với việc mua sắm kết hợp giải trí này, vì thế mà Shoppertainment có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu đáng kể, điển hình là Taobao đã tăng trưởng 150% doanh thu nhờ Shopper entertainment.
Xu hướng Social Commerce
Social Commerce là quá trình doanh nghiệp truyền thông và bán sản phẩm đến khách hàng tiềm năng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo và Instagram,… Đây là sự kết hợp giữa Social media (Mạng xã hội) và E-Commerce (Thương mại điện tử).
Social Commerce giúp thương hiệu tạo ra những trải nghiệm thương mại đồng nhất và trực tiếp trong các kênh mạng xã hội. Thay vì chuyển hướng người dùng sang nơi khác (ví dụ: đến website), người dùng có thể cân nhắc và mua hàng ngay các kênh mạng xã hội.
6. Lời kết
E-commerce đang dần trở thành xu hướng khi các doanh nghiệp từ nhỏ đến “ông lớn” đều đua nhau lên sàn. Ngáo Content hy vọng bài viết đã giúp các bạn có cái nhìn cụ thể về e-commerce là gì và tổng quan e-commerce cho người mới bắt đầu.
Nguồn: Ngáo Content
Có thể bạn quan tâm:
Cách đăng ký Affiliate với shopee – Kiếm tiền bằng hình thức tiếp thị liên kết hiệu quả
Kinh doanh online là gì? Sơ đồ kinh doanh online cho người mới bắt đầu
TikTok Shop là gì? Hướng dẫn bán hàng trên TikTok Shop từ A – Z
TƯ VẤN MARKETING ONLINE:
Dịch vụ viết Content chuẩn SEO
Dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO trọn gói
Dịch vụ thiết kế Landing page chuẩn SEO
Phần mềm marketing online
Khóa học Content Marketing đa kênh
Dịch vụ chăm sóc website, fanpage theo tháng
…
Liên hệ ngay để được tư vấn cụ thể: 0767 5555 98 (Ms. Tâm)