MỤC LỤC
Franchise là gì? Các hình thức nhượng quyền thương hiệu phổ biến hiện nay
Franchise là một thuật ngữ khá mới. Bài viết này Ngáo sẽ chia sẻ một vài tips kiến thức về Franchise và các hình thức nhượng quyền kinh doanh đang phổ biến năm 2020.
Franchise là gì?
- Bên nhượng quyền gọi là Franchisor. Nhiệm vụ của franchisor là cung cấp đúng và đủ, hỗ trợ cho thành viên gia nhập hệ thống đó.
- Bên nhận nhượng quyền gọi là franchisee. Franchisee cần cam kết thực hiện theo đúng khuôn mẫu, cũng như những tiêu chuẩn của Franchisor. Từ những cách trang trí đến nội dung hàng hóa, dịch vụ, giá cả… đều phải tuân thủ khuôn mẫu và tiêu chuẩn nghiêm ngặt.
Các hình thức nhượng quyền phổ biến
Full Business format franchise- Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện
Full Business format franchise là hình thức nhượng quyền “trọn gói”. Bên nhận nhượng quyền sẽ có các hợp đồng ký thời hạn từ 5 đến 30 năm tùy theo tiềm lực công ty và chi phí có thể bỏ ra.
Nội dung nhượng quyền trọn gói gồm:
- Hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình vận hàng được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn & hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo)
- Bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh
- Hệ thống thương hiệu
- Sản phẩm/dịch vụ.
Bên nhận nhượng quyền sẽ chịu hai khoản phí sau đây:
- Phí hoạt động
- Phí nhượng quyền ban đầu
Non-business format franchise- Nhượng quyền không hoàn toàn
Mục đích của non-business format franchise là để tăng độ bao phủ của thương hiệu. Bên nhận nhượng quyền sẽ được phép hoạt động một mảng của bên nhượng quyền. Đặc biệt, bên nhượng quyền không được phép can thiệp quá sâu và hoạt động của bên nhận nhượng quyền. Mảng đó có thể là:
- Sản phẩm/ dịch vụ
- Công thức
- Hình ảnh thương hiệu
- …
Management franchise- Nhượng quyền có quản lý
Hình thức management franchise thường được áp dụng tại các chuỗi F&B lớn hay các chuỗi nhà hàng – khách sạn. Ngoài việc cung cấp hình thức kinh doanh và thương hiệu thì bên nhượng quyền đồng thời cũng cung cấp người quản lý và điều hành cho bên nhận nhượng quyền nhằm giúp việc giám sát cũng như vận hành kinh doanh dễ dàng hơn.
Equity franchise-Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn
Đối với hình thức equity franchise, bên nhượng quyền cũng sẽ đầu tư một số nhỏ tiền vào công ty nhận nhượng quyền. Điều này giúp bên nhượng quyền có tiếng nói trong việc kinh doanh của bên nhận nhượng quyền, tìm hiểu được thêm về thị trường mình mới thâm nhập.
Tại sao nên nhượng quyền trong kinh doanh
Nhượng quyền là hình thức giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp luôn mong muốn sẽ mở rộng quy mô hệ thống thì nên nhượng quyền. Đồng thời, việc nhượng quyền so với việc mở một cửa hàng mới hoàn toàn chênh lệch. Hãy tiết kiệm chi phí tối đa nhất có thể là cách đầu tư thông minh.
>>Hướng dẫn lập chiến lược kinh doanh quán ăn, nhà hàng nhỏ từ A-Z
Một số câu chuyện nhượng quyền trong kinh doanh
Câu chuyện của HEFKCHA – HEEKCAA – Royaltea
- Theo những thông tin lan truyền trên mạng, ba thương hiệu này đều là “anh em” trong một công ty mẹ ở Trung Quốc.
- Sau này, HEFKCHA tách ra và phát triển thương hiệu riêng. Royaltea, HEEKCAA sau một quá trình phát triển được tóm lại thành tên gọi HEYTEA. Và ở Trung Quốc, hiện chỉ tồn tại duy nhất thương hiệu HEYTEA.
- Nhưng ở Việt Nam, HEFKCHA, HEEKCAA, Royaltea cùng tồn tại và sắp tới đây là HEYTEA cũng sẽ có mặt, khiến các “tín đồ trà sữa” cảm thấy khá hoang mang.
Nhiều người đặt ra câu hỏi phải chăng chính những người Việt mua franchise (nhượng quyền thương hiệu – PV) cũng không nắm được rõ?
Trao đổi về vấn đề này, chị Vũ Thị Diệu Linh – Master franchise và phụ trách vận hành thương hiệu Ding Tea tại Hà Nội cho biết:
“Câu chuyện thương hiệu gần giống nhau xảy ra khắp mọi nơi trên thế giới, không chỉ riêng Việt Nam hay Trung Quốc. Thực hư sự việc của mỗi thương hiệu như thế nào thì chỉ người trong cuộc hoặc là những người đã vấp phải mới có thể hiểu rõ. Do đó việc người mua franchise không nắm được hết sự tình cũng có thể xảy ra nếu như họ không tìm hiểu thật kỹ lưỡng về đối tác sở hữu thương hiệu”.
Anh X. (nhân vật đề nghị giấu tên) – chủ một chuỗi cửa hàng trà sữa đang rất được yêu thích tại Sài Gòn lại bày tỏ ý kiến khác:
“Tôi cho rằng khả năng này có nhưng không cao! Khả năng cao hơn là chính những người làm các thương hiệu dễ gây nhầm lẫn tại Việt Nam “biết mà làm ngơ” thậm chí, còn mua quảng cáo để tuyên truyền những thông tin không chính xác, nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh, che mắt người tiêu dùng. Như có những bài báo trước đó từng đưa tin khẳng định những thương hiệu đó bắt nguồn chính hãng, sánh ngang với một số thương hiệu lớn ở Mỹ. Chưa kể các đơn vị này có những chiến lược truyền thông bài bản để truyền tải những thông tin sai lệch như trên đến người tiêu dùng”.
Anh X. cũng cho biết, tình trạng các thương hiệu “na ná” nhau cũng thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc và gây nhiều tranh cãi. (Ảnh minh họa anh X. cung cấp)
Câu chuyện nhượng quyền Burger King
Thu Ngann- Tổng hợp & Edit