Một trong những thuật ngữ Marketing vô cùng phổ biến và tác động lớn đến sự thành bại của hầu hết doanh nghiệp đó chính là Unique Selling Point. Tuy nhiên, vẫn còn rất ít người hiểu đầy đủ Unique Selling Point là gì cũng như cách để tạo ra một Unique Selling Point hiệu quả nhất. Nếu bạn đang ở “thế bí” thì đừng bỏ qua những thông tin bổ ích sắp được bật mí.
MỤC LỤC
Unique Selling Point là gì?
Bạn vẫn thường xuyên nghe những nhà kinh doanh đề cập đến 3 từ “điểm khác biệt” và nhấn mạnh về tầm quan trọng của điểm khác biệt. Trong tiếng Anh, 3 từ này lại được gói gọn trong 3 từ khác: Unique Selling Point.
Unique Selling Point hay USP – viết tắt có thể tạm dịch là điểm bán hàng độc nhất. Nhờ điểm này mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn mới được phân biệt rõ ràng với sản phẩm, dịch vụ của đối thủ. Khác biệt có thể đến từ:
- Chi phí thấp nhất.
- Chất lượng cao nhất.
- Sản phẩm, dịch vụ xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường.
- Chính sách bảo hành và chăm sóc khách hàng tốt chưa từng có.
- …
Nói cách khác, Unique Selling Point chính là cái mà bạn có nhưng đối thủ thì lại không. Không hề quá khi ví Unique Selling Point như một công cụ tiếp thị tuyệt vời để khẳng định về vị thế của sản phẩm, dịch vụ cũng như cải thiện hiệu quả bán sản phẩm, dịch vụ.
Xem thêm: Insight khách hàng là gì? Hướng dẫn cách tìm insight khách hàng hiệu quả
Ví dụ về Unique Selling Point của một vài thương hiệu nổi tiếng
Vậy là bài viết đã vừa giúp bạn giải đáp câu hỏi: “Thuật ngữ Unique Selling Point là gì?”. Trong cuộc sống thường ngày, bạn đã bắt gặp Unique Selling Point của rất nhiều thương hiệu khác nhau nhưng lại nghĩ rằng đó chỉ là câu khẩu hiệu bình thường.
Ngay sau đây, mời bạn cùng bài viết điểm qua Unique Selling Point nổi tiếng đến từ những thương hiệu lớn trên thế giới. Mong rằng bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng hay để nghiên cứu, tạo ra điểm khác biệt cho sản phẩm của mình.
- M & Ms: “Socola sữa tan chảy trong miệng bạn, không phải trong tay bạn”. M & Ms muốn nhấn mạnh với khách hàng rằng vỏ kẹo luôn giữ cho phần socola ở trong không bị chảy ra và làm dơ tay của khách.
- Domino’s Pizza: “Bạn sẽ nhận được bánh pizza nóng hổi giao tận nơi chỉ trong 30 phút hoặc ít hơn, nếu không thì bạn sẽ nhận nó miễn phí”. Thương hiệu này cam kết luôn giao bánh nhanh chóng cho khách.
- De Beers: “Kim cương sẽ tồn tại mãi mãi”, De Beers muốn nhấn mạnh rằng kim cương gần như không thể phá vỡ, nó sẽ tồn tại mãi và tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu.
Hiện nay, tồn tại một thực tế đáng buồn là rất nhiều doanh nghiệp đã tìm ra Unique Selling Point ấn tượng nhưng lại chưa thể truyền đạt đến khách hàng hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân gây ra điều này và một trong số đó chính là yếu kém về Content Marketing.
Bằng cách thể hiện những nội dung hấp dẫn, có giá trị dưới nhiều hình thức khác nhau, Content marketing sẽ giúp bạn làm nổi bật những điểm mạnh và sự khác biệt của sản phẩm hay dịch vụ, cung cấp thông tin quan trọng và tạo niềm tin cho khách hàng.
Khóa học Content Marketing Foundation A – Z của Ngáo Content là “phao cứu sinh” dành cho bạn. Bạn sẽ được hướng chi tiết về cách để tạo nội dung đa nền tảng, cách lập kế hoạch nội dung cho từng kênh và cách viết sao cho chạm được cảm xúc nơi người đọc.
Unique Selling Point mang lại những lợi ích nào?
Trong tất cả hình thức quảng cáo và tiếp thị từ online đến offline, bạn luôn có thể chèn Unique Selling Point để làm nổi bật sự khác biệt của sản phẩm, dịch vụ. Lý do là vì Unique Selling Point mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời, điển hình hơn cả là:
Giúp doanh nghiệp từng bước chiếm được lòng tin của khách hàng
Unique Selling Point luôn cố gắng truyền đạt đến khách hàng một cách ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu về những điểm độc đáo của sản phẩm hay dịch vụ. Vì vậy, khách hàng cũng nắm bắt được đầy đủ thông tin nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Phần lớn khách hàng đều cảm thấy tin tưởng vào những doanh nghiệp minh bạch trong việc truyền đạt thông tin. Việc đưa ra Unique Selling Point cụ thể lại càng khiến khách hàng có thiện cảm và sẵn lòng mua hàng.
Giúp khách hàng có thêm thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ
Unique Selling Point giữ vai trò như một lời quảng cáo tích cực về tiềm năng phát triển của bạn so với đối thủ. Điều đó giúp bạn càng lúc càng trở nên nổi bật hơn trong đám đông, khách hàng cũng dễ nhớ và nhận biết bạn.
Bên cạnh đó, Unique Selling Point liên quan trực tiếp đến sản phẩm và dịch vụ nên khách hàng có thể nhận biết, đánh giá chất lượng và giá trị mà doanh nghiệp của bạn muốn mang đến họ. Từ đó, họ sẽ biết sản phẩm hay dịch vụ có khả năng đáp ứng, giải quyết vấn đề mà họ đang gặp phải hay không.
Giúp doanh nghiệp nhanh chóng vươn lên dẫn đầu thị trường
Như đã chia sẻ trước đó, chỉ khi sản phẩm hay dịch vụ có điểm khác biệt thì doanh nghiệp mới không giống đối thủ cạnh tranh, tạo ra ấn tượng đậm nét trong tâm trí của khách hàng. Đây chính là bước đệm vững chắc giúp doanh nghiệp của bạn:
- Thu hút và giữ chân khách hàng, đánh bại đối thủ trong cuộc chiến.
- Hướng doanh nghiệp dành sự tập trung vào nhóm khách hàng cụ thể.
- Thúc đẩy khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Đem đến cảm giác hài lòng và trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng để biến họ thành khách hàng trung thành, quay lại mua sắm nhiều lần.
Thuật ngữ Key Selling Point là gì và khác Unique Selling Point ra sao?
Unique Selling Point và Key Selling Point là 2 thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong Marketing. Nhưng 2 thuật ngữ này thường bị nhầm lẫn với nhau, bài viết sẽ giúp bạn phân biệt một cách dễ dàng hơn.
Key Selling Point | Unique Selling Point | |
---|---|---|
Khái niệm | Viết tắt: KSP là một cụm từ dùng để chỉ về điểm mạnh, điểm nổi bật và quan trọng nhất của sản phẩm hay dịch vụ. | Viết tắt: USP là một cụm từ dùng để chỉ điểm khác biệt độc đáo của sản phẩm hay dịch vụ so với đối thủ trên thị trường. |
Đặc điểm | KSP tập trung vào việc nêu bật về những lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ mang lại cho khách hàng. Doanh nghiệp sẽ dùng KSP để làm thông điệp quảng cáo chủ đạo. | USP lại là một yếu tố đặc trưng của sản phẩm hay dịch vụ không thể nào tìm thấy ở sản phẩm hay dịch vụ tương tự, nó giúp sản phẩm hay dịch vụ trở nên độc nhất vô nhị. |
KSP sẽ tập trung vào những đặc điểm sản phẩm hay dịch vụ có thể gây ấn tượng, hấp dẫn khách hàng hơn so với những sản phẩm, dịch vụ tương tự ở trên thị trường. Qua đó, thuyết phục khách hàng mua sắm hàng hóa. | USP tạo ra sự lợi thế cạnh tranh, thu hút sự chú ý của khách hàng mới thay chứ không chỉ dừng lại ở việc giúp khách hàng nhận biết sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu. | |
Thường có sự ổn định, ít có sự thay đổi nhiều. | Có sự thay đổi tùy vào yếu tố thời gian, thị trường. | |
Giúp doanh số bán dịch vụ, sản phẩm gia tăng đáng kể. | Giúp xây dựng cho doanh nghiệp một hình ảnh đáng tin cậy, xứng đáng để nhận được sự lựa chọn từ đông đảo khách hàng. |
Những dấu hiệu giúp doanh nghiệp nhận biết một USP lý tưởng
Không phải mọi cá nhân, tổ chức vừa “dấn thân” vào con đường kinh doanh đều biết cách để tạo ra một Unique Selling Point thật sự chất lượng. Bạn kinh doanh ở bất kỳ ngành nghề gì, quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì Unique Selling Point cũng chỉ được coi là lý tưởng và thành công nếu:
- Có tính độc đáo và thú vị.
- Có tính “dụ dỗ” khiến khách hàng bị “mê hoặc”.
- Có khả năng tạo ra cảm giác phấn chấn ngay lập tức cho khách hàng.
- Có tính khó bắt chước để đối thủ cạnh tranh không thể “nhái lại”.
Quy trình giúp doanh nghiệp tạo được một USP “hạ gục” khách hàng
Tạo ra một Unique Selling Point ấn tượng không phải là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi ở bạn thái độ nghiên cứu nghiêm túc về sản phẩm và đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó còn là sự am hiểu về khách hàng, tư duy sáng tạo cùng khả năng tìm ra điểm độc đáo của sản phẩm, dịch vụ.
Nếu bạn tự tin rằng mình đã đáp ứng đủ những yêu cầu trên thì hãy bắt đầu ngay quá trình tạo ra Unique Selling Point với 4 bước sau đây:
“Săm soi” thật kỹ về nhu cầu của khách hàng
Đầu tiên, bạn cần tìm ra đáp án cho câu hỏi đâu là điểm sẽ khiến khách hàng đánh giá cao về sản phẩm, dịch vụ của bạn hoặc đối thủ. Đó là cơ sở giúp bạn biết chính xác khách hàng quyết định mua sắm sản phẩm, dịch vụ do đâu.
Ngoài việc tự tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng thì bạn cũng nên tham vấn ý kiến của một vài người có kiến thức sâu rộng trong ngành hàng. Hoặc tiến hành đối thoại trực tiếp với nhân viên bán hàng, chăm sóc khách hàng và khách hàng nhằm thu về những thông tin có giá trị.
Phải hiểu đối thủ như hiểu chính mình
“Biết địch biết ta” mới giúp bạn tạo ra lợi thế cạnh tranh để đánh bại đối thủ một cách hoàn hảo. Để làm được điều này thì bạn cần nghiêm túc tìm hiểu:
- Website của đối thủ.
- Phương thức kinh doanh đối thủ đang áp dụng.
- Cách thức đối thủ chăm sóc khách hàng.
- Phân tích Unique Selling Point của đối thủ.
- Nghiên cứu về cách đối thủ đã tạo ra Unique Selling Point.
- …
Thấu hiểu về động cơ và hành vi mua hàng của khách
Vậy bước tiếp theo trong quy trình xây dựng Unique Selling Point là gì? Đó là nắm bắt chính xác động cơ và hành vi mua hàng của khách hàng. Bạn phải tiến hành bởi bước này sẽ giúp bạn:
- Phân biệt sản phẩm, dịch vụ của mình với đối thủ trên thị trường. Qua đó, tìm ra điểm riêng biệt trong sản phẩm, dịch vụ giúp điểm này trở nên hấp dẫn và lôi cuốn khách hàng hơn.
- Biết rõ những nhu cầu và mong muốn của khách hàng để dễ dàng tạo ra một Unique Selling Point phù hợp hơn với khách.
- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với khách hàng vì bạn đã nỗ lực thể hiện sự quan tâm và tôn trọng họ.
- Tăng cường hiệu quả kinh doanh nhờ tạo ra được những chiến lược bán hàng hiệu quả dựa trên sự thấu hiểu khách hàng, xây dựng Unique Selling Point phù hợp với nhu cầu, mong muốn của khách.
Luôn bảo vệ và tiếp tục phát triển Unique Selling Point
Khi sản phẩm hay dịch vụ đã có một Unique Selling Point ấn tượng, nhiệm vụ quan trọng tiếp theo của bạn đó chính là bảo vệ Unique Selling Point. Đối thủ cạnh tranh trên thị trường sẽ luôn tìm mọi cách để “hạ gục” bạn:
- Bạn xây dựng website đẹp thì đối thủ sẽ cố gắng thiết kế đẹp hơn.
- Bạn thêm tính năng mới cho sản phẩm, đối thủ cũng nhanh chóng có.
- …
Từ những dẫn chứng trên, bạn hãy nhớ rằng cần bảo vệ và tiếp tục phát triển Unique Selling Point ngày càng tốt hơn. Đồng thời:
- Tăng cường quảng bá Unique Selling Point đến đông đảo khách hàng.
- Nghiên cứu để tạo thêm những Unique Selling Point mới khiến đối thủ không thể bắt kịp.
Kết luận
Bất kể nhà quản trị hoặc người làm Marketing nào cũng phải hiểu rõ thuật ngữ Unique Selling Point là gì. Mong rằng với những thông tin mà bài viết vừa chia sẻ, bạn đã biết cách để tạo ra điểm bán hàng độc nhất giúp doanh nghiệp “nổi bần bật” giữa hàng nghìn đối thủ. Nhờ vậy, doanh nghiệp mới có được lợi thế cạnh tranh tuyệt vời trong hoạt động Marketing.
Nguồn: Ngáo Content
Có thể bạn quan tâm:
Phân tích đối thủ cạnh tranh – Bí quyết giúp bạn kinh doanh hiệu quả
Bảng khảo sát insight là gì? Cách để xây dựng bảng khảo sát chuẩn xác
Insight khách hàng là gì? Hướng dẫn cách tìm insight khách hàng hiệu quả
Very interesting topic, regards for putting up. Travel guide