Khách hàng trong mỗi thị trường đều có những nhu cầu,mong muốn khác nhau. Chính vì vậy, khi marketer nhìn vào bức tranh thị trường tổng thể thì cần phải phân tích để tìm ra một khoảng trống, một phân khúc mà nhãn hàng nên lựa chọn để tiếp cận các khách hàng của mình. Bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về phân khúc khách hàng là gì nhé!
Phân khúc khách hàng là gì?
Phân khúc khách hàng (PKKH) là quá trình phân tích để chia khách hàng thành các nhóm nhỏ trong đối tượng mục tiêu. Đặc điểm chung cần phân tích của các nhóm nhỏ là sở thích, hành vi, giới tính, tuổi tác, vị trí địa lý, nhu cầu… Quá trình PKKH sẽ giúp bộ phận marketing dễ dàng điều chỉnh, cá nhân hóa các chiến dịch bán hàng để đáp ứng nhu cầu của từng nhóm, giúp mang lại kết quả kinh doanh tích cực và phục vụ khách hàng tốt hơn.
Tại sao phân khúc khách hàng quan trọng?
Trong cuốn sách “this is marketing” – tác giả Seth Godin đã đề cập đến phân khúc như là một quy trình tiếp thị 5 bước và phân đoạn là một thành phần thuộc bước thứ 2.
Phân khúc khách hàng sẽ làm cho các chương trình tiếp thị của bạn tập trung được đúng mục tiêu (cá nhân hóa) hơn. Ngoài ra, nó còn cho phép bạn:
- Xác định đúng đối tượng mục tiêu.
- Tạo ra các chiến dịch quảng cáo đúng mục tiêu để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và tăng tỷ lệ khách quay lại qua việc cung cấp chính xác dịch vụ hậu mãi.
- Mang lại khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp, đẩy nhanh chu kỳ bán hàng
Chắc chắn rằng, khi khách hàng cảm thấy thông điệp doanh nghiệp đưa ra như để dành riêng cho mình, họ sẽ dễ dàng tiếp cận điều đó hơn.
Việc cá nhân hóa giúp mối quan hệ doanh nghiệp – khách hàng giao tiếp hiệu quả hơn. Khi xác định được điểm “mấu chốt” rồi, bạn hoàn toàn có thể đáp ứng cho khách hàng của mình.
Các hình thức phân khúc khách hàng
Dưới đây là 4 phân khúc cơ bản nhất, được dùng chủ yếu trong các ngành FMCG. Nhưng trên thực tế, các ngành khác nhau sẽ có cho mình các tệp khách hàng khác nhau. Trước tiên, chúng ta tìm hiểu 4 phân khúc sau:
- Phân khúc nhân khẩu học: Nhân khẩu học là hình thức phân khúc khách hàng đề cập đến những dữ liệu thống kê về một nhóm người. Những thông tin cần tìm hiểu là tuổi tác, giới tính, thu nhập, tình trạng hôn nhân, học vấn, dân tộc….
4 cách để tìm kiếm sở thích và target khách hàng chuẩn khi chạy Facebook ads
- Phân khúc tâm lý học: Với phân khúc này, ta sẽ phân loại khách hàng qua một số yếu liên quan đến tính cách của họ. Cụ thể như đặc điểm tính cách, giá trị sống, thái độ, sở thích, phong cách sống, niềm tin, động lực…. Các yếu tố tâm lý sẽ khó xác định hơn so với nhân khẩu học, vì phân khúc này không còn tập trung vào những con số mà phải có quá trình nghiên cứu, khám phá để đưa ra kết luận.
20 tâm lý học trong quảng cáo bạn cần biết để làm marketer giỏi
- Phân khúc hành vi: Phân khúc này cần doanh nghiệp phải đo lường, đánh giá từng hành động của khách hàng khi tương tác với họ. Nói ngắn gọn là tập trung trả lời câu hỏi khách hàng là ai? Các hành động cần quan tâm là: thói quen mua hàng, chi tiêu, tâm trạng người mua hàng, sự tương tác với thương hiệu…
Thế hệ Millennials là gì? Nghiên cứu tâm lý hành vi của thế hệ Y
- Phân khúc theo địa lý: Dạng phân khúc khách hàng này là đơn giản nhất, phân loại dựa trên địa lý, bao gồm: mã bưu chính, thành phố, quốc gia, thành thị – nông thôn…
Như đã nói ở trên, ngoài 4 dạng phân khúc cơ bản còn một vài dạng phân khúc khách hàng khác, như:
- Phân khúc doanh nghiệp: Dùng cho các công ty cần phân chia doanh nghiệp trong cùng một thị trường. Các dữ liệu cần xem xét gồm: ngành hàng, doanh thu, nhân viên, vị trí…
- Phân khúc theo thế hệ: Khách hàng sẽ được nhóm theo thế hệ, gồm thế hệ Z, thế hệ Z, thế hệ Millennials… Trong một thế hệ thì sẽ có chung hành vi, sở thích, tính cách và đặc điểm nhất định.
- Phân khúc theo mùa: Có thể kể đến các ngày lễ lớn như: Giáng sinh, Tết, 8/3… Cách này giúp các chiến dịch quảng cáo tác động lớn hành vi mua hàng nhằm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- Phân khúc mức độ tham gia: Khách hàng quen mua thường xuyên nên có phương pháp tiếp cận và chế độ hậu mãi khác với khách hàng mới mua lần đầu. Bạn có thể chia nhóm khách hàng theo mức độ tham gia và thiết kế chiến lược phù hợp với mỗi nhóm.
- Phân chia theo thiết bị sử dụng: Nhu cầu, hành vi của người dùng điện thoại di động khác với người dùng máy tính. Khi chiến dịch truyền thông của bạn tối ưu hóa được cho cả 2 loại thiết bị này thì người dùng sẽ thấy thân thiện và dễ tương tác hơn.
Kết hợp các chiến lược phân khúc khách hàng
Khi xây dựng phân khúc, bạn có thể kết hợp 2, 3 hoặc nhiều phương thức cùng một lúc để mở rộng phạm vi của mình. Đôi khi các PKKH có thể giao nhau theo một cách rất thú vị đấy, bạn đừng bỏ qua việc “thử” kết hợp nào nhé!
Tổng kết
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về phân khúc khách hàng và tầm quan trọng của nó trong các chiến dịch marketing giúp thúc đẩy kinh doanh của doanh nghiệp. Cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau nha!
Nguồn: Ngáo Content
Có thể bạn quan tâm:
Bài PR là gì? Hướng dẫn cách viết bài PR “hút hồn” khách hàng với 3 công thức “kinh điển”
Tổng hợp các mẫu content khai trương độc đáo thu hút khách hàng hiệu quả