Xác định mục tiêu phân phối hàng hóa càng cụ thể, doanh nghiệp càng dễ dàng triển khai hoạt động tiếp thị để “phủ sóng” sản phẩm trên thị trường. Điều đó nghĩa là nếu thiếu đi mục tiêu thì quá trình tiếp thị và phân phối rất dễ bị trục trặc, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm và mục tiêu phân phối hàng hóa.
MỤC LỤC
Hoạt động phân phối hàng hóa vật chất là gì?
Phân phối hàng hóa vật chất là 1 trong 4 yếu tố quan trọng của Marketing. Thuật ngữ này được dùng để chỉ về quá trình mà doanh nghiệp/cá nhân vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất ra thị trường để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn.
Quá trình phân phối hàng hóa vật chất bao gồm nhiều hoạt động như:
- Lựa chọn kênh phân phối.
- Xây dựng kế hoạch vận chuyển.
- Bố trí kho chứa hàng.
- Quản lý hàng hóa tồn kho.
- Xử lý đơn hàng.
Để hoạt động phân phối hàng hóa diễn ra thuận lợi, ngoài việc hoàn thành tốt những hoạt động trên thì bạn cũng nên dành thời gian để học thêm về Content Marketing. Content marketing là một chiến lược tiếp thị mà bạn sẽ tạo và chia sẻ nội dung giá trị để thu hút, tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Bằng cách này, bạn có thể xây dựng danh tiếng hiệu quả cho doanh nghiệp của mình và thu hút sự quan tâm của khách hàng. Đồng thời, tăng khả năng tương tác và tạo niềm tin từ khách hàng, chia sẻ và lan truyền thông tin về sản phẩm trên mạng.
Nếu bạn chưa biết học ở đâu và học những gì, hãy bắt đầu với Khóa Content Marketing Foundation A – Z của Ngáo Content. Khóa học trực tuyến 100% qua Zoom trong 6 buổi và hỗ trợ sửa bài tập trong 30 ngày nên rất phù hợp khi bạn gặp khó khăn trong việc thu xếp thời gian đi học.
Tìm hiểu về các mục tiêu phân phối hàng hóa vật chất
Trong mọi hoạt động kinh doanh và đời sống xã hội, phân phối hàng hóa vật chất giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Để quá trình phân phối diễn ra một cách hiệu quả, doanh nghiệp và tổ chức cần xây dựng những mục tiêu cụ thể. Dưới đây là top 4 mục tiêu chính của phân phối hàng hóa vật chất:
Phục vụ kịp thời lợi ích và nhu cầu của khách hàng
Mục tiêu quan trọng hàng đầu của hoạt động phân phối hàng hóa vật chất đó là đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tất cả hàng hóa cần được vận chuyển đến đúng địa điểm và thời gian mà khách hàng đã yêu cầu.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao của doanh nghiệp
Nỗ lực tối ưu hóa quy trình phân phối hàng hóa của bạn chính là tiền đề để giảm thiểu tối đa chi phí vận chuyển, lưu kho và xử lý đơn hàng. Từ đó, đảm bảo hiệu quả kinh doanh cao trong hoạt động phân phối.
Giảm thiểu tối đa thời gian giao hàng hóa cho khách
Như vừa đề cập ở trên, mục tiêu của phân phối hàng hóa vật chất đó là vận chuyển hàng hóa đến đúng địa điểm, thời điểm một cách nhanh chóng, đáng tin cậy. Thời gian giao hàng càng nhanh thì càng giúp bạn cải thiện hiệu suất làm việc của doanh nghiệp và gia tăng sự hài lòng của khách hàng.
Tăng cường độ tin cậy trong tâm trí khách hàng
Mục tiêu cuối cùng trong hoạt động phân phối hàng hóa vật chất đó là tăng cường độ tin tưởng từ phía khách hàng. Hàng hóa được giao tận tay nhanh chóng và không bị hư hỏng khiến khách hàng an tâm. Điều đó vừa góp phần tạo danh tiếng tốt cho doanh nghiệp, vừa khiến khách hàng muốn đồng hành lâu dài.
Mục tiêu của từng loại chiến lược phân phối hàng hóa vật chất
Trong hoạt động phân phối hàng hóa có nhiều loại chiến lược khác nhau. Bài viết sẽ giới thiệu với bạn 3 loại chiến lược phổ biến nhất đi kèm mục tiêu cụ thể của từng loại:
Mục tiêu chiến lược phân phối chuyên sâu
Phân phối sản phẩm chuyên sâu được hiểu là việc nhà sản xuất cố gắng cung cấp sản phẩm của mình từ nhà cung cấp nhỏ cho đến cửa hàng lớn. Nhờ vậy, khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm ở bất kỳ nơi nào mà họ đến.
Bằng chiến lược này, doanh nghiệp vừa tạo ra sự nhận biết thương hiệu của sản phẩm lại vừa thúc đẩy được doanh số bán hàng. Nếu bạn kinh doanh đồ ăn/uống, sản phẩm gia dụng thì nên thử chiến lược phân phối chuyên sâu.
Mục tiêu chiến lược phân phối độc quyền
Khi lựa chọn chiến lược phân phối độc quyền, nhà sản xuất sẽ phải cam kết với nhà phân phối sẽ không bán sản phẩm cho cá nhân/tổ chức nào khác. Đổi lại, nhà phân phối cũng phải ký thỏa thuận không bán sản phẩm của bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào ngoài sản phẩm của nhà sản xuất độc quyền.
Tuy nhiên, chiến lược phân phối độc quyền có một vài điểm hạn chế bạn nên xem xét kỹ càng:
- Hạn chế về số lượng nhà phân phối trung gian.
- Chỉ thực sự phù hợp với những sản phẩm khan hiếm, có giá trị cao.
Mục tiêu chiến lược phân phối có chọn lọc
Đây là chiến lược phân phối hàng hóa trung gian giữa 2 chiến lược trên. Với việc áp dụng chiến lược phân phối có chọn lọc, sản phẩm sẽ được trưng bày ở nhiều địa điểm. Từ đó, góp phần gia tăng cơ hội bán hàng thành công đến tận tay người mua hàng.
Giải mã kênh phân phối và mục tiêu kênh phân phối là gì?
Theo những chuyên gia trong lĩnh vực Kinh tế và Marketing, kênh phân phối chính là cánh tay nối tay nối dài của nhà sản xuất. Nhờ cánh tay này mà nhà sản xuất có thể đưa sản phẩm vào thị trường và đến tay người tiêu dùng.
Khái niệm về kênh phân phối
Kênh phân phối (tiếng Anh: Marketing Channel, Distribution Channel) chỉ về tập hợp một nhóm cá nhân hoặc tổ chức phụ thuộc lẫn nhau cùng hợp tác để đưa sản phẩm đến với người mua hàng cuối cùng. Hiểu theo một cách đơn giản thì kênh phân phối chính là đáp án của câu hỏi: “Làm sao để nhà cung cấp có thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng?”.
Thực tế, hàng hóa sẽ được chuyển đến người tiêu dùng thông qua nhiều kênh khác nhau. Nhưng tựu chung lại sẽ gồm kênh gián tiếp và kênh trực tiếp:
- Kênh gián tiếp: người tiêu dùng mua hàng từ người bán lẻ, bán buôn.
- Kênh trực tiếp: cho phép người tiêu dùng mua hàng từ nhà sản xuất.
Nhà sản xuất xây dựng kênh phân phối nhằm mục đích gì?
Chiến lược Marketing của doanh nghiệp chịu sự tác động rất lớn từ việc chọn kênh phân phối sản phẩm. Sở dĩ doanh nghiệp phải xây dựng, lựa chọn đúng đắn kênh phân phối bởi:
- Kênh phân phối chính là cầu nối giữa doanh nghiệp với hệ thống phân phối và khách hàng. Từ đó, sản phẩm sẽ được đưa đến tay khách hàng kịp thời và nhanh chóng.
- Kênh phân phối giúp doanh nghiệp tiếp xúc và quảng cáo sản phẩm với khách hàng, tạo tiền đề hướng đến bao phủ thị trường.
- Qua kênh phân phối, nhà sản xuất cũng nắm bắt được thị hiếu, nhu cầu của khách hàng và đối thủ cạnh tranh.
- Kênh phân phối còn hỗ trợ nhà sản xuất chăm sóc khách hàng, giải đáp mọi thắc mắc/khiếu nại từ khách hàng, hướng dẫn dùng sản phẩm,…
Kênh phân phối mang lại lợi ích gì đối với khách hàng?
Không chỉ quan trọng với nhà sản xuất mà kênh phân phối còn đem lại nhiều lợi ích đối với khách hàng, cụ thể là:
- Đảm bảo cung ứng sản phẩm tiện lợi và nhanh chóng cho khách hàng.
- Hỗ trợ khách hàng dễ lựa chọn và mua sắm sản phẩm thông qua sự tư vấn, hỗ trợ của những nhà phân phối.
Bật mí về những mục tiêu cơ bản trong phân phối bất động sản
Đối với lĩnh vực bất động sản, hoạt động phân phối sản phẩm tác động trực tiếp đến sự thành công của một dự án. Nếu bạn đang tìm hiểu về những mục tiêu phân phối cơ bản trong bất động sản, hãy tham khảo thông tin sau đây:
Mở rộng cơ hội tiếp cận thêm nhiều khách hàng
Mục tiêu đầu tiên trong hoạt động phân phối sản phẩm bất động sản chính là đưa sản phẩm đến gần hơn với đông đảo khách hàng tiềm năng. Điều này sẽ làm tăng cơ hội bán hàng cũng như thu hút một lượng lớn khách hàng mới.
Giảm chi phí và tăng cường hiệu quả tiếp thị
Bằng cách sử dụng hệ thống đại lý và những kênh phân phối sẵn có, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm bất động sản có thể giảm chi phí và tăng hiệu quả tiếp thị. Đấy là bởi những kênh phân phối sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những công cụ và kỹ thuật tiếp thị hiệu quả.
Thay vì phải tự tiếp cận khách hàng, doanh nghiệp có thể đặt sản phẩm của mình vào hệ thống phân phối, chia sẻ chi phí tiếp thị với những đối tác liên kết. Qua đó, gia tăng:
- Tần suất quảng cáo và tiếp cận khách hàng mục tiêu.
- Khả năng chốt hợp đồng mua bán.
- Doanh số bán hàng.
Tăng sức cạnh tranh so với các đối thủ
Sử dụng nhiều kênh phân phối khác nhau cũng giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm bất động sản gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Việc đưa sản phẩm đến với nhiều đại lý và tổ chức phân phối chính là cách tuyệt vời giúp doanh nghiệp mở ra nhiều cơ hội bán hàng cho khách hàng mục tiêu.
Đẩy nhanh tốc độ bán hàng
Phân phối sản phẩm bất động sản mạnh mẽ hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ bán hàng. Những đại lý thường xuyên gặp gỡ trực tiếp khách hàng có thể giới thiệu sản phẩm cho khách hàng một cách nhanh chóng. Từ đó, giảm thời gian bán hàng và tăng doanh số bán hàng một cách đáng kể.
Tạo dựng mối quan hệ với nhiều đối tác kinh doanh
Việc xây dựng hệ thống đại lý và những đối tác phân phối bất động sản cũng giúp doanh nghiệp tạo ra những mối quan hệ, hợp tác chất lượng. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ sự kết hợp giữa nhiều nguồn lực cũng như mở rộng khả năng kinh doanh.
Top 7 cách phân phối hàng hóa hiệu quả ai cũng có thể thực hiện
Bên cạnh việc quyết định nên bán thứ gì và bán như thế nào thì bạn cần biết rõ mình nên phân phối sản phẩm ra sao. Sau đây là 7 tùy chọn phân phối mà bạn có thể xem để chọn cách đưa sản phẩm ra thị trường hiệu quả nhất.
Thiết lập hệ thống bán buôn và nhà phân phối
Cách đầu tiên được nhiều người lựa chọn chính là bán cho nhà bán buôn và nhà phân phối. Doanh nghiệp của bạn – nhà cung cấp cùng với người mua sẽ được kết nối với nhau bởi 2 nhóm trên.
Bên cạnh ưu điểm thì cách này cũng tồn tại ưu điểm đáng để bạn cân nhắc:
- Ưu điểm: dễ dàng bán sản phẩm với số lượng lớn, bạn bán 200 đơn vị hàng hóa cho 1 nhà bán buôn sẽ dễ hơn nhiều so với việc bán 1 đơn vị hàng hóa cho 200 nhà bán lẻ.
- Nhược điểm: Nhà bán buôn và nhà phân phối cần kiếm lợi nhuận. Do đó, bạn thường chỉ có thể bán hàng hóa cho họ với giá thấp hơn nhiều so với giá bán trực tiếp cho nhà bán lẻ và khách hàng.
Bán hàng cho các nhà bán lẻ
Nhiều người cũng đang lựa chọn phân phối sản phẩm của mình qua những nhà bán lẻ như:
- Cửa hàng bách hóa.
- Siêu thị.
- …
Bằng cách này, sản phẩm sẽ được xuất hiện trước mắt khách hàng mục tiêu với tần suất cao. Tuy nhiên, nhược điểm chính là nhà bán lẻ có thể ép bạn về vấn đề giá khiến bạn chỉ có thể đạt được mức lợi nhuận nhỏ.
Mở hệ thống cửa hàng truyền thống
Đây cũng là một trong những cách phân phối hàng hóa truyền thống rất hiệu quả. Với cách này, bạn sẽ có có hội tương tác trực tiếp với khách hàng và kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách. Trái lại, khách hàng cũng có thể nhìn thấy và chạm vào sản phẩm trước khi mua để có cảm giác tin cậy hơn.
Đẩy mạnh bán hàng trực tuyến
Tốc độ kết nối internet nhanh hơn cùng những giao dịch thanh toán an toàn hơn trong những năm gần đây đã giúp giá trị bán hàng trực tuyến tăng vọt. Mua bán hàng hóa trực tuyến hiện là phương thức được rất nhiều người ưa thích. Thực tế, có rất ít thứ bạn không thể rao bán trên không gian mạng.
Một trong những ưu điểm vượt trội của bán hàng trực tuyến là bạn dễ dàng bán được hàng ngay cả khi người mua không cần đến trực tiếp cửa hàng của bạn. Điều này cũng giúp bạn tiết kiệm chi phí mở cửa hàng vật lý khi còn eo hẹp về vốn kinh doanh.
Mở cửa hàng pop-up tạm thời
Cửa hàng pop-up có đặc điểm là không tồn tại lâu, có thể mở ở bất kỳ không gian trống nào trong một ngày, vài ngày/tuần. Chi phí dành để mở cửa hàng pop-up tương đối thấp. Bạn nên xem xét lựa chọn cách này nếu ngân sách không nhiều nhưng vẫn muốn thử bán nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Hiện nay, có 2 loại cửa hàng pop-up chính đó là:
- Cửa hàng được mở trong những cơ sở bán lẻ còn chỗ trống.
- Cửa hàng được mở ở những địa điểm khác: nhà để xe, hội trường,…
Áp dụng hình thức đặt hàng qua catalogue
Thêm một cách nữa để bạn phân phối hàng hóa đó là sử dụng catalogue. Với catalogue, khách hàng sẽ dễ dàng tìm hiểu bạn đang bán những gì. Ngoài ra, catalogue còn có ưu điểm là có thể được lưu trữ để dùng lại nhiều lần.
Nhưng để sản xuất được một catalogue chất lượng cao thì bạn cần tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí. Nếu catalogue không ấn tượng thì khách hàng sẽ bỏ qua. Chỉ những người chưa quen với việc mua sắm trực tuyến và người cao tuổi mới tìm hiểu về hàng hóa qua catalogue.
Sử dụng người đại diện để bán hàng
Đại diện bán hàng là những người làm việc dựa trên tiền hoa hồng, chỉ khi bán hàng thành công thì họ mới nhận được tiền từ bạn. Bằng cách sử dụng người đại diện, sản phẩm của bạn sẽ có cơ hội xuất hiện trước mắt rất nhiều khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng với chi phí thấp. Những người đại diện sẽ thay mặt bạn giới thiệu, giải thích và chứng minh về sản phẩm.
Kết luận
Vậy là bài viết đã vừa cùng bạn tìm hiểu phân phối hàng hóa vật chất là gì và những mục tiêu phân phối hàng hóa cơ bản nhất. Có rất nhiều con đường để bạn đưa sản phẩm ra thị trường nhưng bạn cần chọn cho mình một con đường phù hợp với định hướng kinh doanh, điều kiện ngân sách. Đồng thời, con đường đó cũng phải đảm bảo giảm thiểu tối đa rủi ro không đáng có.
Nguồn: Ngọc Tâm
Có thể bạn quan tâm:
Chân dung khách hàng là gì? Cách vẽ chân dung khách hàng hiệu quả
Tổng hợp những cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả
Các loại phễu marketing là gì? Các loại phễu Marketing phổ biến nhất
Merely wanna say that this is very useful, Thanks for taking your time to write this.
My spouse and I stumbled over here different web page and thought I should check things out. I like what I see so now i’m following you. Look forward to finding out about your web page again.