Media là một thuật ngữ chuyên ngành phổ biến trong lĩnh vực marketing. Chắc hẳn chúng ta đã từng được nghe đến nhiều, bắt gặp thuật ngữ này nhiều lần trong công việc nhưng cụ thể media là gì? Mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn khái niệm cũng như những kiến thức quan trọng về nó nhé.
MỤC LỤC
Media là gì?

Media là một thuật ngữ biểu thị chung cho các kênh giao tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng của họ như báo, tạp chí, truyền hình, tờ rơi, biển quảng cáo, internet,… Các kênh này như một phương thức hỗ trợ cho các nhãn hàng hoặc doanh nghiệp trong việc gửi đi thông điệp quan trọng đến một hoặc một số nhóm đối tượng khách hàng nhất định.
Hay nói cách khác, bất kỳ kênh truyền thông nào truyền tải được thông điệp doanh nghiệp muốn gửi tới khách hàng và thu hút họ thì đó gọi là media.
Các dạng media phổ biến
Biết được khái niệm media là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu thêm 4 dạng chính của media, cụ thể như sau:
Owned media- Truyền thông sở hữu
Owned media là gì? Owned media hay còn gọi là truyền thông sở hữu. Đây là một hình thức truyền thông sử dụng các kênh có sẵn, thuộc quyền quản lý riêng như: website, fanpage, Microsite, Landing Page, Blog… để phát triển thương hiệu.

Ưu điểm:
- Người dùng chủ động chỉnh sửa, thay đổi linh động các nội dung nhằm hướng đến những tệp khách hàng tiềm năng.
- Kiểm soát được chi phí bỏ ra.
- Phát triển lâu dài bởi đây là kênh do chính người dùng sở hữu.
Hạn chế:
- Không có độ tin cậy cao vì khách hàng cảm nhận nội dung hoàn toàn do công ty sắp xếp, thiếu thực tế, cần tới bên thứ 3 khách quan để kiểm chứng.
- Mất rất nhiều thời gian để xây dựng kênh Owned media thành một kênh truyền thông mạnh.
Paid media- Truyền thông trả phí
Đúng như tên gọi, doanh nghiệp phải trả tiền để thực hiện yêu cầu quảng bá nội dung trên các kênh truyền thông như Social Adwords, trả tiền cho lượt tìm kiếm, SEO, tài trợ, PR, KOLs, Retargeting,….
Ưu điểm:
- Đem lại hiệu quả ngay lập tức.
- Được thực hiện chuyên nghiệp và đúng yêu cầu.
- Tăng độ nhận diện thương hiệu và tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu.
Hạn chế:
- Không chủ động về chuyển hướng nội dung, có thể gây xáo trộn trong quá trình trao đổi công việc với bên thứ 3
Earned media- Truyền thông lan truyền

Một hình thức cũng khá quen khi tìm hiểu media là gì. Với hình thức này doanh nghiệp không cần sử dụng nguồn lực tự có mà nhờ vào hiệu quả truyền thông của bộ phận đại chúng.
Ưu điểm:
- Tạo ra cái nhìn đa chiều về doanh nghiệp, khiến khách hàng tin tưởng hơn.
- Minh bạch và là yếu tố then chốt quyết định hành vi mua của khách hàng
Hạn chế:
- Rất khó đo lường được hiệu quả chính xác
- Không thể kiểm soát toàn bộ thông tin lan truyền.
Social media- Truyền thông xã hội

Cho đến thời điểm hiện tại, các kênh Social vẫn là hình thức truyền thông marketing mang lại hiệu quả cao nhất bởi lượng người dùng trên các nền tảng mạng xã hội rất lớn. Làm hình ảnh nhãn hiệu rất gần gũi với khách hàng và có tính cá nhân hoá.
Ưu điểm nổi bật nhất là đem đến sự viral và hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ nhằm thu hút sự chú ý và quan tâm của khách hàng đối với nhiều doanh nghiệp. Hạn chế của social media chính là có thể bộc lộ nhược điểm của doanh nghiệp nên cần thật sự lưu ý với tất cả content media được truyền tải đi.
Làm media là làm gì?
Media là gì và làm media là làm gì luôn là hai câu hỏi được quan tâm nhiều nhất. Nhìn chung,quá trình media sẽ có 3 thành phần tham gia bao gồm:
- Client: Là người cần media để lan tỏa thông điệp.
- Publisher: là bên sở hữu các kênh media.
- Media Agency: Là bên lên các bản kế hoạch Client thuê. Có nhiệm vụ như một bên trung gian giúp client chọn được kênh quảng bá thích hợp từ các publisher.
Với Media Agency, điều kiện tiên quyết của nhân viên media là phải có kiến thức nền tảng vững chắc để đáp ứng tốt các yêu cầu của Client. Chúng ta có thể sẽ thấy 2 vị trí phổ biến của nhân viên media trong các công ty agency là:
- Media planner: Lên kế hoạch ngắn gọn, chọn kênh và lên ý tưởng dựa trên số liệu và ngân sách để đạt được KPI đặt ra.
- Media execution: Thực hiện hoá chiến lược mà planner đề ra. Với các kênh truyền thống, vai trò của media execution sẽ là thương lượng và đặt truyền thông marketing trên TV, báo, đài , billboard… nếu như campaign hoạt động trên các kênh digital, media execution lại là người trực tiếp set-up và tối ưu đạt kết quả tốt từng mạng xã hội media, display ad, SEM…
Còn các Publisher như đài truyền hình; đài phát thanh; ad-network… thì công việc của dân media thường là sales – bán slot ads hoặc account – người tiếp nhận project từ sales và tiếp tục follow-up khách hàng trong quá trình chạy.
Tầm quan trọng của media
Media đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng đối với rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực trong cuộc sống. Dưới đây là một số đóng góp quan trọng của media đối với các doanh nghiệp:
- Công cụ quảng bá cho thương hiệu với nhiều lợi ích tiềm năng
- Giúp truyền tải thông điệp và sứ mệnh của doanh nghiệp
- Thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, giữ chân các khách hàng trung thành
- Phát triển doanh nghiệp, củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường
- Một trong những phương thức giao tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng
Ngành truyền thông là gì?
Nhắc tới media nhiều rồi chắc bạn sẽ thắc mắc ngành truyền thông là gì? Hiểu đơn giản là ngành sử dụng các phương pháp giao tiếp để xây dựng những mối quan hệ giữa công ty và khách hàng, giúp khách hàng nhận biết được thương hiệu, hàng hóa, dịch vụ thông qua những hoạt động marketing. Từ đấy xây dựng và tăng trưởng hình ảnh công ty, doanh nghiệp.
Ngành truyền thông media digital media là một trong những ngành có sức ảnh hưởng cực lớn tới xã hội hiện nay, giúp định vị tâm trí người mua hàng, lôi kéo và tạo cảm tình với khách hàng
Vậy làm truyền thông là làm gì?
Làm truyền thông hiểu đơn giản là xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội dung hoặc sự kiện để quảng bá cho sản phẩm, thương hiệu. Từ những thông tin doanh nghiệp muốn được truyền tải tới khách hàng. công việc này được chia ra hai ngành chính:
Journalism – Ngành truyền thông báo chí
Hoạt động trọng điểm của ngành marketing báo chí có hai mảng: phóng viên đi thu thập tin, phỏng vấn, chụp hình, quay phim, ghi âm, viết bài,…
Digital media – ngành marketing media
Digital media là gì? Đây chính là truyền thông kỹ thuật số, đòi hỏi người làm phải sáng tạo, nhanh nhạy, cập nhật các trend mới.
Media studies – Nghiên cứu truyền thông: Đây là lĩnh vực này cần quan sát các hiện tượng đang xảy ra hằng ngày trong cuộc sống có ảnh hưởng đến marketing. Sau đó họ phải nghiên cứu tài liệu để tìm ra những lý thuyết nào đã đề cập về yếu tố này, tại sao nó xảy ra, xảy ra thì có tác động gì tới chúng ta. Sau đó đặt ra những câu hỏi đi phỏng vấn những người tham gia vào công đoạn truyền thông trực tiếp nhằm tìm ra nguyên nhân thật sự, rồi chỉnh sửa cho thực tế.
Cách triển khai advertising media hiệu quả bạn cần nắm rõ
Chỉ với 5 bước sau, bạn có thể triển khai advertising media hiệu quả:
- Bước 1: Xác định mục tiêu và đặt mục tiêu cụ thể cho từng chiến dịch nhằm cụ thể hóa đích đến.
- Bước 2: Phân tích insight khách hàng: Đây là việc vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp tìm ra những chiến dịch marketing hiệu quả nhất.
- Bước 3: Chọn kênh hoặc hình thức advertising: Sau khi phân tích insight của khách hàng thì việc chọn kênh phù hợp với từng lứa tuổi, từng đối tượng sẽ giúp độ phủ sóng rộng hơn và hiệu quả hơn do nhắm trúng đối tượng mục tiêu.
- Bước 4: Xây dựng kế hoạch nội dung chi tiết, trong bản kế hoạch này, doanh nghiệp cần chú trọng những nội dung chính như:
– Kênh advertising nào cần tập trung?
– Số lượng bài là bao nhiêu?
– Những nội dung chính của các bài đăng là gì?
– Nhân sự nào sẽ phụ trách triển khai?
- Bước 5: Đo lường, báo cáo hiệu quả: Việc đo lường sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được hiệu quả của kế hoạch đề ra, so sánh advertising media nào đang hoạt động hiệu quả nhất để có thể tập trung tối ưu các kênh đó.

Tổng kết
Có thể nói media là lĩnh vực không mới nhưng luôn ẩn chứa rất nhiều điều thú vị, là một công cụ đắc lực của marketing hiện đại. Mong rằng qua bài viết trên bạn hiểu rõ được khái niệm media là gì và hiểu thêm những kiến thức xung quanh media.
Nguồn: Ngáo Content
Có thể bạn quan tâm:
Social Media Manager là gì? Tất tần tật thông tin về Social Media Marketing
Chiến lược xây dựng Social Content phù hợp với từng kênh Social Media
Media Planer là gì? Hành trình chinh phục Media Planner chuyên nghiệp