MỤC LỤC
Media Planer là gì? Hành trình chinh phục trở thành Media Planer chuyên nghiệp
Media Planer là ai trong phòng Marketing. Họ có vai trò như thế nào và tầm quan trọng ra sao đối với phòng Creative. Hãy cùng Ngáo Content tìm hiểu về Media Planer và cách trở thành Media Planer chuyên nghiệp.
Media Planner là ai
Media Planer là người lập kế hoạch truyền thông. Trong kế hoạch marketing, nếu kế hoạch truyền thông tốt thì quá trình truyền tải thông điệp sẽ tốt hơn. Từ đó, giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi và đem lại doanh thu cho công ty.
Media Planner sẽ làm những gì
Media Planer thường làm cho những công ty quảng cáo, thiên về sáng tạo. Để lập ra muốn kế hoạch truyền thông tốt. Đòi hỏi media planer phải nghiên cứu hành vi khách hàng mục tiêu, tìm hiểu insight khách hàng, bắt trend tốt. Từ những phân tích về khách hàng, người làm Media sẽ xây dựng nội dung sáng tạo dựa trên những phân tích trên. Mục tiêu là tạo ra chiến lược truyền thông hiệu quả đến khách hàng mục tiêu.
Xem thêm: Parody Là Gì? Sức Mạnh Truyền Thông Của Parody Đem Lại Khiến Bạn Kinh Ngạc.
Trách nhiệm của một Planner
- Xây dựng proposal gửi khách hàng, trực tiếp đi gặp khách hàng để nhận thầu dự án
- Khảo sát, nghiên cứu và đề xuất, tư vấn chiến lược truyền thông cho thương hiệu phụ trách
- Viết kế hoạch truyền thông, quảng cáo trên nền tảng truyền thông trực tuyến
- Lập media plan và master plan dành cho khách hàng
- Theo dõi, phân tích, đánh giá, đưa ra đề xuất cải thiện cho từng chiến dịch, từng giai đoạn trong chiến dịch khi tiến hành triển khai
- Quản lý, giám sát và báo cáo chất lượng kế hoạch truyền thông theo yêu cầu
- Nghiên cứu thị trường nội bộ của doanh nghiệp, khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh. Từ đó xây dựng nội dung, ý tưởng cho các chiến dịch truyền thông Marketing nhằm tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả nhất.
Tầm quan trọng của Planner
Media Planner là một trong những vị trí quan trọng trong Marketing. Một chiến lược quảng cáo thành công hay không là tùy thuộc vào kế hoạch của Planner. Người Planner sẽ là người chèo lái chiến dịch quảng cáo từ đầu đến khi kết thúc. Họ phải tự đề xuất Proposal đến khách hàng, nghiên cứu, phân tích và sáng tạo ra những chiến lược truyền thông cho doanh nghiệp. Nếu bộ phận Planner đủ mạnh thì doanh nghiệp sẽ có chiến lược truyền thông hiệu quả, đem lại tỷ lệ chuyển đổi cao cho công ty. Từ đó, đem lại doanh thu cho công ty.
Media Planner nên bắt đầu như thế nào
Media planner bắt đầu từ Account
Planner bắt đầu từ Account là chuẩn nhất. Account là những người kỹ lưỡng, có khả năng ” make it happen” và khả năng chiều chuộng khách hàng. Account Planner phải làm việc với hầu hết tất cả mọi người trong và ngoài nội bộ công ty, từ Data analysts, Art director, Digital strategist, Media planner, Copywriter, cho tới cả khách hàng và người tiêu dùng. Bất kì ai cần được tư vấn định hướng, khơi nguồn cảm hứng hoặc đơn giản cần hỗ trợ trong công việc.
Planner từ Client chuyển qua
Planner từ Client chuyển qua thì phải hiểu là mình đang làm phục vụ.
Planner từ nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là giai đoạn đầu của Media Planner. Sau khi phân tích nhân khẩu học, hành vi khách hàng mục tiêu. Cùng những xu hướng thị trường thì để trở thành Planner thì cần khả năng sáng tạo. Những nghiên cứu đó sẽ là nền tảng để bạn sáng tạo nội dung hiệu quả, từ đó tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu.
Planner bắt đầu từ sinh viên mới ra trường
Không có vị trí nào là dễ dàng khi mới bắt đầu. Là một sinh viên mới ra trường, bạn cũng hoàn toàn có thể bắt đầu vị trí Planner. Song, khi bắt đầu vị trí Planner đối với một sinh viên chưa có kinh nghiệm thì đòi hỏi bạn phải thật kiên nhẫn để có thể đi đến cùng, sáng tạo ra những chiến lược truyền thông phù hợp với xu hướng người tiêu dùng hiện nay.
Những kỹ năng cơ bản của một Media Planner
1. Vận dụng kỹ năng nghiên cứu, sáng tạo trong công việc
Quảng cáo là việc bạn truyền tải thông điệp đúng tâm lý khách hàng. Do đó, đòi hỏi người làm Media Planner cần có sự nghiên cứu những hành vi tâm lý khách hàng và sáng tạo phù hợp với sở thích, xu hướng thị trường. Bạn nên trang bị cho mình cho mình một sự sáng tạo từ nhiều góc nhìn để phù hợp với thị trường.
2. Kết hợp kỹ năng thuyết trình và thuyết phục khách hàng
Đây là giai đoạn quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Do đó bạn cần trang bị cho mình khả năng thuyết phục khách hàng. Khách hàng là thượng đế và cũng chính là người trả lương cho doanh nghiệp. Do đó, bạn cần trang bị cho mình kỹ năng thuyết trình tốt để có thể đem lại những dự án cho doanh nghiệp và thuyết phục Client những chiến dịch quảng cáo của bạn. Mục tiêu để khách hàng cảm thấy hài lòng và tiếp tục hợp tác lâu dài với doanh nghiệp của bạn.
3. Gây dựng khả năng thấu cảm tốt
Mục tiêu của chiến dịch quảng cáo là tạo sự đồng cảm, lấy được cảm tình và giúp thương hiệu nằm trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Do đó, hãy học cách quan sát một cách tinh tế để có thể hiểu khách hàng hơn. Khi bạn hiểu được khách hàng của mình thì bạn sẽ rút ngắn thời gian chạm đến trái tim của khách hàng mục tiêu.
Theo kinh nghiệm của Ngáo, để hiểu được khách hàng thì bạn cần:
- Đặt mình vào vị trí của khách hàng
- Đặt ra các câu hỏi 5W1H
- ….
Trên đây là những kiến thức cơ bản đối với một Media Planner, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc.
XEM THÊM Kế hoạch Marketing là gì? Quy trình xây dựng một kế hoạch Marketing từ A-Z
Writer: Thu Ngann
Can you be more specific about the content of your article? After reading it, I still have some doubts. Hope you can help me.
buying prescription drugs in mexico online: mexican pharmaceuticals online – reputable mexican pharmacies online
buying prescription drugs in mexico online
Buy semaglutide pills https://rybelsus.tech/# buy rybelsus
rybelsus price