Trên thị trường “coke”, để có thể so sánh với Coca Cola thì chỉ có thể là Pepsi. Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” hơn nhưng Pepsi đã thể hiện mình “hậu sinh khả úy” và trở thành đối thủ “truyền kiếp” của “ông lớn” Coca Cola. Cả 2 hãng đã liên tục sử dụng những chiến lược marketing phù hợp với từng loại sản phẩm của mình. Hãy cùng Ngáo Content tìm hiểu về chiến lược kinh doanh và chiến dịch truyền thông của Coca Cola qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Tổng hợp chiến dịch truyền thông của Coca Cola
1. Chiến dịch truyền thông Love Story
Chủ đề môi trường luôn được quan tâm đặc biệt là vấn đề sử dụng chất liệu nhựa luôn là chủ đề nóng hổi hiện nay. Đặc biệt là đối với các thương hiệu FMCG như Coca Cola, Pepsi. Vào năm 2017, Coca Cola tại Anh Quốc đã thực hiện chiến dịch quảng cáo tập trung vào chủ đề tái chế có tên “Love Story”.
Chiến lược quảng cáo kể về câu chuyện tình yêu giữa hai chai nhựa yêu nhau nhiều lần nhờ vào công nghệ tái chế.
Đây được xem là một trong những chiến lược marketing mix Coca Cola thành công đã giúp thương hiệu thu hút lượng lớn khách hàng. Gần đây Coca Cola đã thông báo rằng họ đặt mục tiêu thu thập và tái chế tất cả các loại bao bì tương đương vào năm 2030. Chiến dịch “Love Story” là một ví dụ ấn tượng về việc thương hiệu đẩy mạnh vấn đề này.
2. Chiến dịch truyền thông Taste the Feeling
Năm 2016, Coca Cola đã triển khai chiến dịch truyền thông tích hợp “Taste the Feeling”, một chiến dịch mở rộng cho slogan “Open Happiness” trước đó của họ. Nhiều tổ chức quốc tế đã tham gia vào sự kiện này cùng Coca Cola, bao gồm 10 quảng cáo truyền hình, quảng cáo kỹ thuật số, quảng cáo in ấn, quảng cáo ngoài trời, dịch vụ giao hàng tại nhà và các sáng kiến dành cho người mua sắm.
Nhìn chung, chủ đề của chiến lược marketing mix lần này chính là cái nhìn sâu sắc về những khoảnh khắc và cảm xúc hàng ngày liên quan đến việc uống Coca-Cola. Đồng thời thể hiện sự đa dạng của những người thưởng thức Coca-Cola trên khắp thế giới.
https://www.youtube.com/watch?v=tqXKjbtCtxg&feature=emb_title
3. Chiến dịch quảng cáo London 2012
Tuân theo hai nguyên tắc chỉ đạo là tạo ra nội dung “liquid and linked”, đối với Thế vận hội 2012, Coca-Cola quyết định nhắm mục tiêu đến người tiêu dùng tuổi teen bằng cách tận dụng giá trị xã hội vốn có của Thế vận hội để mang cả thế giới lại gần nhau và tập trung vào một sự kiện.
Sự kiện truyền thông này được gọi là “Move To The Beat” với ý tưởng là sử dụng âm nhạc như một yếu tố chính của kể chuyện. Coca-Cola đã hợp tác với nhà sản xuất Mark Ronson và ca sĩ Katie B có trụ sở tại London, sau đó chọn năm vận động viên Olympic và sử dụng giọng hát khỏe khoắn của họ để tạo ra một bài hát.
Nhìn chung, chiến lược marketing mix Coca Cola “Move To The Beat” đã đạt được một số kết quả khá ấn tượng:
- Tổng cộng đã có hơn 25 triệu lượt xem video trên máy tính và thiết bị di động
- 1.220 người đã đăng ký kênh
- Coke là thương hiệu được nhắc đến nhiều thứ hai trong Thế vận hội
- Move To The Beat đạt được 242 triệu lượt hiển thị trên web xã hội, 39 triệu lượt hiển thị trên Facebook và 546.000 lượt hiển thị trên YouTube và Beat TV
- Move To The Beat đã được nhắc đến 246.000 lần trên Facebook
- Coca-Cola đã thu hút thêm 1.5 triệu người hâm mộ Facebook và 21.000 người theo dõi Twitter
- Chiến dịch đã đạt được 245 triệu lượt hiển thị tìm kiếm, 461.000 lượt nhấp và CTR là 0.2%
4. chiến dịch truyền thông Coca Cola #ThatsGold
Chào mừng Thế vận hội Rio 2016, Coca-Cola Brazil đã phát động chiến dịch #ThatsGold. Và quảng bá cho sự kiện này có sự góp mặt của những người đoạt huy chương vàng nổi tiếng của Thế vận hội Olympic trước đó và các vận động viên nổi tiếng như Nathan Adrian và Judy Williams. Các quảng cáo cũng được điều chỉnh cho phù hợp với các thị trường toàn cầu, với các quốc gia như Mỹ và Úc sẽ thấy nhiều vận động viên quốc gia của họ được giới thiệu hơn.
Không chỉ quảng cáo kỹ thuật số và quảng cáo ngoài trời, #ThatsGold còn bao gồm yếu tố trải nghiệm. Công viên Olympic có một không gian Coca-Cola đặc biệt dành cho người hâm mộ đến thăm để chụp ảnh với đạo cụ và đồ lưu niệm có thương hiệu. Chiến lược marketing mix Coca Cola ấn tượng này đã mang đến những thành tựu đáng kể cho thương hiệu nước giải khát này.
5. Chiến dịch Super Bowl 2012
Năm 2012, chiến dịch quảng cáo Super Bowl của Coca-Cola có sự tham gia của hai chú gấu Bắc Cực phản ứng theo thời gian thực với các sự kiện trên sân. Đây là một trong những chiến lược marketing mix Coca Cola thành công, mang dấu ấn của hãng trên toàn cầu.
Người xem có thể tương tác với gấu Bắc Cực bằng cách đặt câu hỏi và đăng ảnh lên Facebook hoặc Twitter. Khi những chú gấu phản hồi, họ lấy điện thoại thông minh ra để tweet hoặc sử dụng máy tính bảng của mình để hiển thị hình ảnh do người hâm mộ gửi.
Khi những chú gấu phản ứng, họ rút điện thoại thông minh ra để tweet tin nhắn hoặc sử dụng máy tính bảng để hiển thị hình ảnh do người hâm mộ gửi. Đến hiệp thứ ba của trận đấu, hơn 600.000 người đã xem chương trình phát sóng trực tiếp và thời lượng xem video trung bình là 28 phút. Tổng cộng 9 triệu người tiêu dùng đã theo dõi sự kiện này thông qua các nền tảng khác nhau.
6. Chiến dịch Share A Coke
Share A Coke là một trong những hoạt động tiếp thị kỹ thuật số đáng chú ý nhất của Coca-Cola. Chiến dịch marketing mix Coca Cola này ban đầu được thử nghiệm vào năm 2011 và doanh số bán hàng đã tăng 7%. Nó cũng đã đạt được tổng cộng hơn 18 triệu lượt hiển thị trên các phương tiện truyền thông, lưu lượng truy cập vào trang web Facebook của Coca-Cola tăng 870% và lượt “thích” trang tăng 39%.
Sự kiện này đã mang đến cho mọi người cơ hội đặt mua những chai Coke được cá nhân hóa thông qua ứng dụng Facebook, và ở một số quốc gia / khu vực, nhãn mác đã được thay đổi hoàn toàn, vì vậy tất cả các sản phẩm Coke đều có tên khác nhau.
7. Chiến dịch We Do
Vào tháng 4 năm 2018, thuế đường có hiệu lực ở Anh, buộc giá một số sản phẩm có đường phải tăng. Ban đầu, Coca Cola là một trong số đó, với chai 500ml tăng từ 1.09 bảng lên 1.25 bảng. Để quảng bá loại nước giải khát nổi tiếng của mình theo hướng tích cực, Coca Cola đã khởi động chiến dịch “We Do”. Chiến dịch marketing mix Coca Cola này thể hiện thông điệp về việc hãng đã giữ nguyên công thức thức uống trong suốt 132 năm.
Sự kiện có sự góp mặt của Elvis Presley trên phương tiện truyền thông xã hội và ngoại tuyến bao gồm khẩu hiệu: “They don’t make them like they used to. We do.” Ngoài ra, Coca-Cola cũng đã thiết kế lại bao bì các sản phẩm của mình tại Vương quốc Anh, có màu đỏ đồng nhất, nhằm khuyến khích người tiêu dùng thử các lựa chọn không đường.
Chiến lược kinh doanh của Coca Cola
Cũng như nhiều thương hiệu nổi tiếng khác trong ngành FMCG, Coca Cola cũng áp dụng chiến lược kinh doanh 4P trong suốt nhiều năm và đã thu những thành công vượt xa mong đợi.
Chiến lược sản phẩm của Coca Cola – Product
Theo báo cáo năm 2020 của của Nielsen, Coca Cola là thương hiệu hiện đang nắm giữ vị trí số 1 trong thị trường nước giải khát. Không chỉ tập trung vào “sản phẩm đích” là Coca Cola, nhãn hàng này còn liên tục đa dạng hóa sản phẩm của mình bằng cách nghiên cứu và cho ra nhiều sản phẩm mới như Fanta, Sprite, Minute Maid… Và sản phẩm này đều có mặt tại hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới.
Nhưng vẫn chưa thỏa mãn, Coca Cola vẫn không ngừng nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm mới như nước uống đóng chai, bột trái cây, nước tăng lực và bổ sung nhiều hương vị mới lạ cho các sản phẩm cũ nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống ngày càng đa dạng của người tiêu dùng như: Coca Cola không đường, Fanta dâu, Fanta chanh…
Không chỉ cho ra mắt nhiều sản phẩm mới, Coca Cola còn rất biết tự làm mới bản thân qua những lần thay đổi bao bì, từ chai thủy tinh đến chai nhựa và dạng lon. Điều này giúp khách hàng cảm thấy sự mới mẻ và hứng thú sản phẩm.
Tại thị trường Việt Nam, vào dịp Tết Nguyên Đán hàng năm, Coca Cola đã sử dụng hình ảnh chim Én – dấu hiệu báo mùa xuân đã về để làm “áo” cho sản phẩm của mình. Và chiến lược marketing này đã giúp hãng tăng doanh thu vượt bậc. Còn tại thị trường Hàn Quốc, hãng lại sử dụng hình ảnh hoa Anh Đào để làm mới mình.
Có thể thấy, trong chiến lược sản phẩm của mình Coca Cola đã luôn mở rộng danh mục sản phẩm của mình bằng cách đào sâu hơn các dòng sản phẩm truyền thống. Đồng thời, ở mỗi thị trường khác nhau, quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, hãng cũng sẽ có những cách khai thác thương hiệu khác nhau nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho mình.
Chiến lược giá của Coca Cola – Price
“Giá” là một yếu tố vô cùng quan trọng trong mọi chiến lược kinh doanh. Bởi suy cho cùng, “đích” mà mọi doanh nghiệp, công ty, nhãn hàng, thương hiệu,… hướng đến đều là “doanh thu” và “lợi nhuận”. Chưa kể, nó còn quyết định sự sống còn của công ty đó.
Nhờ vào sự đa dạng hóa của sản phẩm thì giá bán cho các sản phẩm của Coca Cola cũng được điều chỉnh theo từng phân khúc, từng thị trường. Hãng đã sử dụng 2 chiến lược giá chính trong chiến lược kinh doanh của mình, cụ thể là:
– Chiến lược 3P:
- Price to value (Từ giá cả đến giá trị): Tất cả khách hàng đều có thể mua, sử dụng Coca Cola và nhận về nhiều giá trị, lợi ích khác.
- Pervasiveness (Lan tỏa): Khách hàng của Coca Cola có thể mua và sử dụng sản phẩm ở mọi nơi.
- Preference (Sự ưa thích/ưu tiên): Đảm bảo khách hàng sẽ coi Coca Cola là “lựa chọn ưu tiên” khi muốn sử dụng nước giải khát.
– Chiến lược 3A:
- Affordability (Khả năng chi trả): Giá bán phù hợp mà khách hàng ở phân khúc nào cũng có thể mua được.
- Availability (Tính sẵn có): Khách hàng có thể mua được Coca Cola ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào.
- Acceptability (Sự chấp nhận): Giúp khách hàng yêu thích và vui vẻ khi sử dụng sản phẩm.
Bên cạnh việc định giá thấp, Coca Cola còn đưa ra nhiều chương trình chiết khấu, khuyến mãi, ưu đãi cho các siêu thị/đại lý cấp 1/cửa hàng bán lẻ,… thanh toán trước và khách hàng mua sản phẩm với số lượng lớn.
Chiến lược phân phối của Coca Cola – Place
“Tính sẵn có” chính là một trong những yếu tố khiến Coca Cola trở thành thương hiệu nước giải khát “quốc dân” được người người, nhà nhà ưa chuộng. Có thể dễ dàng nhận thấy hệ thống phân phối của hãng có mặt ở khắp mọi nơi, từ nông thôn đến thành thị, từ các xe bán hàng rong, cửa hàng bán lẻ truyền thống/hiện đại,… đến siêu thị, trung tâm thương mại. Thậm chí các cây bán hàng tự động tại bệnh viện, khu công nghiệp, cantin trường học,… cũng có Coca Cola. Chưa kể, Coca Cola còn hỗ trợ trang trí các cửa hàng, tặng biển quảng cáo, tặng ô cùng các sản phẩm có in tên thương hiệu mình cho nhiều hàng quán trên cả nước.
Tại thị trường Việt Nam, Coca Cola được sản xuất và đóng chai tại 3 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.
Chiến lược truyền thông của Coca Cola – Promotion
Thông qua nhiều chiến dịch quảng cáo đa dạng và độc đáo, Coca Cola đã tạo ra cho mình một “làn sóng” tiêu thụ cực kỳ lớn trên thị trường. Nhất là vào những dịp đặc biệt.
Chẳng hạn, trong chiến dịch “Bật nắp sắp đôi – trúng đã đời” được thực hiện tại thị trường Việt Nam đã thu hút hàng triệu khách hàng thuộc phân khúc nhóm bạn trẻ, cặp đôi trẻ chứ không hướng đến cá nhân như thông thường. Và nó đã nhận được sự phản hồi tích cực từ giới trẻ.
Chiến lực kinh doanh của Pepsi
Cũng giống như đối thủ Coca Cola của mình cùng nhiều thương hiệu FMCG nổi tiếng khác, Pepsi cũng áp dụng chiến lược kinh doanh theo mô hình 4P. Hãy cùng xem tiếp bài viết để hiểu rõ hơn về chiến lược của Pepsi nhé.
Chiến lược sản phẩm của Pepsi – Product
Pepsi trong bối cảnh người tiêu dùng không có nhiều thời gian để ăn uống nên đã cực kỳ ưa chuộng đồ ăn nhanh như Hamburger, Pizza, khoai tây chiên, gà rán,.. mà Pepsi lại đưa ra “thông điệp” là mình cực kỳ phù hợp với những sản phẩm này. Đặc biệt, với thiết kế tiện lợi, chỉ cần bật nắp là có thể thưởng thức ngay lập tức. Vừa giúp giải khát, giúp món ăn ngon hơn, giúp tiêu hóa tốt hơn mà lại không gây nghiện và có hại như rượu bia.
Ngoài ra, Pepsi cũng là nhãn hàng nước giải khát đầu tiên cho ra mắt sản phẩm Pepsi không đường (Diet Pepsi) – dành cho những người ăn kiêng và béo phì. Chiến dịch này được thực hiện đúng thời điểm tỷ lệ người mắc bệnh béo phì tăng cao đột biến, nên nó đã giúp Pepsi gây được ấn tượng trong lòng khách hàng, đồng thời tăng lợi nhuận nhanh chóng. Đặc biệt là vượt mặt “ông lớn” Coca Cola trong một thời gian dài.
Chưa dừng lại ở đó, Pepsi còn cho ra mắt nhiều loại bao bì bằng nhiều loại chất liệu khác nhau và có dung tích khác nhau, như: chai thủy tinh, chai nhựa, lon,… với dung tích 300ml, 330ml, 500ml, 1L, 1.5L…
Chiến lược về giá của Pepsi – Price
Chiến lược kinh doanh của Coca Cola và Pepsi ở yếu tố “giá cả” về cơ bản là giống nhau. Khi cùng sử dụng chiến lược định giá sản phẩm tương đối thấp để thâm nhập và chiếm thị phần. Đồng thời, đưa ra chiết khấu cao cho những đại lý trả trước hẹn và khách hàng mua số lượng lớn.
Chiến lược về phân phối của Pepsi – Place
Chiến lược kinh doanh về phân phối của Pepsi có khác với Coca Cola. Thay vì phân phối trực tiếp, hãng đã xây dựng một mạng lưới phân phối rộng khắp giúp khách hàng có thể nhận được sản phẩm thông qua những nhà trung gian. Vừa mở rộng quy mô vừa tiết kiệm được một khoản chi phí.
Pepsi đã kết hợp với những thương hiệu cung cấp thức ăn nhanh như KFC với “yêu cầu” khách hàng đến đây sử dụng đồ ăn nhanh chỉ được uống Pepsi. Chiến lược kinh doanh này được cho là vô cùng khôn ngoan bởi KFC cũng là thương hiệu bán đồ ăn nhanh nổi tiếng thế giới và có mặt tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Chiến lược truyền thông của Pepsi – Promotion
Khi Pepsi mới thâm nhập thị trường Việt Nam, hãng đã tung ra chiến dịch “Uống một lon Pepsi là dành 50 đồng ủng hộ đồng bào lũ lụt” cực kỳ nổi tiếng và có độ viral siêu khủng. Chiến dịch này đã giúp hãng thu hút được rất nhiều khách hàng. Ngoài ra còn nhiều chiến dịch thành công khác như “Ngày hội bóng đá”, “Khuấy động âm nhạc, kết nối đam mê”…
Sự khác biệt giữa chiến lược kinh doanh của Coca Cola và Pepsi
Từ những phân tích trên, có lẽ phần nào các bạn đã thấy được sự khác nhau trong chiến lược kinh doanh của coca cola và pepsi rồi đúng không?
Trong các chiến dịch kinh doanh của mình, Coca Cola thường sử dụng những “nguyên thủy”, “điển hình”… Đồng thời, nhấn mạnh vào quá khứ, gia đình, bạn bè và sự kết nối. Điều này được thể hiện một các rõ nét qua màu sắc bao bì, font chữ hay các chiến dịch quảng bá thương hiệu.
Còn đối với Pepsi, hãng định vị mình sản phẩm phẩm “hiện đại” thông qua các từ khóa như “giới trẻ”, “bây giờ”, “trẻ trung”, “năng động”, “thế hệ mới”. Màu xanh “bản quyền” cũng thể hiện “thông điệp” tươi mới và tràn đầy hy vọng. Chưa kể, nội chính của các chiến dịch quảng cáo cũng nhấn mạnh vào tính đột phá, tuơi trẻ, trendy và thức thời…
Từ đó, người tiêu dùng đã quá quen thuộc với Coca Cola “cổ điển” và Pepsi “trẻ trung”. Có lẽ, cuộc chiến giữa 2 hãng sẽ không bao giờ kết thúc, nhưng không thể phủ nhận rằng những chiến lược kinh doanh của coca cola và pepsi thì rất đáng để cho các doanh nghiệp học hỏi đúng không các bạn?
Có thể nói, chiến lược kinh doanh của Coca Cola và Pepsi thật sự sáng tạo và làm vô cùng tốt nhiệm vụ kết nối cộng đồng, thu hút truyền thông, đồng thời định vị được hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng. Hy vọng, bạn cũng sẽ xây dựng được những chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp của mình phát triển bền vững trong tương lai. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết đến đây!
Ngáo Content