Engagement marketing là một chiến lược tiếp thị được sử dụng rộng rãi đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay. Engagement marketing không chỉ là một chiến lược tiếp thị hiệu quả, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp. Thế nhưng cụ thể thì engagement là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến thế trong marketing? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu bạn nhé!
MỤC LỤC
Engagement Marketing là gì?
Engagement Marketing hay còn gọi là tiếp thị tương tác, đây là chiến lược marketing được thiết lập để tạo ra các tương tác có ý nghĩa với khách hàng và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu. Nó cũng giúp đảm bảo khách hàng trung hành và khách hàng tiềm năng tương tác với thương hiệu của bạn và duy trì những tương tác đó theo thời gian, bằng cách phân phối các nội dung giá trị trên nhiều kênh khác nhau để tạo cơ hội cho họ tương tác với doanh nghiệp. Một số ví dụ về engagement marketing có thể là email marketing, social media marketing,… Khi doanh nghiệp triển khai tiếp thị tương tác, tức là họ đang tạo ra những tương tác đáng giá với khách hàng. Email marketing có thể giúp xây dựng mối quan hệ cá nhân giữa thương hiệu và khách hàng tốt hơn.
Để có chiến lược engagement marketing tốt hơn, các nhà tiếp thị sử dụng dữ liệu để tạo ra ấn tượng tốt hơn đối với khách hàng. Điều này không chỉ giúp tạo ra nhiều tương tác được cá nhân hóa hơn, mà còn mang thêm lợi ích trong việc di chuyển khách hàng dọc theo kênh bán hàng nhanh hơn. Chìa khóa để engagement marketing có hiệu quả chính là nhờ sự hiểu biết sâu sắc về các điểm yếu, nhu cầu và sở thích của khách hàng, đồng thời tạo nội dung và trải nghiệm tập trung vào cá nhân hóa và giao tiếp hai chiều.

Vai trò của Engagement trong Marketing
Quảng cáo ngày nay có thể gây choáng ngợp cho người tiêu dùng. Theo tạp chí Forbes ước tính rằng một người có thể tiếp xúc với khoảng 4.000 đến 10.000 thông điệp quảng cáo mỗi ngày, thế nhưng trong số nhiều quảng cáo như vậy thì họ sẽ chỉ nhớ một số ít. Vì thế, điều này rõ ràng là một thách thức dành cho các nhà tiếp thị và các doanh nghiệp. Trước hết các nhà tiếp thị phải biết một điều rằng chỉ vì khách hàng không thích quảng cáo, không có nghĩa là họ sẽ không mua hàng. Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp phải tiếp cận những người mua tiềm năng theo cách khác.
Thời buổi thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, người mua đã được trang bị vô số thông tin trong tầm tay, do đó doanh nghiệp không cần quảng cáo sản phẩm, dịch vụ quá trực diện mà họ có thể áp dụng engagement marketing để khách hàng tự tìm thấy chúng. Chính vì thế, đây cũng là lý do thúc đẩy engagement marketing đã ra đời.

Tại sao Engagement Marketing lại quan trọng?
Khi được thực hiện đúng cách, engagement marketing sẽ tạo ra cảm giác kết nối và cộng đồng mạnh mẽ, đồng thời nâng cao lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu, thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh và doanh thu. Khách hàng trở nên trung thành với thương hiệu yêu thích của họ khi họ cảm nhận được ý thức cộng đồng mạnh mẽ và cảm thấy như thương hiệu hiểu họ và sở thích của họ. Đây cũng là lý do quan trọng khiến họ trung thành với thương hiệu. Theo báo cáo từ Mad Mobile, các công ty ưu tiên thu hút khách hàng đa kênh có mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 9,5% so với 3,4% của các công ty không ưu tiên.
Khi một khách hàng trung thành, rất nhiều lợi ích tốt đẹp sẽ đến với doanh nghiệp. Theo Yopto – một nền tảng tiếp thị nội dung giúp các doanh nghiệp thu thập, quản lý và đánh giá các phản ứng của khách hàng, thì khách hàng có tương tác nhiều với thương hiệu có tới 73,3% đăng ký các chương trình khách hàng thân thiết, 63,1% đăng ký để nhận email và 53,5% trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm, mặc dù có các lựa chọn rẻ hơn. Điều quan trọng là gần ⅔ trong số họ sẵn sàng giới thiệu thương hiệu cho người khác. Bên cạnh việc thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng, engagement marketing còn giúp tăng doanh số bán hàng và nhiều lợi ích khác như là:
- Tăng phạm vi tiếp cận của doanh nghiệp: Với số lượng khách hàng trung thành lớn hơn, bạn có thể nâng cao nhận thức về thương hiệu và do đó, tạo ra nhiều hoạt động kinh doanh hơn. Những khách hàng trung thành qua đó cũng có thể trở thành những người quảng cáo cho thương hiệu của bạn đến nhiều đối tượng khách hàng khác hơn.
- Xây dựng thương hiệu: Bằng cách thực hiện các tương tác hai chiều thông qua các kênh truyền thông xã hội, khảo sát, các diễn đàn hoặc trang web cộng đồng, bạn sẽ nhận được rất nhiều thông tin, ý kiến, đánh giá và phản hồi rất giá trị từ các đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Điều này cực kỳ hữu ích vì nó giúp bạn điều chỉnh các sản phẩm và dịch vụ cũng như các chiến lược tiếp thị và bán hàng của doanh nghiệp. Đây cũng là một cách tuyệt vời để xây dựng sự hiểu biết sâu sắc hơn về khách hàng của bạn.
- Giảm tỷ lệ rời bỏ và mở rộng LTV (Lifetime Value): Giữ cho khách hàng tương tác và hào hứng với thương hiệu của bạn hơn cũng có nghĩa là họ sẽ ít có khả năng đi nơi khác, hoặc lựa chọn thương hiệu đối thủ cạnh tranh. Đồng thời điều nay cũng khiến cho họ sẽ mua nhiều hơn theo thời gian, giúp nâng cao giá trị vòng đời của sản phẩm đối với khách hàng (Lifetime Value).

Những loại hình Engagement Marketing phổ biến
Tương tác theo ngữ cảnh (Contextual Engagement)
Contextual engagement là cách tiếp cận để tương tác và gắn kết với khách hàng bằng cách đưa ra những thông điệp và nội dung phù hợp với ngữ cảnh và sở thích của họ. Tương tác theo ngữ cảnh có thể thực hiện được thông qua công nghệ giúp các nhà tiếp thị hiểu hành vi của một người tiêu dùng cá nhân, ví dụ như thời gian mua hàng trong ngày, vị trí, lịch sử mua hàng của họ và các khía cạnh khác để từ đó đưa ra những chiến lược thích hợp.
Nhờ vậy mà các doanh nghiệp có thể mang đến cho khách hàng một trải nghiệm cá nhân thành công hơn. Ví dụ cho loại hình này có thể là hình thức các thương hiệu gửi phiếu giảm giá cho người tiêu dùng dựa trên các lần mua trước đó hoặc gửi thông báo cho họ về những ưu đãi đặc biệt dựa trên lịch sử mua hàng của họ.
Tương tác thuận tiện (Engagement of Convenience)
Engagement of Convenience là một loại tương tác khách hàng dựa trên sự tiện lợi, dựa trên mục đích chính là đáp ứng sự nhanh chóng và dễ dàng cho họ. Bất kỳ loại tương tác nào làm tăng sự tiện lợi cũng cho phép thương hiệu hoặc hệ thống của nhà bán lẻ hiểu rõ hơn về nhu cầu cá nhân của từng người tiêu dùng, chu kỳ mua hàng, yếu tố kích hoạt và điểm giá, từ đó có thể được sử dụng để tối đa hóa giá trị của giao dịch đó để củng cố mong muốn mua hàng. Ví dụ như nền tảng thương mại điện tử lớn nhất thế giới – Amazon đã phát triển một nút “Dash”, nút này có công dụng là khi khách hàng sắp sử dụng hết hạn một sản phẩm, họ có thể nhấn nút này và Amazon sẽ giao hàng ngay cho họ trong thời gian sớm nhất.
Tương tác theo tình cảm (Emotional Engagement)
Emotional engagement là cách tương tác để khách hàng cảm thấy gắn kết với thương hiệu, thông qua việc tạo ra nhiều trải nghiệm cảm xúc tích cực và đáp ứng các nhu cầu tâm lý của khách hàng. Cảm xúc thường là động lực chính đằng sau sự gắn kết và lòng trung thành của khách hàng. Con người là sinh vật có cảm xúc, vì vậy việc tiếp cận theo ngữ cảnh và tiếp cận theo sự tiện lợi là một chặng đường dài để củng cố giá trị cảm xúc cho khách hàng vào thương hiệu một cách vô thức. Có rất nhiều thương hiệu đã thành công dựa trên hình thức tương tác về mặt cảm xúc như thế này với khách hàng, chẳng hạn như chiến dịch “Đi để trở về” của Biti’s vào mỗi dịp tết đến, hay là chiến dịch “Real Beauty” của thương hiệu dầu gội nổ tiếng – Dove.
Tương tác xã hội (Social Engagement)
Social engagement là việc gắn kết khách hàng thông qua mạng xã hội, tạo ra một cộng đồng tương tác để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tạo ra mối quan hệ giữa khách hàng với thương hiệu. Đối với các thương hiệu, việc hiểu các loại tương tác khác nhau của khách hàng là rất quan trọng, nhằm tạo ra trải nghiệm tương tác 1:1 nhiều hơn cũng như để tạo ra và nuôi dưỡng các mối quan hệ với khách hàng. Hầu hết hiện nay mỗi doanh nghiệp đều sở hữu ít nhất một nền tảng mạng xã hội để có thể chia sẻ, thu thập ý kiến, phản hồi từ khách hàng.

Cách để chiến lược Engagement Marketing hiệu quả hơn
Thấu hiểu khách hàng và hành trình mua hàng
Thấu hiểu hành vi khách hàng và hành trình mua hàng của họ là rất quan trọng trong việc xây dựng một chiến lược engagement marketing. Vì việc này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó đưa ra những chiến lược marketing về sản phẩm và dịch vụ phù hợp, tối ưu hóa trải nghiệm mua hàng và tăng cường sự hài lòng của khách hàng. Sau khi đã thấu hiểu các động lực, hành vi của khách hàng, bạn có thể bắt đầu vạch ra hành trình mua hàng của họ. Hãy thử tự trả lời những câu hỏi sau: Làm thế nào để khách hàng tìm hiểu về các sản phẩm và dịch vụ? Những kênh nào mà họ sử dụng và tiếp xúc nhiều nhất? Chu kỳ mua hàng của họ kéo dài bao lâu?…
Truyền tải những nội dung, thông điệp phù hợp
Sau khi đã có được hồ sơ khách hàng mục tiêu và hiểu rõ hành trình mua hàng của họ, đây là lúc doanh nghiệp cần sáng tạo những nội dung hoặc thông điệp phù hợp, có ý nghĩa cho mọi giai đoạn trong hành trình của người mua. Một khi đã hiểu rõ cách người tiêu dùng mua sản phẩm và dịch vụ, hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn cho họ cơ hội tương tác ở mọi điểm tiếp xúc hoặc mỗi giai đoạn khác nhau, ví dụ như từ quá trình nhận thức về nhu cầu, tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ cho đến giai đoạn đưa ra quyết định mua hàng.
Bên cạnh đó hãy chắc chắn rằng thương hiệu của bạn đang phân phối nội dung trên tất cả các kênh mà khách hàng của bạn sử dụng để đáp ứng được nhu cầu của họ. Ví dụ: nếu bạn nhắm đến các khách hàng trẻ tuổi hơn, hãy thử phát triển các kênh mới như TikTok, ngay cả khi doanh nghiệp bạn chưa từng làm điều đó trước đây.
Thiết lập đầy đủ KPIs và mục tiêu
Việc thiết lập chi tiết các KPIs (Key Performance Indicators) và mục tiêu trong chiến dịch engagement marketing là rất quan trọng vì nó giúp đo lường hiệu quả của chiến dịch và đảm bảo rằng các hoạt động của bạn đang đạt được mục tiêu mong muốn. Các KPIs và mục tiêu cụ thể giúp bạn tập trung vào những yếu tố quan trọng trong chiến dịch, đo lường sự tương tác và phản hồi của khách hàng và đánh giá hiệu quả của các hoạt động marketing của bạn. Nếu bạn không thiết lập các KPIs và mục tiêu cụ thể, bạn sẽ không biết liệu chiến dịch của bạn đã đạt được thành công hay không và sẽ không có cơ hội để cải thiện và tối ưu hóa chiến dịch trong tương lai. Đừng để cho thành công của doanh nghiệp bằng các chiến lược engagement marketing hoạt động dựa trên sự. Ví dụ về một số KPI của engagement marketing quan trọng cần theo dõi của một website có thể bao gồm thời gian khách hàng ở lại website, tỷ lệ nhấp vào links, tỷ lệ thoát, lượt chia sẻ lên các trang mạng xã hội, v.v.

Tổng kết
Trong bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu về khái niệm engagement là gì trong marketing và tại sao nó lại quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như các nhà tiếp thị. Engagement quan trọng trong marketing bởi vì nó cho phép bạn tạo ra một mối quan hệ tốt hơn với khách hàng của mình. Trong tổng quan, engagement marketing có thể giúp bạn tạo ra một mối quan hệ tốt hơn với khách hàng của mình. Hy vọng bài viết này đã cung cấp các thông tin quan trọng đến bạn và đừng quên theo dõi Ngáo Content để đón đọc các bài viết khác trong tương lai nhé!
Nguồn: Ngáo Content
Có thể bạn quan tâm:
Thuật ngữ Viral là gì? Tầm quan trọng của Viral Marketing
USP là gì? USP có vai trò quan trọng như thế nào trong Marketing?
Performance Marketing là gì? Tất tần tật kiến thức cần biết về Performance Marketing