Để phân tích điểm mạnh – điểm yếu của một chiến dịch/chiến lược hoặc sản phẩm/dịch vụ nào đó, người ta thường sử dụng mô hình SWOT. Vậy SWOT là gì? phân tích swot có thực sự cần thiết? Xây dựng sơ đồ swot như thế nào?… Bài viết này của Ngáo Content sẽ cung cấp cho bạn “tất tần tật” kiến thức về mô hình SWOT và cách cách phân tích swot hiệu quả.
MỤC LỤC
SWOT là gì?
SWOT là gì? – SWOT là từ viết tắt của 4 cụm từ tiếng Anh, tương ứng với 4 thành tố. Bao gồm:
- Strengths có nghĩa là điểm mạnh
- Weaknesses có nghĩa là điểm yếu
- Opportunities có nghĩa là cơ hội
- Threats có nghĩa là thách thức
Đây là mô hình được sử dụng rất phổ biến trong doanh nghiệp. Bởi nó mang lại cái nhìn tổng thể trong sự phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời, cung cấp cho doanh nghiệp những giải pháp hiệu quả để lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, quảng cáo các dịch vụ…
Phân tích SWOT là gì?
Phân tích SWOT là một khâu cơ bản trong kế hoạch xây dựng phát triển định hướng doanh nghiệp. Hiểu theo cách đơn giản, phân tích swot chính là đi “mổ xẻ” 4 thành tố cấu thành mô hình này.
Nhờ vào quá trình phân tích swot trong kinh doanh mà người làm chiến lược có thể tìm ra chính xác điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình thực hiện chiến lược/chiến dịch kinh doanh cụ thể.
Mô hình SWOT trong marketing
Mô hình SWOT là gì?
Mô hình SWOT là gì? Mô hình SWOT là một mô hình gồm 4 thành tố Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats.
Mô hình này đóng vai trò như một “công cụ” hỗ trợ doanh nghiệp định hướng chiến lược cũng như lường trước những rủi ro hoặc cơ hội có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh. Từ đó, đưa ra được những giải pháp để đối mặt/vượt qua chúng.
Lịch sử ra đời của mô hình SWOT
SWOT là gì? Mô hình SWOT được hình thành như thế nào? Mô hình SWOT đã được phát triển bởi Albert Humphrey cách đây 50 – 60 năm (khoảng từ năm 1960 đến 1970) dựa theo dự án do Đại học Stanford, Hoa Kỳ khởi xướng.
Ban đầu, khi mới được xây dựng, mô hình SWOT có tên gọi khác là SOFT, tương ứng với 4 thành tố cơ bản là: Satisfactory – thỏa mãn ; Opportunity – cơ hội ; Fault – bất lợi của hiện tại; Threat – bất lợi trong tương lai.
Đến năm 1964 khi Urick và Orr tiếp cận mô hình SWOT tại Zurich, họ đã hợp tác với Albert Humphrey để tiếp tục hoàn thiện mô hình và quyết định thay thế thành tố Fault bằng Weakness.
Vào năm 1973, mô hình SWOT mới chính thức được J.W.French áp dụng. Đến năm 2004 thì hoàn thiện và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp.
Ý nghĩa của SWOT trong mô hình digital marketing
Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ đã mang đến nhiều cơ hội cũng những thách thức cho doanh nghiệp. Để giải quyết những vấn đề phát sinh khi thực hiện chiến lược Digital Marketing, bạn cần phân tích swot.
Bảng phân tích swot trong kinh doanh cần liệt kê đầy đủ tất cả kênh truyền thông, bao gồm cả inbound marketing và outbound marketing để khách hàng có thêm nhiều thông tin tìm kiếm về sản phẩm/dịch vụ hoặc thương hiệu, nhãn hàng của doanh nghiệp bạn.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên phân tích các kênh truyền thống. Vì về cơ bản, tâm lý nhiều khách hàng vẫn muốn liên hệ với doanh nghiệp thông qua các cuộc gọi trực tiếp và doanh nghiệp cũng vẫn muốn tiếp cận khách hàng qua các kênh quảng cáo truyền thống như: TV, báo in hay email….
Do đó, khi thực hiện chiến lược swot trong Digital Marketing, việc kết hợp và đánh giá cả kênh truyền thông online và offline là điều cần thiết.
Ưu nhược điểm của mô hình SWOT
- Ưu điểm của mô hình SWOT
+ Không mất một chi phí
+ Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để từ đó tối đa hóa các điểm mạnh, giảm thiểu các điểm yếu, hạn chế rủi ro và biến những cơ hội thành lợi thế để phát triển.
+ Xây dựng kế hoạch hiệu quả để chuẩn bị khi xảy ra những rủi ro
- Nhược điểm của mô hình SWOT
+ Kết quả phân tích khá đơn giản, hầu hết các mô hình đều không đưa ra phản biện.
+ Phân tích chủ quan và không có dữ liệu chính xác
+ Thông tin cũng có thể trở nên lỗi thời trong tương lai
Các thành tố cơ bản trong mô hình SWOT
- Strength – Điểm mạnh
Thành tố đầu tiên trong mô hình Swot là Strength – điểm mạnh của doanh nghiệp. Tức là lợi thế hoặc những đặc điểm nổi bật, độc đáo mà doanh nghiệp sử dụng để cạnh tranh với đối thủ.
Một số khía cạnh mà doanh nghiệp có thể sử dụng làm cơ sở để tìm ra điểm mạnh của mình, như: nguồn lực, kinh nghiệm, tài chính, giá cả/chất lượng sản phẩm, quy trình/hệ thống kỹ thuật, chứng nhận – công nhận…
- Weakness – Điểm yếu
Thành tố thứ hai trong mô hình Swot là Weakness – Điểm yếu. Tức là những vấn đề đang tồn tại bên trong con người hoặc nội tại doanh nghiệp, mà chúng mang tính tiêu cực và cản trở doanh nghiệp phát triển. Để xác định được điểm yếu, cần phải giữ một thái độ khách quan, tôn trọng đối thủ và dám đối diện với sự thật.
- Opportunity – Cơ hội
Thành tố thứ ba trong mô hình Swot là Opportunity – Cơ hội. Tức là những yếu tố bên ngoài có thể mang lại sự thuận lợi hoặc lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Threat – Rủi ro
Thành tố cuối cùng trong mô hình Swot là Threat – Rủi ro. Tức là những yếu tố bên ngoài hoặc trong chính nội bộ tổ chức, mà có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Bạn không thể kiểm soát được những nguy cơ này, nhưng có thể dự đoán và đưa ra phương án dự phòng. Một số yếu tố rủi ro có thể kể như thiên tai, dịch bệnh, chính sách của Chính phủ, biến động thị trường…
Hướng dẫn xây dựng mô hình SWOT
- Bước 1: Tạo lập ma trận SWOT
Bước đầu tiên bạn cần làm khi xây dựng mô hình Swot là xác định đầy đủ 4 thành tố S – W – O – T và ma trận SO – WO – ST – WT. Sau đó, sắp xếp chúng ở các vị trí hợp lý. Bước này sẽ giúp bạn có cái nhìn trực quan hơn về ma trận SWOT. Từ đó đưa ra được những chiến lược hợp lý.
- Bước 2: Tìm và phát triển điểm mạnh
Bước tiếp theo bạn cần phải làm khi xây dựng mô hình SWOT là tìm ra và phát triển điểm mạnh của doanh nghiệp. Hãy thử trả lời một số câu hỏi sau:
+ Khách hàng yêu thích điều gì về doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn?
+ Doanh nghiệp bạn làm gì tốt hơn các doanh nghiệp khác trong ngành như thế nào?
+ Đặc tính thương hiệu (brand attribute) thu hút nhất của doanh nghiệp bạn là gì?
+ Những ý tưởng bán hàng độc đáo mà doanh nghiệp của bạn đang ấp ủ?
+ Hay những tài nguyên nào chỉ bạn có mà đối thủ thì không?
Câu trả lời sẽ đem lại cái nhìn tổng thể, giúp bạn xác định được điểm mạnh của doanh nghiệp mình.
- Bước 3: Khắc phục điểm yếu
Bên cạnh điểm mạnh, doanh nghiệp cũng cần nhận biết được điểm yếu của mình. Mục đích để có thể tìm cách khắc phục.
- Bước 4: Tận dụng cơ hội
Để xây dựng được mô hình SWOT hiệu quả, bạn cần liệt kê được những cơ hội mà doanh nghiệp có thể tận dụng. Những cơ hội này là các yếu tố bên ngoài và khó có thể kiểm soát được. Nhưng bạn có thể dự đoán bằng cách nghiên cứu thị trường hoặc phân tích khách hàng, đối thử. Đôi khi cũng có những cơ hội “bất ngờ” xảy đến, vì vậy hãy luôn sẵn sàng nắm bắt nếu nó có lợi cho việc kinh doanh, phát triển của doanh nghiệp.
- Bước 5: Loại bỏ các mối đe dọa
Cũng giống như cơ hội, rủi ro thuộc về những yếu tố bên ngoài và doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Nhưng có thể dự đoán và đưa ra các phương án đối phó, loại bỏ hoặc giảm thiểu sự ảnh hưởng.
Phân tích PEST là gì?
PEST là mô hình hữu ích giúp doanh nghiệp nắm được “bức tranh toàn cảnh” về môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động, từ đó “nhận dạng” được những cơ hội và thách thức tiềm ẩn trong nó.
Phân tích PEST là phân tích những thành tố từ môi trường bên ngoài có tác động trực tiếp đến nền kinh tế nói chung và đến từng doanh nghiệp nói riêng, bao gồm: Chính trị, luật pháp (Political) – Kinh tế (Economic) – Văn hoá xã hội (Social) – Công nghệ (Technological). Từ đó đưa ra được những chiến lược, chính sách phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.
Tại sao phải phân tích SWOT ma trận?
Ma trận SWOT là gì? Tại sao cần phân tích swot? Phân tích SWOT ma trận là phần không thể thiếu trong bất kỳ kế hoạch kinh doanh hay chiến lược marketing nào. Bởi:
- Cung cấp cho nhà quản trị một “bức tranh tổng quan” về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp hoặc sản phẩm/dịch vụ cạnh tranh với đối thủ.
- Tối ưu được mục tiêu, tập trung nâng cao thế mạnh, khắc phục điểm yếu. Đồng thời, dự đoán được những cơ hội và thách thức để có phương án đối phó phù hợp.
- Định hình rõ ràng hơn cơ hội. Việc kịp thời nắm bắt tốt cơ hội tốt sẽ giúp doanh nghiệp nhanh đến đích hơn.
- Xác định đúng nguy cơ để luôn có phương án loại bỏ vật cản trên con đường thực thi một chiến dịch nào đó.
Phân tích SWOT áp dụng trong những lĩnh vực nào?
Phân tích SWOT thường được các doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân,… áp dụng để nhận định rõ điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức trong quá trình cạnh tranh trên thương trường hoặc quá trình xây dựng kế hoạch cho dự án/chiến dịch/chiến lược kinh doanh, marketing.
Một số trường hợp nên thực hiện phân tích SWOT:
- Lãnh đạo doanh nghiệp/công ty/tổ chức
- Quản lý, sales, chăm sóc khách hàng
- Doanh nghiệp nhỏ, lẻ
- Startup
- Cá nhân bất kỳ.
Cách phân tích & xây dựng chiến lược SWOT hiệu quả trong marketing
Trong marketing, trước khi đưa ra chiến lược marketing thì các marketer thường áp dụng ma trận SWOT để phân tích các yếu tố:
- Bên trong doanh nghiệp: mục tiêu công ty, định hướng phát triển, cơ cấu tổ chức, nhân lực chủ chốt, khả năng sử dụng các nguồn lực, hiệu quả hoạt động, năng lực hoạt động, danh tiếng thương hiệu, thị phần, tài chính…
- Bên ngoài doanh nghiệp: môi trường vi mô và môi trường vĩ mô.
Mục đích là mang đến cái nhìn tổng quan nhất về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt và giải quyết khi thực hiện chiến dịch/chiến lược marketing đó.
Ma trận SWOT được trình bày dưới dạng bảng 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats. Lưu ý rằng, cần xác định rõ ràng chủ đề mà bạn cần phân tích. Bởi ma trận SWOT đánh giá một vấn đề hay một chủ thể nào đó dựa trên các tiêu chí như: vị trí, độ tin cậy của công ty, sản phẩm/nhãn hiệu, đề xuất, chiến lược thâm nhập thị trường mới hay bao phủ thị trường…
Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản:
- SO (Strengths – Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của doanh nghiệp hoặc sản phẩm/dịch vụ để tận dụng các cơ hội thị trường.
- WO (Weaks – Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của doanh nghiệp hoặc sản phẩm/dịch vụ để tận dụng cơ hội thị trường.
- ST (Strengths – Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của của doanh nghiệp hoặc sản phẩm/dịch vụ để tránh các nguy cơ của thị trường.
- WT (Weaks – Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của doanh nghiệp hoặc sản phẩm/dịch vụ để tránh các nguy cơ của thị trường.
Ví dụ phân tích ma trận SWOT của Starbucks & Nike
Phân tích mô hình ma trận SWOT của Starbuck
- Thế mạnh
+ Starbuck là tập đoàn sinh lời với với số tiền cực khủng mỗi năm
+ Thương hiệu cà phê toàn cầu nổi tiếng toàn thế giới
+ Lọt top 100 nơi đáng làm việc được đãi ngộ tốt nhất
+ Doanh nghiệp luôn đề cao sứ mệnh giàu tính đạo đức
+ Đơn vị luôn hiểu được xu hướng của khách hàng để ứng dụng vào quy trình hoạt động
- Điểm yếu
+ Khả năng cải tiến của họ sẽ có lúc thất bại rất dễ xảy ra.
+ Có mặt khắp nước Mỹ nhưng cần đầu tư ở các quốc gia khác để phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
+ Doanh nghiệp vẫn còn chậm chân trong việc lấn sang các lĩnh vực khác để tăng trưởng.
- Cơ hội
+ Starbuck rất giỏi nắm bắt các cơ hội để phát triển thế mạnh của thương hiệu
+ Sản phẩm và dịch vụ mới được bán lẻ tại các cửa hàng cà phê
+ Có cơ hội mở rộng thị trường ra quốc tế như Ấn Độ và vành đai Thái Bình Dương
+ Có tiềm năng đồng thương hiệu với các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống khác
- Thách thức
+ Đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp của các loại thức uống đang phát triển khác
+ Nguy cơ tăng giá cà phê và sản phẩm từ sữa
+ Thành công của Starbuck đã tạo ra phong cách mới cho nhiều đối thủ và bị nhiều sao chép, dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm tàng.
+ Thách thức từ các đối thủ cạnh tranh
Phân tích mô hình Swot của Nike
- Thế mạnh
+ Nike là công ty có sức cạnh tranh mạnh trong thị trường
+ Nike không có xưởng sản xuất nên không có gánh nặng về địa điểm và nhân công.
+ Luôn đầu tư để nghiên cứu và phát triển, đồng thời nắm bắt kịp xu hướng của khách hàng
- Điểm yếu
+ Sản phẩm thể thao chưa phong phú. Thương hiệu sẽ dễ bị lung lay nếu sản phẩm giảm sức hút
+ Lĩnh vực bán lẻ rất nhạy cảm với giá cả.
- Cơ hội
+ Phát triển sản phẩm mang lại cho Nike nhiều cơ hội. Thương hiệu được chú ý bởi sản phẩm mang phong cách thời thượng nên khách hàng sẽ mua tiếp sản phẩm mới.
+ Có thể phát triển sản phẩm theo hướng thời trang thể thao, kính mát và trang sức.
+ Doanh nghiệp cũng có thể phát triển ra quốc tế, dựa trên sự nhận diện thương hiệu toàn cầu.
- Thách thức
+ Giá mua bán Nike chênh lệch theo nhiều đơn vị tiền tệ khác nhau nên chi phí và lợi nhuận không ổn định theo thời gian. Tình trạng này có thể khiến Nike sản xuất hoặc bán lỗ.
+ Thị trường quần áo, giày dép cực kỳ cạnh tranh.
+ Với điểm yếu đã đề cập, lĩnh vực bán lẻ cực kì nhạy cảm về giá. Nên khách hàng có thể lựa chọn nhà cung cấp giá rẻ hơn.
+ Phải đổi mới và tìm cách thay đổi khi đang phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp<
Tổng kết
Mặc dù các bước làm ma trận SWOT không quá khó nhưng nếu bỏ qua thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng gặp rủi ro lớn hơn rất nhiều bởi chưa xác định rõ đâu là điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức mà mình sẽ gặp phải. Do đó, hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn swot là gì? cũng như cách phân tích swot và kỹ thuật phân tích swot đúng chuẩn để có thể giúp bản thân hoặc doanh nghiệp của mình phát triển hơn.
Nguồn: Ngáo Content
Có thể bạn quan tâm:
Kế hoạch Marketing là gì? Quy trình xây dựng một kế hoạch Marketing từ A-Z
Phân khúc khách hàng là gì? Có bao nhiêu hình thức phân khúc khách hàng?