Trong lĩnh vực Marketing, SEM là một khái niệm được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về ý nghĩa và tầm quan trọng của SEM trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Vậy SEM là gì? Tầm quan trọng của nó đối với Marketing như thế nào? Hiểu rõ SEM sẽ giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt cách thức hoạt động của các công cụ tìm kiếm và cải thiện hiệu quả của các hoạt động quảng cáo trực tuyến. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn bạn nhé.
MỤC LỤC
SEM là gì?
SEM là viết tắt của cụm từ Search Engine Marketing hay còn được hiểu là Tiếp thị qua các công cụ tìm kiếm. Đây là một phương pháp quảng cáo trực tuyến giúp tăng cường khả năng xuất hiện của website trên các trang kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,… Với SEM, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, tăng lượng truy cập trang web và tăng doanh số bán hàng.
SEM, SEO và PPC khác biệt điểm nào?
SEM bao gồm hai phương pháp chính là SEO (Search Engine Optimization) và PPC (Pay-per-click). Đối với SEO, cụ thể hơn thì công việc của SEO tập trung vào việc tối ưu hóa website để tăng cường hiệu quả tìm kiếm của người tiêu dùng một cách tự nhiên. Các hoạt động SEO có thể kể đến như là sản xuất các nội dung có giá trị, có tính tin cậy và không trùng lặp với người khác. Ngoài ra còn có các công việc như xác định từ khóa hiệu quả, cải thiện UX UI của các landing pages và website,… Đối với PPC, đây là hình thức trả tiền quảng cáo để xuất hiện trên các trang đầu hiển thị kết quả tìm kiếm. Cụ thể thì doanh nghiệp sẽ phải trả tiền cho mỗi lượt nhấp vào quảng cáo của người dùng.
Nói dễ hiểu hơn thì SEM bao gồm cả hình thức không trả phí (SEO) và có trả phí (PPC) để tối ưu các kết quả tìm kiếm, tăng khả năng hiển thị của website doanh nghiệp. PPC là cách nhanh chóng và dễ dàng để đưa nội dung của doanh nghiệp lên xếp đầu trong kết quả hiển thị của các công cụ tìm kiếm, trong khi SEO lại có ưu điểm là mang đến lưu lượng truy cập vào website tự nhiên, doanh nghiệp không phải trả tiền, tuy nhiên nó lại mất nhiều thời gian hơn PPC.
Tầm quan trọng của SEM trong Marketing?
Với sự bùng nổ của các xu hướng mua sắm online cũng như là sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội hiện nay, vận dụng SEM sẽ giúp mở rộng các phạm vi tiếp cận chiến lược Marketing đến người tiêu dùng hơn. Thông qua việc xác định và sử dụng các từ khóa chất lượng tốt có thể thu hút và tạo sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ.
SEM còn giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi hơn cho doanh nghiệp, ví dụ với hai doanh nghiệp bán cùng một sản phẩm, doanh nghiệp có chiến lược SEM tốt có nhiều cơ hội hơn về việc khách hàng truy cập vào website của họ hơn doanh nghiệp kia. Từ đó có thể gia tăng ý định mua hàng của khách hàng và cả khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp còn lại. Ngoài ra, SEM còn có vai trò quan trọng bởi những ưu điểm của nó như sau:
- Tốc độ: Việc áp dụng SEM giúp tăng cao lưu lượng truy cập hơn là không làm, SEM có thể khiến cho website của bạn xuất hiện ngay từ trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm.
- Kiểm soát chi phí: Mô hình PPC buộc các doanh nghiệp phải trả tiền cho mỗi lượt nhấp, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn có thể kiểm soát chi phí này bằng cách đặt mức giá tối đa cho mỗi lần nhấp chuột trong từng ngày.
- Tăng khả năng xếp hạng tự nhiên: Khi doanh nghiệp trả phí để thực hiện SEM, họ sẽ có nhiều lưu lượng truy cập vào website nhiều hơn. Điều này cũng giúp tăng độ tin cậy được đánh giá bởi Google, và dần dà về sau doanh nghiệp có thể không cần trả phí để được đứng đầu kết quả nữa.
- Tiếp cận đúng phân khúc: Các công cụ SEM cho phép doanh nghiệp có thể thiết lập chính xác những yếu tố về khách hàng mục tiêu mà họ mong muốn tiếp cận, chẳng hạn như là độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý,… Việc tiếp cận đúng phân khúc cũng giúp tăng hiệu quả của chiến dịch marketing hơn.
Những khó khăn và thách thức đối với SEM
Bên cạnh những ưu điểm và giá trị mà SEM mang lại cho doanh nghiệp thì hiện nay, khi lên kế hoạch và thực hiện các chiến lược SEM cũng có kèm một số khó khăn và thách thức mà bạn nên chú ý đến như sau:
- Chi phí có thể tăng cao: Dù cho các doanh nghiệp có thể kiểm soát chi phí cho SEM tuy nhiên nếu rơi vào những giai đoạn hoặc thời gian cao điểm thì mức giá phải trả cho các công cụ có thể sẽ nhiều hơn. Ngoài ra thì hiện nay, việc các doanh nghiệp trả phí cho SEM đã gia tăng so với trước kia cũng là một yếu tố đẩy mức CPC sao hơn.
- Niềm tin của khách hàng giảm: Có nhiều khách hàng không thích những nội dung được quảng cáo, được trả phí, nên họ thường có xu hướng truy cập vào các website tự nhiên hoặc không trả phí hơn.
- Sự gia tăng các trình chặn quảng cáo: Cũng vì nhu cầu muốn né tránh của người dùng ngày càng tăng cao đã thúc đẩy sự phát triển của các trình chặn quảng cáo. Các trình chặn quảng cáo có thể khiến cho bài viết trả phí của website không được thể hiện.
Các công cụ quan trọng khi lên chiến lược SEM
Nghiên cứu từ khóa
Trong quá trình lên chiến lược SEM, việc nghiên cứu từ khóa là cách quan trọng và cần thiết nhất. Bạn phải lựa chọn và xác định được từ khóa hoặc các từ khóa hiệu quả nhất, có khả năng tạo lưu lượng và đang là xu hướng tìm kiếm hiện nay. Việc này có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa trực tuyến như Google Trends, Keyword Tool, Keyword Planner, Semrush,… Nghiên cứu từ khóa sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược quảng cáo PPC hoặc SEO hiệu quả, tối ưu hóa chi phí quảng cáo và tăng lượng chuyển đổi.
Chuẩn bị ngân sách
Chuẩn bị và thiết lập ngân sách giúp bạn kiểm soát chi phí quảng cáo của mình và tránh tình huống ngân sách vượt quá dự kiến hoặc kế hoạch. Điều này giúp đảm bảo tài chính của bạn không bị thiệt hại. Ngoài ra việc đặt ngân sách có thể hỗ trợ bạn tập trung tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo của mình, cụ thể là bạn có thể chỉnh sửa quảng cáo để đạt được hiệu quả cao hơn, chọn các từ khóa, địa điểm phù hợp với ngân sách và với khách hàng mục tiêu giúp cho chiến dịch của bạn chỉ tốn ngân sách cho khách hàng tiềm năng nhất.
Tạo ad groups
Ad groups là một phần của chiến dịch quảng cáo trên Google Ads, trong đó các quảng cáo được nhóm lại dựa trên các từ khóa hoặc chủ đề tương tự. Mỗi ad group có thể có nhiều quảng cáo và từ khóa, nhưng chúng đều liên quan đến cùng một chủ đề. Việc tạo ad groups là rất quan trọng vì nó giúp cho quảng cáo của bạn được tập trung vào một chủ đề cụ thể, giúp người dùng tìm thấy thông tin một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc nhóm các từ khóa và quảng cáo vào các ad groups cũng giúp cho việc quản lý chiến dịch quảng cáo trở nên dễ dàng hơn, và bạn có thể theo dõi hiệu quả của từng ad group một cách chi tiết hơn để cải thiện chiến lược quảng cáo của mình.
Thiết kế landing page
Landing page là trang đích mà người dùng sẽ được chuyển hướng đến khi họ nhấp vào các quảng cáo của doanh nghiệp trên các trực tuyến như Google, Facebook, Instagram,.. Landing page được thiết kế để tăng khả năng chuyển đổi từ những người truy cập có thể trở thành khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng trung thành. Việc thiết kế landing page tốt giúp tăng chất lượng website, giảm chi phí quảng cáo và tăng chỉ số ROI. Ngoài ra, landing page tốt còn cung cấp cho các khách hàng đầy đủ thông tin cần thiết về sản phẩm hoặc dịch vụ, từ đó có thể nâng cao lòng tin cậy của khách hàng.
Đặt giá thầu
Đặt giá thầu là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc lên chiến lược quảng cáo SEM, bởi vì nó giúp định vị và đảm bảo rằng quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện ở các vị trí đầu của kết quả tìm kiếm. Nếu như doanh nghiệp không đặt giá thầu đúng cách, quảng cáo có thể bị chìm dưới các quảng cáo khác hoặc tệ hơn là không hiển thị cho người dùng. Có thể thấy rằng việc đặt giá thầu thấp hơn thị trường có thể dẫn đến việc không đủ tài nguyên để cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Đặt giá thầu quá cao lại có thể gây ảnh hưởng đến ngân sách và chi phí của doanh nghiệp. Do đó, đặt giá thầu đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo rằng quảng cáo của bạn được hiển thị trên top đầu kết quả tìm kiếm và thu hút được sự chú ý của khách hàng tiềm năng.
Quan sát chiến dịch
Một yếu tố có vai trò to lớn khác chính là việc theo dõi hiệu suất của quảng cáo và chiến lược SEM. Bạn có thể quan sát và theo dõi chiến dịch của doanh nghiệp mình bằng các công cụ phân tích, chẳng hạn như Google Analytics. Những công cụ này cho phép các tổ chức theo dõi hiệu suất của từ khóa và thực hiện các sửa đổi đối với quảng cáo, từ khóa được sử dụng hoặc các yếu tố khác của chiến dịch. Bằng cách theo dõi chiến dịch, doanh nghiệp có thể nắm rõ những thông tin như là:
- Tỷ lệ nhấp chuột (CTR): Đây là tỷ lệ giữa số lần khách hàng nhấp vào quảng cáo chia cho số lần hiển thị quảng cáo. CTR càng cao cho thấy quảng cáo của bạn càng hấp dẫn và có thể dẫn đến nhiều lượt truy cập hơn.
- Tỷ lệ chuyển đổi (CVR): Tỷ lệ giữa số lần chuyển đổi (ví dụ như mua hàng hoặc đăng ký) chia cho số lần khách hàng nhấp vào quảng cáo. CVR cao thể hiện quảng cáo của bạn đang đưa ra thông điệp hấp dẫn và thu hút nhiều khách hàng đến với trang web của bạn.
- Chi phí cho mỗi lần nhấp chuột (CPC): Đây là số tiền mà bạn phải trả cho mỗi lần người dùng nhấp vào quảng cáo. Việc theo dõi chiến lược SEM, bạn có thể điều chỉnh mức CPC sao cho phù hợp để tối ưu hóa chi phí cho chiến dịch.
- Từ khóa hiệu quả: Bạn có thể theo dõi các từ khóa đã được sử dụng trong chiến dịch và đưa ra đánh giá xem liệu chúng có hiệu quả hay không. Thông qua việc này, bạn có thể điều chỉnh, cải thiện hoặc loại bỏ những từ khóa không hiệu quả và tiếp tục tối ưu các từ khóa có hiệu quả cao.
- Thị phần (Impression Share): Đây là tỷ lệ giữa số lần hiển thị quảng cáo và số lần quảng cáo có thể được hiển thị. Impression Share càng cao thì cho thấy chiến lược của bạn đang cho ra những quảng cáo hấp dẫn hơn và được hiển thị nhiều hơn so với đối thủ của bạn.
Tổng kết
Với sự phát triển không ngừng của thời đại số hóa hiện nay, SEM đã trở thành một trong những công cụ không thể thiếu trong chiến lược marketing của các doanh nghiệp. Do đó hiểu rõ về SEM là gì và cách thức hoạt động của nó sẽ giúp bạn có thể đạt được hiệu quả tối đa trong công việc của mình. Chỉ cần áp dụng đúng cách, SEM Marketing sẽ giúp bạn cải thiện và phát triển kết quả cho thương hiệu cũng như thu hút nhiều khách hàng tiềm năng đến với doanh nghiệp hơn. Qua bài viết này, mong rằng bạn sẽ có thể chuẩn bị sẵn sàng cho một chiến dịch marketing thành công với SEM Marketing!
Nguồn: Ngáo Content
Có thể bạn quan tâm:
Keyword Intent là gì? Cách khai thác ý định tìm kiếm của khách hàng triệt để
Cách tối ưu hình ảnh cho website chuẩn SEO hiệu quả
Cách tạo tài khoản quảng cáo Google Ads nhanh chóng
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good.