Trong mọi cuộc đua, nhờ sự xuất hiện của đối thủ mà bầu không khí mới trở nên hấp dẫn và kịch tính hơn. Việc có một hoặc nhiều đối thủ vừa tăng tính cạnh tranh lại vừa khuyến khích mỗi bên tìm cách để cải tiến, tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng cao. Tuy nhiên, nếu muốn giành phần thắng trước đối thủ thì bạn phải biết cách phân tích đối thủ cạnh tranh.
MỤC LỤC
Định nghĩa đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là một cụm từ thường được nhắc đến trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống thường ngày, phổ biến hơn cả là lĩnh vực kinh doanh. Nói một cách đơn giản, đối thủ cạnh tranh dùng để chỉ về cá nhân hoặc tổ chức hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành công nghiệp hoặc thị trường như bạn. Những đối thủ này có khả năng cạnh tranh với bạn nhằm thu hút khách hàng, đạt được mục tiêu kinh doanh,…
Có 3 loại đối thủ cạnh tranh bạn cần quan tâm, đó là:
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Kinh doanh cùng loại sản phẩm/dịch vụ với bạn và cùng hướng đến nhóm đối tượng khách hàng giống bạn.
- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Kinh doanh cùng loại sản phẩm/dịch vụ với bạn, chỉ khác là họ lại hướng đến một nhóm khách hàng riêng biệt.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Kinh doanh những loại sản phẩm/dịch vụ không giống với bạn nhưng lại phục vụ cho cùng nhóm đối tượng khách hàng. Trong tương lai, họ có thể sẽ trở thành đối tác tiềm năng và cũng có nguy cơ cản bước tiến của bạn nếu họ quyết định mở rộng kinh doanh.
Quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh là gì?
Từ định nghĩa về đối thủ cạnh tranh trên đây, bạn có thể lý giải phân tích đối thủ cạnh tranh là gì không? Phân tích đối thủ cạnh tranh được hiểu là quá trình nghiên cứu đối thủ để tìm ra những lợi thế và hạn chế của họ. Qua đó, bạn sẽ có thêm căn cứ cụ thể nhằm hoạch định chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển hơn so với đối thủ.
Đâu là lý do khiến bạn phải phân tích đối thủ cạnh tranh?
Bên cạnh việc giúp bạn trả lời cho câu hỏi đối thủ có những điểm mạnh và điểm yếu nào thì phân tích đối thủ cạnh tranh còn đem lại nhiều lợi ích khác như:
Nhìn nhận rõ nét hơn về tình hình thị trường
Thông qua quá trình phân tích, bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan nhất về: xu hướng và tiềm năng phát triển của thị trường, ngành công nghiệp cũng như nguồn cung – cầu sản phẩm, dịch vụ. Nhờ vậy, bạn mới dễ dàng xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát triển kinh doanh.

Tự xác định điểm mạnh và yếu của mình
Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ giúp bạn hiểu rõ về người mà còn rõ về mình. Khi đặt những điểm mạnh – yếu của bạn và đối thủ lên cùng một bàn cân, bạn sẽ nhận thấy mình đang có lợi thế gì, phải khắc phục điểm nào. Với cách này, bạn có thể tìm ra cách để tận dụng và phút huy điểm mạnh, cải thiện và vượt qua điểm yếu còn cản trở bạn trên thương trường khốc liệt.
Phát triển năng lực cạnh tranh để vượt qua đối thủ
Thêm một lợi ích tuyệt vời nữa mà hoạt động phân tích đối thủ mang lại đó là giúp doanh nghiệp của bạn nâng cao năng lực cạnh tranh. Từ việc hiểu rõ về đối thủ, bạn có thể chủ động tạo ra lợi thế bằng cách tối ưu hóa dịch vụ, sản phẩm, chiến lược kinh doanh với những điểm khác biệt mà đối thủ khó hoặc không thể sao chép.
Bên cạnh đó, phân tích đối thủ cạnh tranh cũng giúp bạn nhanh chóng xác định những phân khúc khách hàng mà đối thủ đang hướng đến. Từ đó, bạn sẽ tìm ra cách tiếp cận khác biệt nhằm “đốn gục” khách hàng một cách hiệu quả hơn.

Tối ưu chiến lược đầu tư và marketing
Càng phân tích chi tiết về đối thủ cạnh tranh, bạn càng dễ dàng đáng giá về tình hình thị trường. Điều này giúp bạn đưa ra những quyết định đầu tư tốt, hạn chế tối đa rủi ro không đáng có và gia tăng hiệu quả kinh doanh.
Không những thế, bạn cũng có thể dựa vào kết quả của quá trình phân tích để có phương án tối ưu hóa chiến lược marketing nhằm tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Đồng thời, nâng cao nhận thức của khách hàng về thương hiệu để tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
Nghề marketing vốn có một sức cuốn hút lạ kỳ nhưng khối lượng công việc mỗi marketer phải hoàn thành là rất lớn. Để làm tốt nhiệm vụ, marketer cần trang bị kiến thức cơ bản về marketing, hình thành tư duy học marketing,… trước khi học về cách viết content marketing, phân tích thị trường/đối thủ cạnh tranh,… Nếu bạn đang loay hoay trong “bầu trời kiến thức”, hãy tham khảo ngay Khóa học Content Foundation tại Ngáo Content, lộ trình học tập được gói gọn chỉ trong 6 buổi.

Review top 3 mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh phổ biến nhất
Quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian nếu bạn không biết cách sử dụng những công cụ đắc lực. Đó chính là top 3 mô hình phân tích tuyệt vời sau đây:
Mô hình SWOT trong phân tích đối thủ cạnh tranh
Không quá khi khẳng định rằng đây là mô hình huyền thoại, dù đã xuất hiện từ lâu nhưng giá trị ứng dụng và mức độ hiệu quả vẫn còn nguyên vẹn. Với 4 yếu tố cơ bản trong mô hình SWOT, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về đối thủ để có thể đưa ra những nhận định chính xác nhất:
- Strengths hay điểm mạnh: Những tác nhân bên trong đem lại lợi ích cho đối thủ.
- Weakness hay điểm yếu: Những tác nhân cũng từ bên trong nhưng lại gây bất lợi cho đối thủ.
- Opportunities hay cơ hội: Những tác nhân từ bên ngoài đem lại điều có lợi cho đối thủ.
- Threats hay thách thức: Những tác nhân từ bên ngoài gây ra nhiều khó khăn cho đối thủ.
Mô hình nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 5 áp lực
Thêm một mô hình nghiên cứu đối thủ cạnh tranh khác bạn nên áp dụng đó là mô hình 5 áp lực của Michael Porter. Dù bạn và đối thủ đang hoạt động ở bất kỳ ngành nghề hoặc lĩnh vực nào thì bạn vẫn có thể dùng mô hình này. 5 áp lực trong mô hình bao gồm:
- Những đối thủ cạnh tranh ở giai đoạn hiện tại.
- Những đối thủ cạnh tranh còn tiềm ẩn trong tương lai.
- Những nhà cung ứng.
- Những sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế của bạn/đối thủ.
- Thị trường khách hàng của bạn/đối thủ.

Mô hình phân tích đối thủ CPM
Top 3 mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả còn có sự xuất hiện của ma trận cạnh tranh – Competitive Profile Matrix, viết tắt: CPM. Ngoài việc giúp bạn xác định được đâu là đối thủ cạnh tranh của mình thì CPM còn chỉ ra những điểm mạnh và yếu của bạn. Từ đó, bạn dễ dàng so sánh được vị thế của mình so với đối thủ trên thị trường.
Mô hình CPM được cấu thành nên từ 4 thành phần chính, bao gồm:
- Những yếu tố phân tích.
- Trọng số những yếu tố phân tích.
- Xếp hạng của đối thủ ở những yếu tố trong báo cáo.
- Điểm, tổng điểm của từng doanh nghiệp đối thủ.
Các bước nghiên cứu đối thủ cạnh tranh chuẩn không cần chỉnh
Cách nghiên cứu đối thủ cạnh tranh hiệu quả nhất trong kinh doanh, bạn đã biết hay chưa? Mời bạn tham khảo quy trình dưới đây để có thể thu được kết quả phân tích chính xác nhất!
Thiết lập danh sách những đối thủ cạnh tranh của bạn
Xác định đối thủ cạnh tranh được biết đến là bước đầu tiên trong quy trình phân tích đối thủ. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc “điểm mặt đặt tên” của đối thủ, hãy bắt đầu bằng cách tìm kiếm trên Google thông tin về những doanh nghiệp:
- Có ý tưởng kinh doanh giống với bạn.
- Kinh doanh những loại sản phẩm, dịch vụ tương tự với bạn.
- Hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu tương tự hay có một phần nào đó trùng với bạn.
- Mới tham gia thị trường hoặc đã có nhiều năm kinh doanh với những thành tựu to lớn.
- …
Một lưu ý nhỏ dành cho bạn là nên lập một danh sách có từ 7 – 10 đối thủ có liên quan mật thiết. Con số này được xem là lý tưởng bởi sẽ giúp bạn có một góc nhìn toàn cảnh về cả thị trường và đối thủ.

Đánh giá và nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh có trong danh sách
Bước tiếp theo bạn cần thực hiện đó là đánh giá toàn bộ đối thủ cạnh tranh có trong danh sách đã tổng hợp trước đó. Quá trình đánh giá và nghiên cứu càng được thực hiện một cách cụ thể và chi tiết thì bạn và doanh nghiệp lại càng dễ dàng vạch ra định hướng, chiến lược marketing chất lượng hơn.
Dưới đây là những tiêu chí bạn nên dùng để đánh giá đối thủ của mình:
- Thị phần đối thủ đang nắm giữ.
- Quy mô hoạt động của đối thủ.
- Điểm mạnh và yếu của đối thủ.
- Những chiến lược kinh doanh mà đối thủ đang triển khai.
Phân loại đối thủ cạnh tranh
Sau khi đã hoàn thành 2 bước trên, bạn sẽ chuyển sang bước phân loại đối thủ cạnh tranh. Như bài viết đã chia sẻ trước đó, đối thủ sẽ được chia thành 3 nhóm tương ứng với 2 cấp độ cạnh tranh khác nhau:
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Thu thập mọi thông tin liên quan đến đối thủ
Có một sự thật hiển nhiên rằng bạn sẽ không thể phân tích nếu thiếu những thông tin cần thiết. Do đó, bạn cần bắt tay ngay vào việc thu thập càng nhiều thông tin của đối thủ càng tốt. Tuy nhiên, bạn đừng quá chú trọng vào lượng mà bỏ qua chất. Vậy bạn cần nghiên cứu thông tin gì từ đối thủ cạnh tranh?

- Tổng quan về doanh nghiệp đối thủ: cơ cấu, quy mô, phương thức hoạt động,…
- Sản phẩm/dịch vụ của đối thủ: thiết kế, bao bì, công dụng, giá cả, đặc tính, cách dùng,…
- Kênh đối thủ phân phối sản phẩm/dịch vụ: danh sách kênh, cấu trúc của mỗi kênh, …
- Cách thức đối thủ đang truyền thông: hình thức online hay offline, nội dung truyền thông, mức độ hiệu quả,…
- Nhóm khách hàng của đối thủ và sự nhận thức của khách hàng về đối thủ: mức độ nhận diện thương hiệu, phản hồi của khách hàng,…
Hình thành bảng phân tích đối thủ cạnh tranh
Bạn hãy nhớ rằng lượng thông tin thu thập được sẽ “siêu to khổng lồ”. Đó là lý do bạn cần sắp xếp tất cả thông tin một cách khoa học để thuận tiện trong việc theo dõi, cập nhật và chia sẻ trong từng thời điểm. Bảng thông tin phân tích đối thủ cạnh tranh luôn được coi là một phương án không thể hoàn hảo hơn dành cho bạn.
Bảng phân tích bao gồm những thành phần chính sau đây:
- Tên của bảng phân tích: đảm bảo ngắn gọn và rõ ràng về mục đích.
- Tên của người lập bảng: cung cấp thông tin về những người sẽ tham gia nghiên cứu đối thủ.
- Thời gian lập bảng: mỗi bảng sẽ được xây dựng để phục vụ nhu cầu phân tích ở mỗi giai đoạn khác nhau nên bạn cần ghi rõ thời gian để đưa ra những chiến lược chính xác nhất.
- Danh sách đối thủ cạnh tranh: tổng hợp toàn bộ đối thủ bạn muốn phân tích.
- Những tiêu chí dùng để so sánh: bao gồm sản phẩm, giá cả, yêu cầu của khách hàng, thông điệp truyền thông,…

Ứng dụng mô hình phù hợp và quá trình phân tích
Căn cứ vào mục đích phân tích, bạn sẽ lựa chọn cho mình một mô hình phân tích phù hợp. Tuy nhiên, không có bất kỳ giới hạn nào trong việc kết hợp 2 hoặc nhiều mô hình với nhau. Bạn càng linh hoạt khi tiến hành phân tích thì sẽ càng tăng khả năng thu về những kết quả vượt qua cả sự kỳ vọng.
Lập báo cáo về hoạt động phân tích đối thủ
Kết thúc quá trình phân tích, bạn cần trình bày cụ thể với những thành viên trong nhóm và cấp trên. Bởi vậy, bạn đừng quên tổng hợp toàn bộ thông tin thành một bản báo cáo đầy đủ và chi tiết. Qua đó, doanh nghiệp sẽ có căn cứ để hoạch định những chiến lược tiếp thị và kinh doanh mới, hiệu quả nhằm củng cố vị thế trên thị trường cũng như mở rộng thị trường.
Bạn cần lưu ý gì khi tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh?
Vậy là bài viết đã vừa hướng dẫn bạn chi tiết về từng bước để phân tích đối thủ cạnh tranh. Nhưng để quá trình phân tích diễn ra một cách suôn sẻ thì bạn hãy nhớ nằm lòng thêm một vài lưu ý dưới đây trước khi bắt đầu nhé!
- Phân tích đối thủ cạnh tranh phải được tiến hành liên tục và lâu dài vì chính bạn và đối thủ luôn có sự thay đổi và phát triển qua từng ngày.
- Xác định thời gian và thời điểm phù hợp để thực hiện quá trình phân tích đối thủ nhằm đưa ra những chiến lược đầu tư, marketing hợp với thực tế của thị trường.

Gợi ý một số công cụ trực tuyến giúp bạn phân tích đối thủ
Bên cạnh việc nắm rõ quy trình phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn cũng nên dành thời gian để tìm hiểu thêm về những công cụ hỗ trợ phân tích đối thủ trực tuyến. Dưới đây là top 3 công cụ đang được nhiều người tin dùng:
Công cụ Google Analytics vô cùng hiệu quả
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng Google Analytics để phân tích đối thủ vì công cụ này thường xuyên gửi đến bạn những báo cáo chi tiết về dữ liệu website của bạn và đối thủ. Thông qua báo cáo, bạn sẽ theo dõi được lưu lượng truy cập và hành vi của người dùng trên website, nguồn người dùng truy cập và nhiều thông tin quan trọng khác có liên quan đến đối thủ.
Công cụ SEMrush được sử dụng rộng rãi
Nhắc đến SEMrush, hầu hết người dùng sẽ liên tưởng đến một công cụ phân tích những chỉ số SEO và website được dùng để kiểm tra thứ hạng website, nghiên cứu từ khóa. Nhưng ít ai biết rằng, SEMrush cũng có thêm tính năng phân tích đối thủ cạnh tranh và đưa ra những đề xuất chiến lược marketing trực tuyến. Với sự trợ giúp của công cụ SEMrush, bạn có thể tiến hành đánh giá về mức độ cạnh tranh cũng như những từ khóa mà đối thủ đang dùng.

Công cụ Similarweb cung cấp thông tin chi tiết
Ngoài 2 công cụ trên, bạn cũng có thêm 1 sự lựa chọn khác đó là Similarweb với khả năng đo lường lưu lượng hoạt động và truy cập trên trang web. Đặc biệt hơn, Similarweb còn cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng liên quan đến:
- Hệ thống từ khóa và kênh truyền thông xã hội được dùng để tìm kiếm, truy cập website đó.
- Những website có liên quan đến website của đối thủ cạnh tranh.
- Những website cạnh tranh trong cùng ngành với bạn.
- …
Kết luận
Phân tích đối thủ cạnh tranh là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà bạn không được bỏ qua nếu mong muốn xây dựng chiến lược kinh doanh hoàn hảo. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã góp nhặt thêm nhiều thông tin hữu ích để giúp quá trình phân tích đối thủ diễn ra một cách dễ dàng, suôn sẻ hơn.
Nguồn: Ngáo Content
Có thể bạn quan tâm:
ROA là gì? Ý nghĩa, công thức tính và cách sử dụng ROA để đánh giá hiệu quả kinh doanh
Cách phỏng vấn tìm insight khách hàng hiệu quả mọi marketer cần biết
Bảng khảo sát insight là gì? Cách để xây dựng bảng khảo sát chuẩn xác