Một mẫu kế hoạch Marketing chuyên nghiệp luôn là điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược một cách hoàn hảo, kế hoạch marketing càng kỹ càng, doanh nghiệp càng hiểu được thị trường, doanh nghiệp, từ đó đưa ra phương hướng đúng đắn. Vì vậy, đây chính là một trong những bước đầu tiên không thể thiếu, ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch kinh doanh. Cùng xem ngay các mẫu kế hoạch Marketing chuyên nghiệp mà doanh nghiệp nhất định phải biết!
MỤC LỤC
1. Tại sao phải lập mẫu kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp
1.1 Giúp xác định mục tiêu tốt hơn
Việc lập một kế hoạch Marketing hoàn hảo sẽ giúp bạn xác định được những mục tiêu cụ thể và phù hợp cho doanh nghiệp. Một trong những lỗi phổ biến mà doanh nghiệp gặp phải đó chính là xác định mục tiêu chung và không cụ thể.
1.2 Giữ được sự nhất quán
Bạn cần lên một kế hoạch cụ thể để từng bước xây dựng, phát triển và thiết lập các hoạt động xâu chuỗi thống nhất hướng đến một mục tiêu cuối cùng. Sự nhất quán trong các hoạt động là chìa khóa để có chiến dịch marketing thành công.
1.3 Xác định trọng tâm kế hoạch Marketing doanh nghiệp muốn hướng đến
Các hoạt động marketing không có trọng tâm sẽ thật hỗn độn và không hiệu quả. Hãy tập trung vào những công việc cụ thể và hoàn thành tốt chúng. Tất nhiên là mọi thứ sẽ đều thay đổi theo thời gian, và marketing cũng vậy. Tuy nhiên, một kế hoạch marketing tốt sẽ xác định các hoạt động trọng tâm theo tháng và tăng hiệu quả công việc đáng kể.
2. Các yếu tố cần phải có trong một kế hoạch Marketing chuyên nghiệp
2.1 Phân tích mô hình SWOT
Phân tích SWOT để giúp doanh nghiệp biết được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những mối đe dọa về sản phẩm của mình khi tiến hành đưa ra thị trường mới, từ đó giúp cho doanh nghiệp có được cái nhìn khách quan và đưa ra những chiến lược đúng đắn cho sản phẩm của mình.
Điểm mạnh và điểm yếu
Hãy xem xét các hoạt động bên trong của tổ chức doanh nghiệp của bạn: Điểm nào mà tổ chức hoặc doanh nghiệp của bạn thực sự nổi bật? Điều gì mà doanh nghiệp đang hoạt động tốt và điều gì cần được cải thiện? Bạn có bất kỳ giới hạn tài nguyên nào không?
Cơ hội và thách thức
Bây giờ hãy nhìn ra bên ngoài tổ chức để xem xét thị trường và sự cạnh tranh của doanh nghiệp: Nơi nào doanh nghiệp của bạn có cơ hội để thúc đẩy? Bạn đang đấu tranh để theo kịp điều gì? Có bất kỳ thay đổi thị trường nào mà doanh nghiệp của bạn cần xem xét không?
2.2 Marketing Audit – Đánh giá tình hình
Đánh giá tình hình thị trường là bước quan trọng nhất cần làm khi bắt đầu xây dựng một plan marketing mẫu để có thể xác định được xu hướng thị trường ra sao và tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành đang diễn ra như thế nào.
Việc đánh giá tình hình sẽ bao gồm các nội dung:
- Phân tích môi trường theo mô hình PEST.
- Dự báo xu hướng thị trường để có những đề xuất phù hợp.
- Phân tích tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ.
2.3 Mục tiêu Marketing & Truyền thông
Việc đặt ra mục tiêu marketing và truyền thông đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, các mục tiêu này được đề ra dựa trên mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đã thiết lập. Hãy đo lường và đưa ra những mục tiêu phù hợp, tránh đề ra những mục tiêu không thực tế.
Một mục tiêu tốt là mục tiêu có thể thỏa mãn được nguyên tắc SMART, bao gồm:
- Specific: Cụ thể
- Measurable: Đo lường được
- Achievable: Có khả năng đạt được
- Relevant: Có tính liên quan để đạt được mục tiêu chung của tổ chức
- Time-bound: Thời hạn hoàn thành
2.4 Marketing Strategies
Xây dựng một chiến dịch Marketing cụ thể thông qua việc xác định đối tượng mục tiêu (Target Audience), bạn cũng nên lưu ý một số yếu tố cần quan tâm khi xác định đối tượng mục tiêu cho doanh nghiệp:
- Nhân khẩu học của đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp là gì (ví dụ: tuổi, vị trí, chức danh)?
- Họ quan tâm đến điều gì (ví dụ: sở thích, giá trị)?
- Hành vi tiêu dùng của họ là gì?
Sau khi đã xác định được đối tượng, bạn cần lên một kế hoạch Marketing Mix cụ thể bằng cách sử dụng các mô hình 4Ps, 6Ps, 7Ps,… tùy vào tình hình doanh nghiệp.
2.5 Action Plan – Kế hoạch hành động
Xây dựng một kế hoạch hoạt động cụ thể bao gồm thời gian lên bài, số lượng bài đăng cũng như các yêu cầu cụ thể để bạn và các thành viên thực hiện chiến dịch đó nắm được một cách khách quan rằng chiến dịch đang chạy cái gì, trên những kênh truyền thông nào, truyền thông trực tiếp hay gián tiếp.
2.6 Đo lường hiệu quả chiến dịch
Một số vấn đề cần đo lường trong mẫu kế hoạch Marketing (Marketing plan) như sau:
- Đo lường danh sách khách hàng tiềm năng và so sánh hàng năm để quan sát xu hướng tăng hoặc giảm.
- Phân tích những khả năng tác động, ảnh hưởng tới hành vi và quyết định mua hàng của khách hàng trên các kênh thông qua so sánh giữa các năm.
- Đo lường các chỉ số đánh giá hiệu quả social và so sánh giữa các năm.
- Đo lường các chỉ số chuyển đổi người dùng.
- Theo dõi các thẻ được gắn trên mạng xã hội để phân tích định tính các lượt chuyển đổi xung quanh
2.7 Kế hoạch ngân sách – Budget
Hãy bắt đầu bằng việc liệt kê bất kỳ khoản chi phí khi thực hiện chiến lược marketing, doanh nghiệp có thể biết mình có đủ khả năng chi tiêu cho các sáng kiến và ý tưởng mới. Sau đó, cố gắng hết sức để ước tính bất kỳ chi phí mới nào mà doanh nghiệp của bạn mong đợi trong năm tới. Đừng quên tính các chi phí liên quan đến bất kỳ nhân viên mới, người làm việc tự do hoặc đại lý bên thứ ba mà doanh nghiệp có thể cần dựa vào để hoàn thành công việc.
3. Các bước cụ thể trong kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp
Bước 1: Tóm tắt dự án
Tóm tắt dự án cung cấp cho doanh nghiệp một góc nhìn tổng quan và rõ ràng nhất của một kế hoạch Marketing. Bạn cần trả lời cho những câu hỏi:
- Bạn đang hướng đến khách hàng mục tiêu nào?
- Sản phẩm nào bạn tập trung?
- Bạn kết nối với đối tác nào để thành công?
- Làm cách nào để công ty bạn trở nên nổi bật và đem đến doanh thu tốt nhất?
- Bạn đang giải quyết vấn đề gì của khách hàng?
- Giải pháp của bạn là gì?
- Tại sao khách hàng nên sử dụng giải pháp đó ở thời điểm hiện tại?
Bước 2: Phân tích thị trường
Bạn phải xác định được sản phẩm bạn bán đang nhắm đến thị trường nào? nếu bạn không hiểu rõ về hoạt động thị trường mục tiêu thì bạn không thể tiếp thị thành công được. Điều đó dẫn đến việc tốn kém nhiều chi phí Marketing nhưng không thu về doanh thu như mong muốn. Trong một kế hoạch marketing, phân tích thị trường là tìm ra các cơ hội và rủi ro của thị trường nhằm phát hiện hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp.
Bước 3: Phân tích đối thủ
Điều quan trọng tiếp theo là bạn nắm được khả năng cạnh tranh và tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực/ngành bạn đang kinh doanh. Đừng chỉ tập trung vào đối thủ cạnh tranh trực tiếp với bạn mà bỏ qua đối thủ cạnh tranh gián tiếp. Những yếu tố bạn có thể xác định trong quá trình phân tích đối thủ có thể là:
- Điểm mạnh & điểm yếu của đối thủ: giá cả, tính năng, kênh phân phối,…)
- Chiến dịch Marketing mà đối thủ đang chạy: chiến lược truyền thông trên mạng xã hội, chiến lược quảng cáo trên truyền hình, các kênh thông tin đại chúng,…
- Khách hàng mục tiêu: khách hàng của họ là ai, làm cách nào để nâng cao lòng trung thành của khách hàng
Bước 4: Xác định thị trường và chân dung khách hàng mục tiêu
Khi xác định thị trường mục tiêu, bạn cần cân nhắc đến các yếu tố như nhân khẩu học, vị trí địa lý, hành vi mua hàng của từ các phân khúc khách hàng. Bạn cũng có thể đánh giá cơ hội thị trường cho các phân khúc khách hàng tiềm năng và hiện tại bằng dung lượng thị trường, tiềm năng phát triển và các rủi ro.
Sau khi đã có đầy đủ thông tin về nhóm hàng mục tiêu, hãy phân tích thông tin đó để vẽ ra chân dung khách hàng mục tiêu. Bạn càng mô tả họ chi tiết bao nhiêu, chiến dịch marketing của bạn sẽ có cơ hội thành công nhiều bấy nhiêu.
Bước 5: Xác định mục tiêu và KPIs
Xác định KPI giúp doanh nghiệp mường tượng trước được những kết quả mà chiến dịch Marketing sẽ mang lại.
Thông qua dự đoán KPI, nhà kinh doanh sẽ quyết định có nên nên đầu tư ngân sách, nguồn lực và thời gian để thực hiện chiến dịch này hay không, nên đầu tư bao nhiêu là đủ để tối ưu kết quả thu được. Bạn có thể sử dụng quy tắc SMART hay cách đặt mục tiêu OKRs để linh hoạt trong việc đặt mục tiêu.
Bước 6: Phân tích chiến lược 4Ps của doanh nghiệp
Chiến lược Marketing Mix 4Ps là một chiến lược vốn đã quá quen thuộc với doanh nghiệp, đây được xem là một công cụ hiệu quả mang đến sự thành công cho một chiến dịch Marketing. Nhìn chung, 4Ps dựa trên 4 yếu tố là: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Kênh phân phối), Promotion (Quảng cáo).
Hiện nay, ngoài mô hình 4Ps các nhà tiếp thị đã phát triển và mở rộng thêm rất nhiều mô hình khác như 6Ps, 7Ps,… Doanh nghiệp cũng nên xác định những yếu tố phù hợp để có thể lựa chọn mô hình kinh doanh đúng nhất.
Bước 7: Lên chiến lược định giá
Có 3 cách để định giá sản phẩm, nhưng dù áp dụng cách nào, bạn cũng cần cân nhắc ba yếu tố sau:
- Giá cả tương xứng với giá trị của nó
- Giá của sản phẩm công ty đối thủ
- Độ nhạy cảm về giá của khách hàng
Bước 8: Xác định kênh truyền thông (Marketing Channel) và ngân sách (Budget)
Có rất nhiều cách và kênh truyền thông giúp bạn truyền thông sản phẩm đến khách hàng, bạn nên lựa kênh marketing sáng suốt và phù hợp với chiến lược thương hiệu của công ty. Một số kênh truyền thông có thể kể đến như:
- Content marketing (tiếp thị nội dung)
- Social media (mạng xã hội): Facebook, sàn thương mại điện tử (Tiki, Lazada, Shopee,…) hay sàn thương mại nước ngoài (Amazon, Alibaba,..)
- Bán hàng tại điểm bán: thông qua nhà phân phối, siêu thị, tạp hóa, chợ,…
- Website: Thực hiện SEO để tiếp cận khách hàng tự nhiên thông qua các công cụ tìm kiếm (như Google và Cốc Cốc) hoặc quảng cáo
- Youtube: Tạo lập kênh video cho doanh nghiệp, thương hiệu để giới thiệu sản phẩm, hướng dẫn sử dụng…. thu hút nhóm đối tượng khách hàng thích xem video
- Tiktok: Kênh video ngắn phổ biến và thú vị nhất thế giới.
Không những thế, việc xác định ngân sách cho một chiến lược Marketing cũng là điều cần chú ý. Nhìn chung, việc thiết lập ngân sách phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay doanh nghiệp lâu năm)
- Ngành và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp (ngành hàng ăn uống, kinh doanh thực phẩm, hay ngành bất động sản, xây dựng,…)
- Kênh marketing doanh nghiệp lựa chọn (Kênh Online, Offline hay kết hợp cả hai O2O,…)
Bạn có thể quyết định ngân sách marketing dựa vào tiêu chuẩn chung của các doanh nghiệp cùng lĩnh vực, hoặc áp dụng quy tắc ngón tay cái dành ít nhất 20% doanh thu đầu tư vào marketing.
4. Tổng hợp các mẫu kế hoạch Marketing tham khảo cho doanh nghiệp
- Mẫu Marketing Plan chung cho doanh nghiệp: TẠI ĐÂY
- Mẫu Marketing Plan của Starbuck: TẠI ĐÂY
- Mẫu Marketing Plan cho công ty du lịch: TẠI ĐÂY
- Mẫu Marketing Plan cho công ty bất động sản: TẠI ĐÂY
- Mẫu Marketing Plan cho Startup: TẠI ĐÂY
- Mẫu Marketing Plan cho khách sạn: TẠI ĐÂY
5. Kết luận
Sau đây là tất cả những kiến thức mà Ngáo Content muốn chia sẻ với bạn về các mẫu kế hoạch Marketing chuyên nghiệp. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn có được cái nhìn tổng quát và chuyên sâu hơn để cho thể làm ra một kế hoạch Marketing bài bản. Chúc bạn thành công!
Nguồn: Ngáo Content
Có thể bạn quan tâm: