Trong lĩnh vực SEO, Keyword Intent là một khái niệm quan trọng giúp các chuyên gia SEO hiểu được ý định tìm kiếm của khách hàng và đưa ra các chiến lược phù hợp để thu hút họ đến với website của mình. Tuy nhiên, để khai thác Keyword Intent của khách hàng triệt để, không phải ai cũng biết cách. Vậy cụ thể thì Keyword Intent là gì? Làm thế nào để khai thác chúng hiệu quả? Bài viết sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin quan trọng về Keyword Intent cũng như cách khai thác chúng để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của khách hàng.
MỤC LỤC
Keyword Intent là gì?
Keyword Intent là ý định tìm kiếm của người dùng khi nhập một từ khóa vào công cụ tìm kiếm. Nó phản ánh mục đích và nhu cầu của người dùng khi tìm kiếm thông tin trên Internet. Đó là những gì người dùng sẽ tìm khi họ tìm kiếm một cụm từ cụ thể. Hay nói chính xác hơn, đó là những gì các doanh nghiệp nghĩ rằng người dùng có thể sẽ làm.
Tìm hiểu rõ hơn về Keyword Intent sẽ giúp cho các nhà tiếp thị hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong đợi của khách hàng, từ đó tối ưu hóa chiến dịch marketing của mình. Keyword Intent có thể được phân loại thành nhiều loại trong đó có bốn loại chính: Intent điều hướng, Intent giao dịch, Intent thương mại, và Intent thông tin. Cụ thể về từng Intent và ví dụ chi tiết có thể quan sát ở bảng dưới đây.
Các loại Keyword Intent trong SEO
Như đã đề cập ở trên, Keyword Intent có ba loại chính, tuy nhiên chúng cũng có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên các nhu cầu đa dạng của mỗi người. Các loại Keyword Intent phổ biến hiện nay trong SEO bao gồm như sau:
- Mua: Đây là Keyword Intent có giá trị nhất, bởi những người tìm kiếm từ khóa này đã có ý muốn mua một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào đó và họ sẵn sàng đổi tiền của mình để có được sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Ví dụ như là các từ khóa “mua điện thoại”, “mua quần áo online”, “mua xe hơi mới”,…
- Xác nhận, cam kết: Những người tìm kiếm theo hướng này hầu hết đã quyết định chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ và đang khi đó họ chỉ cần một cú hích cuối cùng trước khi mua hàng. Website phù hợp nhất cho những khách này là các website đánh giá, review hoặc các trang bán hàng nhưng cung cấp đầy đủ các yếu tố xác thực như feedback của khách hàng trước đó.
- Đánh giá: Khi người tìm kiếm biết về một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định nhưng không chắc nên mua sản phẩm đó từ công ty hoặc thương hiệu nào, họ rơi vào danh mục có Keyword Intent “đánh giá”. Trong mục này, người tìm kiếm thường có tâm lý muốn tìm ra lựa chọn tốt nhất cho họ cũng như loại bỏ sự không chắc chắn. Các bài viết chứng thực chất lượng sản phẩm, hoặc so sánh các sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu,… sẽ vô cùng hiệu quả.
- Giải quyết: Các từ khóa có mục đích “giải quyết” thường chứa các vấn đề mà người tìm kiếm muốn được giải đáp. Những người làm SEO có thể khám phá một lượng từ khóa mới bằng cách nhập “[Sản phẩm/ dịch vụ tốt nhất] cho…”. Ví dụ: các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc tại nhà có thể tìm thấy một kho từ khóa có mục đích này bằng cách nhập “Dịch vụ chăm sóc tại nhà cho ___”, qua đó có thể thấy thêm nhiều đề xuất của Google chẳng hạn như “Chăm sóc tại nhà cho người mắc chứng mất trí nhớ” hoặc “Chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân đột quỵ”.
- Khám phá: Những loại từ khóa này thường được nhập bởi những người đã tìm hiểu những điều cơ bản về sản phẩm hoặc dịch vụ và bắt đầu tự hỏi liệu rằng họ có cần nó không. Các bài đăng trên website của bạn nên tập trung vào các loại từ khóa này nhằm mục đích xây dựng lòng tin với khách hàng bằng cách cung cấp các thông tin giá trị và tránh việc định hướng bán hàng, ví dụ như là “Tại sao cần tham gia khóa học về đầu tư?”, “Lý do bạn nên sở hữu một chiếc webcam trong gia đình”,…
- Tìm hiểu: Các từ khóa có mục đích tìm kiếm “Tìm hiểu” thường là những thông tin và khái niệm đơn lẻ, chẳng hạn như là “thiết kế UX UI” hoặc “công thức toán học”. Nhiều lúc, có những người tìm kiếm có mục đích “Tìm hiểu” nhưng thực ra lại có ý muốn giao dịch, ví dụ: “Công ty tư vấn”, có nghĩa là “Tôi muốn thuê dịch vụ tư vấn” thay vì “Tôi muốn tìm hiểu về công ty tư vấn”.
Sự khác biệt về Keyword Intent cao và Intent thấp
Keyword Intent cao
Keyword Intent cao được cho là có mục đích thương mại cao. Những từ khóa này thể hiện ý định mua hàng mạnh mẽ của người tìm kiếm, cho dù đó là việc hỏi về sản phẩm, dịch vụ nào đó hay hành độc khác có khả năng dẫn đến việc mua hàng sau này. Các từ khóa có mục đích thương mại tức là chỉ liên quan đến tìm kiếm giao dịch cũng là những từ khóa có Intent cao. Ví dụ về các Keyword Intent cao phải có thể là:
- Mua ngay
- Chương trình giảm giá
- Miễn phí vận chuyển
- Săn sales
- Giá rẻ
- …..
Những từ khóa này, mặc dù có tính chất khác nhau, nhưng chúng đều phục vụ cùng một mục đích, đó là thuyết phục khách hàng tiềm năng mua hàng bằng cách đưa ra các ưu đãi bổ sung. Trong đó, “Mua” là từ khóa mạnh nhất trong số các từ khóa này, vì từ khóa này biểu thị ý định mua thứ gì đó mạnh nhất của khách hàng tiềm năng, bên cạnh đó thì các từ khóa khác cũng thể hiện ý định mua hàng mạnh mẽ.
Keyword Intent thấp
Ngược lại, các từ khóa có mục đích thương mại thấp là những từ khóa được tìm kiếm nhằm cung cấp thông tin, kiến thức. Cụ thể là khi ai đó tìm kiếm thông tin về một chủ đề nhất định hoặc một trang web cụ thể không có nhiều ý định mua bán hàng thì mục đích thương mại của họ thấp tức là Keyword Intent đó cũng thấp. Ví dụ về các từ khóa có ý định thương mại thấp bao gồm như sau:
- Tại sao…?
- Lý do…
- Cách chữa/ trị/ sửa/ cải thiện…
- Hướng dẫn
- Giải thích
- Định nghĩa
- Ý nghĩa
- …..
Các từ khóa có mục đích thương mại cao thường hiệu quả hơn đáng kể về mặt chi phí, vì tỷ lệ nhấp chuột cao, tỷ lệ chuyển đổi có xu hướng cao hơn. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa các Keyword Intent thấp là không quan trọng. Thay vào đó, Keyword Intent cao và thấp bổ trợ cho nhau, vừa để doanh nghiệp cung cấp thông tin bổ ích, tạo niềm tin cho khách hàng và vừa giúp tăng lượt chuyển đổi cho doanh nghiệp. Do đó, cần phải khai thác và sử dụng các Keyword Intent một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
Cách khai thác Keyword Intent của khách hàng triệt để
Cách 1: Google từ khóa và phân tích SERP
Bước đầu tiên bạn hãy gõ từ khóa mục tiêu vào thanh tìm kiếm của Google, ví dụ như là “chế độ ăn uống” và quan sát kết quả hiển thị. Bên cạnh đó, bạn có thể lướt xuống phía dưới để tham khảo các từ khóa liên quan khác do Google đề xuất.
Qua đó có thể thấy dựa trên từ khóa tìm kiếm “chế độ ăn uống”, các ý định tìm kiếm khác có thể là về lưu ý của việc ăn uống lành mạnh, nguyên tắc ăn uống khoa học, hay là cách để ăn uống lành mạnh… Đây là một cách hiệu quả để các doanh nghiệp và người làm Content có thể nghiên cứu về xu hướng tìm kiếm của khách hàng và thiết lập một danh sách các Keyword Intent chất lượng.
Cách 2: Phân loại ý định tìm kiếm
Dựa trên những kết quả tìm kiếm hiển thị bởi Google, bạn có thể tiến hành phân tích các ý định tìm kiếm theo loại, cụ thể như sau:
- Tìm hiểu thông tin: Các tiêu đề chứa các từ khóa như “Làm sao”, “Hướng dẫn”, “Lời khuyên”, “Những lợi ích”,…
- Điều hướng thông tin: Các tiêu đề chứa tên thương hiệu, chẳng hạn như “Apple”, “Vinamilk”, hoặc tên sản phẩm như “điện thoại iPhone”, “son dưỡng Bbia”,…
- Có ý định mua hàng: Đối với các tiêu đề có những từ khóa tính từ như “tốt nhất”, “hàng đầu”, “so sánh”,… hoặc các tính từ mô tả đặc tính sản phẩm cụ thể như là “màu đen”, “big size”,…
- Mua hàng: Những tiêu đề chứa các từ khóa này được gọi là từ khóa thương mại cao, nó thể hiện nhu cầu mua hàng rõ nết nhất của khách hàng như là “mua”, “giảm giá”, “đặt hàng”, “miễn phí vận chuyển”,…
Cách 3: Kiểm tra tính năng tự động gợi ý của Google
Phần “Mọi người cũng hỏi” hay còn là “People also ask” là tính năng tự động đề xuất của Google được tạo tự động. Nó được tạo dựa trên cơ sở dữ liệu từ những gì ma người dùng đã tìm kiếm các nội dung liên quan, do đó tính năng này có thể cung cấp các thông tin chi tiết và có giá trị về nội dung mà bạn cần xây dựng. Thông qua mục này, bạn có thể lựa chọn và xây dựng bộ Keyword Intent tốt hơn dựa trên nhu cầu tìm hiểu thực tế của người dùng. Ví dụ như khi tìm kiếm từ khóa “chế độ ăn uống”, kết quả gợi ý của Google cho thấy người dùng còn tìm kiếm các nội dung liên quan như “Ăn gì để có sức khỏe tốt?”, “Cách xây dựng chế độ dĩnh dưỡng”, “Ăn uống lành mạnh giúp gì?”,…
Cách 4: Sử dụng các công cụ lên kế hoạch từ khóa
Các công cụ lên kế hoạch từ khóa sẽ cho bạn biết những cụm từ khóa đang được tìm kiếm nhiều trong thời gian cụ thể, với những chỉ số quan trọng khác như là lưu lượng tìm kiếm, mức độ tăng giảm trong tương lai, CPC, mức độ cạnh tranh,… Một số công cụ hiệu quả giúp bạn làm điều này chính là Google Trends, Keyword Tool, Keyword Planner, Semrush,…
Tổng kết
Trong bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu về khái niệm Keyword Intent là gì và tại sao nó quan trọng đối với các hoạt động marketing và chiến lược SEO của doanh nghiệp. Keyword Intent là một yếu tố quan trọng để đảm bảo nội dung sẽ phù hợp với nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Vì vậy, để đạt được hiệu quả tối đa từ các chiến lược SEO, hãy nắm bắt được khái niệm Keyword Intent là gì. Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn có được những thông tin cơ bản và chi tiết.
Nguồn: Ngáo Content
Có thể bạn quan tâm:
Cách tối ưu hình ảnh cho website chuẩn SEO hiệu quả
Khái niệm Google chỉ mục là gì và cách lập chỉ mục Google đơn giản, dễ hiểu
POSM là gì? Ví dụ về các loại hình POSM phổ biến nhất hiện nay