Một chiến dịch/chiến lược truyền thông muốn thành công đều phải được lên kế hoạch một cách bài bản, cụ thể và chuyên nghiệp.
Vậy là gì? IMC plan là gì? Cùng Ngáo Content tìm hiểu qua bài viết này nhé!
MỤC LỤC
Kế hoạch truyền thông là gì?
Kế hoạch truyền thông là gì? Kế hoạch truyền thông là một “bản đồ đường đi nước bước” chứa đựng tất cả những thông tin về đối tượng truyền thông, mục tiêu truyền thông, phương thức truyền thông, kênh truyền thông, cách tiến hành các hoạt đồng truyền thông,… cùng những phương án cụ thể cho từng mục, từng giai đoạn khác nhau để đạt được những mục tiêu chiến dịch/chiến lược truyền thông đã đề ra.
Kế hoạch truyền thông marketing sẽ giúp bạn biết những được những việc phải làm
Tại sao cần xây dựng kế hoạch truyền thông marketing cụ thể và chi tiết?
- Giúp các nhân viên trong ekip biết được mình cần phải làm gì để đạt được những mục tiêu mà chiến lược/chiến dịch marketing hướng tới. Đồng thời, giúp họ có thái độ và phối hợp nhịp nhàng với nhau một cách có tổ chức.
- Giúp người quản lý chiến dịch dự đoán được những “sự cố” có thể xảy ra trong từ giai đoạn, từ đó đưa ra được phương án giải quyết hiệu quả.
- Giúp người quản lý có thể xác định được nhân lực, vật lực, chi phí và thời gian thực hiện chiến dịch. Từ đó, tránh được sự lãng phí, dư thừa nguồn lực.
- Giúp người quản lý thiết lập được các tiêu chuẩn cụ thể để kiểm tra tiến độ và hiệu quả hoàn thành của chiến dịch.
- Xây dựng được các phương án dự trù, đảm bảo doanh nghiệp luôn sẵn sàng ứng phó với những “sự cố” bất ngờ từ thị trường cũng như tránh sự lãng phí, dư thừa nguồn lực…
Mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà đầu tư, mỗi chiến dịch/chiến lược lại có những kế hoạch truyền thông marketing khác nhau.
Các mẫu kế hoạch cũng luôn luôn “tự làm mới” để phù hợp với thị trường. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết để nắm được các bước xây dựng kế hoạch truyền thông cơ bản cũng như những thách thức có thể gặp phải khi lập kế hoạch.
IMC plan là gì?
IMC là gì? IMC là chữ viết tắt của cụm từ Integrated Marketing Communication – Truyền thông marketing tích hợp.
Theo Armstrong & Kotler 2005, IMC là những hoạt động truyền thông mang tính phối hợp và gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm chuyển giao một thông điệp rõ ràng, nhất quán và thuyết phục về một số tổ chức và những sản phẩm của tổ chức đó.
Trong IMC có 5 công cụ điển hình:
- Advertising (quảng cáo)
- Public relations (PR)
- Sale/ promotion (khuyến mãi)
- Direct marketing (tiếp thị trực tiếp)
- Personal selling (bán hàng cá nhân).
Mỗi công cụ lại có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, kết hợp với mô hình 4P trong Marketing mix sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình.
IMC plan là toàn bộ kế hoạch tiếp thị dưới góc nhìn của khách hàng
Vậy IMC Plan là gì? Đó là một bản kế hoạch truyền thông tích hợp chi tiết và chuyên nghiệp, bao gồm tất cả các thông tin về nghiên cứu thị trường, các bước thực hiện chiến lược/chiến dịch, phân khúc đối tượng, lựa chọn kênh/phương thức/công cụ tiếp thị, thông điệp chiến dịch, lập ngân sách, phân tích ROI, hệ thống đo lường và đánh giá chiến dịch… Để đạt được tối đa các mục tiêu tiếp thị, IMC Plan phải giữ được chủ đề và thông điệp nhất quán trên tất cả các phương tiện truyền thông từ quảng cáo tạp chí, thông cáo báo chí, phương tiện truyền thông xã hội hay trang web của công ty.
Phương tiện truyền thông là gì?
Trước tiên, để hiểu phương tiện truyền thông là gì, chúng là hãy cùng tìm hiểu truyền thông là gì?
Truyền thông là quá trình chia sẻ thông tin, tương tác xã hội giữ hai hay nhiều người với nhau, nhằm mục đích thay đổi nhận thức hoặc tăng cường sự hiểu biết về một nội dung (con người, sự vật, sự việc, quá trình,…) nào đó. Những yếu tố cơ bản của truyền thông bao gồm:
- Nguồn: nơi “phát” ra thông tin tiềm năng để bắt đầu quá trình truyền thông.
- Thông điệp: là giá trị thông tin cốt lõi mà “nguồn” muốn gửi tới (những) người tiếp nhận thông tin.
- Kênh truyền thông: là “công cụ” chuyển tải thông tin đến người tiếp nhận thông tin.
- Người tiếp nhận: là một cá nhân hoặc tập thể tiếp nhận thông tin.
- Phản hồi: hành động, ý kiến, thông tin của người tiếp nhận chuyển ngược lại nguồn.
- Nhiễu: là những yếu tố làm loãng thông tin trong quá trình truyền thông.
Phương tiện truyền thông là những công cụ được sử dụng để truyền tải thông điệp
Phương tiện truyền thông là tập hợp các phương thức, công cụ được “nguồn” là cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức/nhà nước,… sử dụng để truyền tải thông điệp đến đối tượng tiếp nhận thông tin nhằm một mục đích nào đó.
Hiện nay, những phương tiện truyền thông được sử dụng nhiều nhất có thể kể đến như: Social Media (Facebook, Tik Tok, Twitter, Linkedin,…); Điện thoại; Email; Blog; Truyền hình; Phát thanh; Báo chí; Livestream; Diễn đàn…
Các bước để lên kế hoạch truyền thông tích hợp (IMC plan) bài bản
Không có bất kỳ một khuôn mẫu bắt buộc nào khi xây dựng kế hoạch truyền thông marketing. Nhưng về cơ bản, một IMC plan bài bản sẽ bao gồm những bước sau đây:
Bước 1: Xác định thị trường và khách hàng mục tiêu
Ở bước đầu tiên này, các Marketer cần xác định thị trường và khách hàng mục tiêu của cả chiến dịch truyền thông tích hợp. Hãy tập trung trả lời những câu hỏi:
- Gần đây, đối thủ của bạn đã làm gì?
- Đối thủ của bạn đã làm gì đối với những vấn đề tương tự như của bạn?
- Khách hàng mục tiêu của bạn quan tâm đến vấn đề này như thế nào?
- Bối cảnh pháp luật (về vấn đề của bạn) như thế nào?
- Báo chí chính thống nói gì về những vấn đề này?
- Sự kiện/ngày tháng đặc biệt nào (nếu có) có thể liên quan với chương trình của bạn?
Hãy nhớ, đây là bước rất quan trọng, nếu bỏ qua hoặc làm sai thì mọi kế hoạch truyền thông đều “vô dụng”.
Bước 2: Xác định mục đích và mục tiêu của chiến dịch
Bước thiết yếu tiếp theo để có thể lập kế hoạch truyền thông marketing tích hợp imc bài bản chính là xác định mục đích và mục tiêu mà chiến dịch sẽ đạt được:
- Mục tiêu kinh doanh: hướng đến các chỉ số doanh thu, tăng trường
- Mục tiêu marketing: hướng đến thay đổi hành vi của khách hàng
- Mục tiêu truyền thông: hướng đến thay đổi suy nghĩ, tâm lý của khách hàng
Bước 3: Sử dụng công thức S.M.A.R.T.
S.M.A.R.T. sẽ giúp bạn đo lường được nhu cầu của thị trường và khách hàng
Lập kế hoạch truyền thông marketing tích hợp imc theo công thức S.M.A.R.T. sẽ giúp bạn đo lường hiệu quả và có cơ sở để đánh giá hoạt động truyền thông của mình.
Bước 4: Xác định thông điệp muốn truyền tải đến khách hàng
Thông điệp truyền thông chính là “tiếng nói” của cả chiến dịch, định hướng cho mọi hoạt động triển khai. Mỗi thông điệp truyền đi cần được nhận và hiểu đúng, chính vì vậy doanh nghiệp cần chú ý những điều sau đây:
- Thông điệp phải bám sát vào mục tiêu
- Thông điệp phải mới mẻ và đặc biệt
- Nên sử dụng con số cụ thể để thể hiện chi tiết của thông điệp
- Nội dung của thông điệp cần bao quát được mọi đối tượng mục tiêu
Ngoài ra, thông điệp truyền thông phải xuất phát từ Insight của khách hàng cũng như thể hiện được vai trò của thương hiệu một cách rõ ràng. Bởi có như vậy mới khơi dậy được cảm xúc của khách hàng và khiến họ nghĩ rằng sản phẩm này chính là thứ họ cần.
Bước 5: Lựa chọn các phương pháp và công cụ truyền thông Marketing
Có rất rất nhiều phương pháp và công cụ truyền thông Marketing, việc của các Marketer khi thực hiện kế hoạch truyền thông chính là lựa chọn những kênh truyền thông nào nhắm thẳng vào khách hàng mục tiêu. Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng, mục tiêu của chiến dịch và ngân sách mà bạn có thể lựng chọn tích hợp nhiều kênh. Tuy nhiên, hãy chú ý đến tính hiệu quả của từng kênh, bởi nếu lựa chọn sai thì dù Big Idea sáng tạo, thông điệp hay đến cỡ nào và sản phẩm tốt đến đâu thì cũng không đạt được kết quả như mong đợi.
Bước 6: Xác định Budget và chiến thuật truyền thông
Lập kế hoạch truyền thông marketing tích hợp imc bắt buộc phải có mục ngân sách và chiến thuật truyền thông phù hợp theo từng giai đoạn. Bước này sẽ không chỉ giúp bạn “chi tiêu hợp lý” mà còn dự trù và có phương án đối phó với những “sự cố” có thể xảy ra trong quá trình thực hiện chiến dịch.
Bước 7: Đo lường hiệu suất và báo cáo
Là một bước cực kỳ quan trọng, nhưng thường bị các Marketer “lãng quên” hoặc thực hiện một cách qua loa. Sau khi kết thúc chiến dịch, việc đo lường hiệu suất và báo cáo sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được những đánh giá mức độ thành công của IMC plan đồng thời đưa ra biện pháp điều chỉnh và xử lý chiến lược sao cho phù hợp. Đặc biệt, rút được kinh nghiệm cho những chiến dịch khác trong tương lai. Các nội dung đánh giá sẽ bao gồm:
- Mức độ nhận biết thương hiệu
- Mức độ nhận biết chiến dịch
- Mức độ nhớ và hiểu biết thông điệp truyền thông
- Sự tác động của chiến dịch về mức độ nhận thức và tình cảm đối với thương hiệu
- Sự tác động của chiến dịch với hành vi mua hàng của khách hàng
- Phản hồi của khách hàng
Những thách thức khi lập kế hoạch truyền thông
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của IMC plan trong hoạt động marketing của các doanh nghiệp ngày nay. Tuy nhiên, quá trình xây dựng kế hoạch truyền thông marketing đã đặt ra nhiều thách thức cho marketer. Và đây là những “trở ngại” thường gặp nhất:
- Thông tin không đầy đủ
Trên thực tế, có khá nhiều thông tin mà các marketer không thể “thu thập” được, nguyên nhân có thể do chi phí đo lường đắt đỏ, tính bảo mật cao, không còn tính thời sự hoặc giới hạn về thời gian…
- Áp lực thời gian
Hành động của đối thủ cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải có phản hồi ngay lập tức. Nếu chậm chân, để đối thủ đi trước thì mọi kế hoạch truyền thông marketing dù hoàn hảo đến đâu cũng trở thành công cốc.
- Khó khăn khi đo lường hiệu quả
Việc đo lường hiệu quả của một chiến dịch sẽ mang lại nhiều lợi ích
Việc đo lường hiệu quả truyền thông không phải điều dễ dàng. Bởi luôn có những biến số “khó đối phó” có thể xảy ra trong quá trình thực hiện chiến dịch.
- Bất đồng giữa các bộ phận
Một chiến dịch IMC thường có sự tham gia của rất nhiều bộ phận, thậm chí một số doanh nghiệp còn sử dụng kết hợp team inhouse và team outsource. Chính vì vậy, sự bất đồng quan điểm là điều “tất lẽ dĩ ngẫu”.
- Hạn chế về ý tưởng
Trong quá trình xây dựng kế hoạch truyền thông marketing, team creative thường phải đối mặt với thách thức hạn chế, thậm chí cạn kiệt ý tưởng. Điều này bắt nguồn từ việc không thể dễ dàng hiểu biết được đâu là cái khách hàng thích, và quảng cáo nào sẽ hấp dẫn và đáng xem nhất với họ.
Tổng kết
Đến đây, chắc hẳn các bạn đã hiểu IMC là gì, IMC plan là gì cũng như cách lập kế hoạch truyền thông marketing bài bản, chuyên nghiệp. Hy vọng, với những chia sẻ này các bạn có thể tạo cho mình một công thức IMC plan hiệu quả, chúc các bạn sớm thành công!
Nguồn: Ngáo Content
Có thể bạn quan tâm: