Động lực sáng tạo nội dung của các Content Creator là gì?
Có thể đến từ việc bạn sáng tạo, rèn giũa bản thân để thăng tiến trong công việc, đặt được thành tựu gì đó
Có thể là bạn sáng tạo để thu lại lợi ích như phát triển kênh và đem lại thu nhập, chuyển đổi
Có thể là bạn sáng tạo để đạt được sự yêu quý của fan và nhận được sự công nhận của người khác
Mình cũng là người sáng tạo nội dung liên tục hơn 5 năm qua, mỗi giai đoạn trôi qua mình lại cảm nhận sâu sắc về nhiều thứ và giá trị trong công việc này. Có nhiều lý do khiến mình duy trì sáng tạo và viết mỗi ngày, nếu ai đó hỏi mình về việc cứ duy trì làm nó mãi là vì điều gì thì câu trả lời thật lòng là “vì chính mình thôi” chứ không vì ai cả, không vì người follow mình, không vì công ty, không vì dự án đang làm… mà chỉ duy nhất VÌ MÌNH.
MỤC LỤC
Động lực sáng tạo nội dung của các Content Creator là gì?

Thực tế, động lực của mình không phải là muốn đạt được sự thành công ngoại vi hay sự công nhận từ người khác. Điều quan trọng là mình tự hào về những gì mình tạo ra, vì nó là tấm gương phản chiếu của TRÁI TIM và TÂM HỒN mình. Mỗi bài viết, mỗi video là một phần của mình, là sự hiện diện và sự tồn tại đáng trân trọng của mình trên thế giới này.
Với mình, sáng tạo nội dung không chỉ là công việc hay một cách kiếm sống. Nó là một cuộc phiêu lưu đầy màu sắc và sự khám phá để mình hiểu bản thân hơn. Mình có thể bay cao cùng những ý tưởng mới mẻ, mời gọi những người đọc vào thế giới của mình và thậm chí, thay đổi cách nhìn của một ai đó. Sáng tạo nội dung là cách để mình tìm thấy sự tự do và niềm vui trong việc thể hiện bản thân, bởi mỗi chữ viết, mỗi câu chuyện là một phần của mình được gửi đi và lan tỏa.
Động lực thực sự của mình đến từ sự đam mê và trái tim mình. Mình thích lắng nghe tiếng lòng và viết nội dung là cách mình thể hiện nó một cách chân thành và tự nhiên nhất. Đó là lúc mình cảm thấy sống động, đắm chìm trong sự thỏa mãn và hoàn thiện. Mình tin rằng việc sáng tạo nội dung là một cuộc phiêu lưu tuyệt vời, nơi mình có thể tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong việc chia sẻ suy nghĩ và truyền cảm hứng cho những người xung quanh.
Các hướng đi sáng tạo nội dung của Content Creator
Mình tin mỗi người đến với thế giới này sẽ có một sứ mệnh nào đó, mỗi người làm sáng tạo nội dung cũng vậy. Mỗi content creator có lý do riêng để theo đuổi sự sáng tạo và tạo ra nội dung. Có thể là vì đam mê với lĩnh vực của mình, vì khát vọng thể hiện bản thân, hay vì mong muốn chia sẻ kiến thức và truyền cảm hứng cho người khác.
Mỗi quan điểm của người viết/ người sáng tạo nội dung sẽ dẫn đến những hướng đi khác nhau cho họ. Mấy ngày nay khi nghĩ đến từ HƯỚNG ĐI mình lại có cảm hứng để viết bài này, phân tích những hướng đi mà các content creator đang triển khai, xem xét ưu và nhược điểm của nó ra sao và quả thật, QUAN ĐIỂM + TƯ DUY + NỘI LỰC bạn ở đâu thì sẽ có hướng đi khác nhau, một số ví dụ như:
1. Người sáng tạo nội dung theo hướng “Sự chân thật và cá nhân hóa”
Những người tạo ra nội dung độc đáo và chân thật, chia sẻ những trải nghiệm cá nhân, suy nghĩ và cảm xúc của mình. Họ có thể tạo dựng một định dạng chia sẻ câu chuyện riêng, mang đến sự gần gũi và kết nối mạnh mẽ với người đọc.
Lưu ý: Đối với hình thức này bạn cần đảm bảo rằng nội dung được chia sẻ là chính xác và trung thực, nó là chính bạn, từng nội dung trên kênh bạn xây thể hiện trọn vẹn con người bạn la ai, bạn làm gì, bạn sống thế nào,… Tạo sự kết nối với khán giả bằng cách thể hiện cảm xúc và chia sẻ những trải nghiệm và hành trình cá nhân.
Có thể thấy như các bạn làm blogger, vlogger, content creator theo từng ngách, hoặc những người xây thương hiệu cá nhân theo hướng trải nghiệm đang làm theo hướng này. Ví dụ như kênh profile FB Trần Hoàng Ngọc Tâm hay kênh Tóp Tóp Grow with Tâm của mình, hoặc các kênh như các kênh đi sâu vào trải nghiệm bản thân như chị Hà Là Lạ, Khoai Lang Thang, Làn, Chà, Cơm Thong Dong,… và còn nhiều lắm
2. Người sáng tạo nội dung theo hướng “Chất lượng và giá trị”
Người đi theo hướng tạo ra nội dung chất lượng cao và mang lại giá trị cho khán giả. Họ có thể tập trung vào việc nghiên cứu, thu thập thông tin đáng tin cậy, hoặc người cvos chiều sâu trong ngành chia sẻ những nội dung sâu – thực chiến và sau đó đưa ra lời khuyên, nhận định hay những phân tích để giúp người đọc có thể áp dụng hoặc giải quyết vấn đề và nâng cao cuộc sống của họ.
Lưu ý: Đảm bảo rằng nội dung được nghiên cứu kỹ lưỡng và có nguồn gốc tin cậy, cần người viết có nội lực và thực chứng những gì đã sharing. Tối ưu hóa nội dung cho việc tìm kiếm và cung cấp lời khuyên thực tế và áp dụng được.
Đây là những người lão làng ở một kiên thức nhất định nào đó, họ có trải nghiệm và kiến thức rất sâu về một mảng để chia sẻ rất sâu trên các kênh. Một số đề xuất tên nỗi bật như: Cô Thái Vân Linh, cô Nguyễn Phi Vân, Anh Lê Anh Tuấn, Nhà báo Kim Hạnh (kênh tóp tóp 5 phút chuyện thị trường),…
3. Người sáng tạo nội dung theo hướng “Sự sáng tạo và đa dạng”
Người có thể khám phá và thử nghiệm nhiều hình thức và định dạng nội dung khác nhau để tạo ra sự đa dạng và sáng tạo. Họ có thể dùng video, hình ảnh, bài viết, podcast, livestream và nhiều công cụ sáng tạo khác để thu hút khán giả và làm nổi bật nội dung của mình.
Lưu ý: Bạn có thể thấy người chọn hướng này ngày nay rất nhiều, nhan nhãn các kênh trên tóp tóp hay facebook đều là những người đa dạng và màu sắc như thế. Đây có thể là hướng mà nhiều bạn trẻ ngày này hướng đến, ai cũng muốn mình được multitask mà, ai cũng muốn biết nhiều biết rộng. Nhưng đừng bỏ qua việt biết sâu một thứ gì đó cho mình. Vơi hướng này cần người làm phải khám phá các ý tưởng mới mẻ và thử nghiệm các phong cách khác nhau để giữ cho nội dung luôn tươi mới và hấp dẫn. Đồng thời, đảm bảo rằng nội dung vẫn liên quan và mang lại giá trị cho khán giả.
Nhưng cái tên mình nhớ ngay khi viết đến đoạn này là: Chị Chi Nguyễn, Chị Giang ơi, Chị Sunhyun,…
4. Người sáng tạo nội dung theo hướng “Giao tiếp và tương tác”
Bạn có thể tạo ra một không gian tương tác và giao tiếp với khán giả. Họ có thể tương tác qua bình luận, cuộc trò chuyện trực tiếp, livestream hỏi đáp hoặc các hoạt động tương tác khác. Điều này giúp xây dựng cộng đồng và tạo sự thân thiện, tương tác tích cực giữa content creator và khán giả.
Lưu ý: Dạng này đang hot khủng khiếp vào khoảng thời gian nay và còn là xu hướng của vài năm sắp tới. Người người nhà nhà livestream và giao tiếp tương tác trên MXH ngày càng nhiều và thuận tiện. Để người sáng tạo nội dung phát triển theo hướng này cần có năng lực tương tác tích cực với khán giả, trả lời câu hỏi, lắng nghe ý kiến và phản hồi. Là những người năng động có sự kết nối rộng và mang lại nhưng điều tích cực đến sự tham gia của khán giả.
Những cái tên nỗi bật như các bạn KOL/KOC đang nỗi lên mình thấy như Phạm Thoại, Nguyễn Hoàng Việt, Chị Diệp Lê,…
5… sẽ bổ sung thêm khi khám phá thêm, bạn còn thấy còn hướng nào nữa không?

Tất nhiên trong mỗi người sáng tạo đều có thể có cả 4 nhóm trên nhưng mỗi người sẽ thiên về 1 hướng thật sự mạnh của mình từ đó mọi nội dung và cách làm cũng quay về với những hướng chính ấy. Mỗi hướng đi phụ thuộc vào quan điểm và mục tiêu cá nhân của người làm sáng tạo nội dung. Quan trọng nhất vẫn là tạo ra nội dung mang tính chất cá nhân, chất lượng và mang lại giá trị thực sự cho khán giả của mình.
Nếu được trả lời câu hỏi mình là ai trong hành trình sáng tạo rộng lớn của cuộc đời thì chắc mình sẽ chọn mình là NGƯỜI VIẾT VÀ THỰC HÀNH SÁNG TẠO liên tục và bền bỉ.
Khi bạn mới vào ngành, còn nhiều thứ loay hoay chưa thật sự hiểu bản thân mình là ai và muốn gì. Thì đơn giản hãy trải nghiệm thôi, làm giàu trải nghiệm bản thân bằng cách luôn học hỏi và đúc kết những gì phù hợp nhất cho bản thân. Dần dần những thế mạnh và đam mê trong bạn sẽ được khai mở.
Hãy để ĐỘNG LỰC BÊN TRONG này dẫn dắt mình trên con đường sáng tạo chứ đừng nhìn ra bên ngoài quá nhiều. Điều đó sẽ giúp bạn vượt qua mọi trở ngại và tìm thấy niềm hạnh phúc và thành công trong hành trình sáng tạo của mình.
Nguồn: Trần Hoàng Ngọc Tâm
Có thể bạn quan tâm:
Mặt trái nghề Marketing: Có nên làm Marketing cho sản phẩm “xấu”
20 cách phát triển bản thân mỗi ngày – Danh sách các chuyên gia phát triển bản thân mình hay nhất
Đừng là “con cá tập leo cây” – Bài học về định hướng bản thân