Thứ Sáu, Tháng 6 20, 2025
  • Login
Ngáo Content
  • TRANG CHỦ
  • MẪU CONTENT
  • KHÓA HỌC
    • Khóa học Content Marketing Đa Kênh Bài Bản
    • Khóa Social Media Mastery Bài Bản Cùng Ngáo Content
    • Chương trình Self-Made Creative – Ngáo Content
    • Khóa học Content qua Video
    • Coaching 1:1 xây kênh
    • Talkshow Ngáo Content
    • Đào Tạo Doanh Nghiệp
    • Học viện Ngao Academy
  • BLOG KIẾN THỨC
    • Content Marketing
    • Kiến Thức Marketing
    • Phát triển bản thân
    • Case Study Marketing
    • SEO – Traffic
    • Kinh Doanh – Khởi Nghiệp
  • THƯ VIỆN EBOOK
  • LIÊN HỆ
No Result
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • MẪU CONTENT
  • KHÓA HỌC
    • Khóa học Content Marketing Đa Kênh Bài Bản
    • Khóa Social Media Mastery Bài Bản Cùng Ngáo Content
    • Chương trình Self-Made Creative – Ngáo Content
    • Khóa học Content qua Video
    • Coaching 1:1 xây kênh
    • Talkshow Ngáo Content
    • Đào Tạo Doanh Nghiệp
    • Học viện Ngao Academy
  • BLOG KIẾN THỨC
    • Content Marketing
    • Kiến Thức Marketing
    • Phát triển bản thân
    • Case Study Marketing
    • SEO – Traffic
    • Kinh Doanh – Khởi Nghiệp
  • THƯ VIỆN EBOOK
  • LIÊN HỆ
No Result
View All Result
Ngáo Content
No Result
View All Result

CPC là gì? Phương pháp tối ưu hóa CPC hiệu quả cho chiến dịch quảng cáo mới nhất 2023

10/08/2023
CPC là gì? Phương pháp tối ưu hóa CPC hiệu quả cho chiến dịch quảng cáo mới nhất 2023
307
SHARES
1.9k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Khi mới bắt đầu chiến dịch quảng cáo trên Facebook, các bạn hẳn sẽ phân vân không biết nên lựa chọn CPC hay CPM. Mỗi hình thức sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về CPC và CPM là gì và sự khác biệt giữa 2 hình thức này. 

MỤC LỤC

  • CPC là gì? 
  • CPM là gì?
  • Sự khác biệt giữa CPC và CPM là gì?
  • Công thức tính CPC
  • Ưu và nhược điểm của CPC
    • Ưu điểm
  • Nhược điểm
  • Phương pháp tối ưu hóa CPC
    • Tăng điểm chất lượng quảng cáo của bạn
    • Mở rộng phạm vi tiếp cận của bạn
    • Điều chỉnh phạm vi tiếp cận của bạn
  • Các hình thức quảng cáo CPC Facebook là gì? Lựa chọn nào để tối ưu hiệu quả quảng cáo?
    • CPC Facebook là gì? 
    • Tại sao nên lựa chọn hình thức quảng cáo CPC Facebook?
  • Kết luận

CPC là gì? 

CPC la chi phi trung binh cho moi luot nhap chuot vao quang cao scaled
CPA là chi phí trung bình cho mỗi lượt nhấp chuột vào quảng cáo

CPC (hay còn gọi là Cost per click) là hình thức quảng cáo dựa trên lượt nhấp chuột vào của người dùng để tính tiền. Chỉ số này áp dụng cho tất cả các loại quảng cáo bao gồm hình ảnh, văn bản, video,…các quảng cáo xuất hiện trên các trang mạng xã hội. Bên cạnh đó, nếu một quảng cáo hiển thị tới khách hàng nhưng họ không click vào thì bạn sẽ không cần phải trả phí.

Nhà quảng cáo cần xem xét kết quả của chiến dịch CPC vì chỉ số này đo lường giá cho các chiến dịch quảng cáo phải trả phí của doanh nghiệp cũng như hiệu suất của quảng cáo. Do đó, doanh nghiệp nên tìm hiểu về các cách giảm chi phí nhấp chuột và gia tăng giá trị của các lượt nhấp chuột. 

https://ngaocontent.com/khoa-hoc-content-foundation/ https://ngaocontent.com/khoa-hoc-content-foundation/ https://ngaocontent.com/khoa-hoc-content-foundation/

Ví dụ về CPC: Google Ads tính phí trên mỗi lượt nhấp chuột của khách hàng khi vào link quảng cáo website cửa hàng của bạn. Mỗi khi khách hàng click vào các link có biểu tượng quảng cáo trong ảnh, bạn sẽ mất tiền. CPC nên dùng khi bạn muốn tăng tỷ lệ chuyển đổi, tức là khiến người dùng thực hiện một hành động cụ thể như vào trang web, mua hàng, đăng ký

CPM là gì?

CPM (hay còn gọi là Cost per mille – chi phí cho mỗi nghìn lần hiển thị) là hình thức quảng cáo hiển thị của Google. Người sử dụng sẽ phải trả một số tiền nhất định cho 1000 lần hiển thị quảng cáo của mình đến với khách hàng. 

CPM hay còn gọi là Cost Per Mille – chi phí cho mỗi nghìn lần hiển thị quảng cáo. 

CPM có thể là các quảng cáo qua Radio, TV, báo, tạp chí, quảng cáo trực tuyến,… Mỗi lần mà quảng cáo xuất hiện trên màn hình của người dùng sẽ được tính là một lượt hiển thị. Tuỳ thuộc vào từng loại CPM, chi phí của các gói CPM sẽ khác nhau.

Ví dụ về CPM: Facebook Ads tính phí dựa trên số lần hiển thị quảng cáo của bạn trên nền tảng của họ, không cần biết user có tương tác hay không. Ví dụ: với cứ 1000 lượt hiển thị quảng cáo doanh nghiệp sẽ mất một khoản tiền cho 1000 lượt hiện thị đó. CPM nên dùng khi bạn muốn xây dựng và quảng bá thương hiệu, tức là khiến người dùng nhận biết và ghi nhớ quảng cáo của bạn

Sự khác biệt giữa CPC và CPM là gì?

Nếu doanh nghiệp của bạn muốn gia tăng độ nhận diện thương hiệu, tiếp cận được với một lượng lớn khách hàng thì CPM là một phương án hoàn toàn phù hợp, đem lại kết quả tốt. Còn nếu mục tiêu của doanh nghiệp là nhằm vào doanh số sản phẩm thì nên cân nhắc sử dụng đồng thời cả CPC và CPM.

Nhieu nguoi van dang nham lan giua phan biet CPC va CPM scaled
Nhiều người vẫn đang nhầm lẫn giữa phân biệt CPC và CPM

CPC thường phù hợp với những chiến dịch quảng cáo có mục tiêu là tăng tỷ lệ chuyển đổi, tức là khiến người dùng thực hiện một hành động cụ thể như vào trang web, mua hàng, đăng ký,…. CPM thường phù hợp với những chiến dịch quảng cáo có mục tiêu là xây dựng và quảng bá thương hiệu, tức là khiến người dùng nhận biết và ghi nhớ quảng cáo của họ. 

Nếu bạn lựa chọn hình thức quảng cáo CPC, số tiền mà bạn phải trả sẽ dựa trên tổng số lượt click vào quảng cáo hay liên kết. Do đó, CPC sẽ giúp tối ưu hóa để đạt được mục đích tiết kiệm chi phí đồng thời tăng tỷ lệ chuyển đổi của quảng cáo. 

CPC thường có chi phí cao hơn CPM, vì nhà quảng cáo chỉ phải trả khi có kết quả. CPM thường có chi phí thấp hơn CPC, vì nhà quảng cáo chỉ phải trả cho số lần hiển thị. Tuy nhiên, CPC cũng có thể mang lại hiệu quả cao hơn CPM, vì người dùng đã bày tỏ sự quan tâm bằng cách nhấp vào quảng cáo.

Như vậy, ngược lại trường hợp trên, khi bạn lựa chọn CPM, bạn sẽ phải trả khoản chi phí dựa trên số lượt hiển thị của quảng cáo đó. Tổng chi phí được tính trên 1000 lượt hiển thị của quảng cáo dù cho người dùng chỉ lướt qua cũng như không nhấp vào liên kết. Ví dụ như bạn sẽ phải trả một khoản phí cho 1000 lượt hiển thị nhưng trên thực tế kết quả đạt được có thể là 100 đến 200 lượt click chuột. 

Công thức tính CPC

Cách tính CPC dựa theo công thức: 

Trong đó:

  • Competitor Adrank là Thứ hạng của quảng cáo, là thứ hạng mà quảng cáo của bạn tồn tại trên google.
  • Your Quality Score là điểm chất lượng mẫu quảng cáo, điểm này sẽ dựa vào số lượng từ khóa cũng như mức độ cạnh tranh của từ khóa.
  • ActualCPC là chỉ số CPC

Ngoài ra còn có một khái niệm là CPC trung bình, đây là trung bình cộng của tổng các CPC trong 1 chiến dịch Marketing của doanh nghiệp.

Ưu và nhược điểm của CPC

Để có thể tận dụng được những lợi thế và hạn chế tối đa mặt tiêu cực khi dùng chỉ số CPC thì người dùng cần nắm rõ được những ưu điểm cũng như nhược điểm của hình thức quảng cáo này.

Ưu điểm

  • Tối ưu hóa ngân sách quảng cáo: doanh nghiệp chỉ cần trả phí khi người dùng click vào quảng cáo, do đó với những trường hợp người dùng không click vào quảng cáo thì sẽ không phải trả bất kỳ khoản phí nào.
  • Giúp doanh nghiệp quản lý được tệp khách hàng tiềm năng của mình cũng như tối ưu hoá khoản chi phí tiếp cận với khách hàng. 
  • Nâng cao hiệu quả tiếp cận của quảng cáo, tỷ lệ chuyển đổi mua hàng tương đối cao. 
  • Doanh nghiệp có thể lựa chọn quảng cáo hiển thị dựa trên những từ khóa liên quan. Việc này giúp tăng hiệu quả của CPC.
  • Giúp doanh nghiệp hiểu tương đối rõ về Insight của khách hàng cũng như mức độ thu hút mà quảng cáo mang lại.
  • Doanh nghiệp có thể chặn quảng cáo của mình hiển thị trên một số trang web nhất định mà quảng cáo không hướng tới hoặc không mong muốn xuất hiện.

Nhược điểm

  • Giá của CPC là đắt hơn CPM, số lượt tiếp cận của quảng cáo cũng ít hơn so với CPM do tập trung vào nhu cầu của khách hàng. 
  • CPC chỉ phù hợp với những doanh nghiệp đã có độ nhận diện thương hiệu tương đối trên thị trường.
  • Doanh nghiệp phải đối mặt với những kẻ lợi dụng quảng cáo để trục lợi, những cú click ảo sẽ làm tăng chi phí quảng cáo. 
  • Đối với những từ khóa phổ biến, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một khoản phí lớn hơn để thực hiện CPC, tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ.
  • Nhà quảng cáo chỉ có thể tối ưu những mẫu quảng cáo mà không thể xác định rõ được các lượt click chuột. 
  • Khó tăng trưởng doanh thu vì quảng cáo có thể chỉ xuất hiện ở một nhóm nhỏ khách hàng tiềm năng. 

Phương pháp tối ưu hóa CPC

Vậy làm thế nào để quảng cáo của bạn có thể thu hút người xem với mục đích mua hàng đồng thời giảm chi phí xuống tối đa? Dưới đây là một số cách để doanh nghiệp tối ưu hóa CPC mà Ngáo Content đã tổng hợp lại. 

 

Tăng điểm chất lượng quảng cáo của bạn

Google đã tạo ra một hệ thống giảm giá cho các chiến dịch quảng cáo CPC có điểm chất lượng cao. Do đó doanh nghiệp cần vận dụng các tiêu chuẩn dưới đây để tăng điểm chất lượng cho quảng cáo của mình: 

  • Xây dựng các ads group (nhóm quảng cáo), từ khóa quảng cáo có sự liên kết với nhau.
  • Tăng tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo (CTR – Click through rate) 
  • Tối ưu hóa nội dung và hình thức của quảng cáo, trang đích nhằm phù hợp với mục tiêu tìm kiếm của người dùng.

Mở rộng phạm vi tiếp cận của bạn

Việc phân phối ngân sách của doanh nghiệp sẽ được cải thiện nếu doanh nghiệp có thể mở rộng được phạm vi tiếp cận của quảng cáo. Tức là gia tăng các lượt click chuột vào quảng cáo và các lượt click đó phải có giá trị hoặc có liên quan. 

Bạn sẽ phải tìm kiếm các từ khóa cũng như cơ hội quảng cáo mới, tiềm năng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chỉ cần gia tăng lượt click và tìm hiểu về các thủ thuật click chuột mới để giảm thiểu tối đa các lượt click ảo gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp.

Điều chỉnh phạm vi tiếp cận của bạn

Nếu phạm vi tiếp cận của quảng cáo là quá rộng hay quá hẹp, điều này cũng sẽ khiến cho CPC không thể tối ưu. Do đó, khi thực hiện việc thêm từ khóa mới, hãy loại bỏ những từ khóa không liên quan đến sản phẩm để có thể tối ưu phạm vi tiếp cận của quảng cáo, đưa quảng cáo đến đúng với đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. 

Bạn nên tìm kiếm và sử dụng những từ khóa phổ biến và có liên quan đến sản phẩm để đảm bảo tối ưu hóa ngân sách của mình và giúp quảng cáo dễ tiếp cận hơn với khách hàng. Bên cạnh đó, việc này còn giúp điểm chất lượng của quảng cáo được cải thiện một cách đáng kể. Từ đó, chi phí quảng cáo sẽ được tối ưu hoá.  

Các hình thức quảng cáo CPC Facebook là gì? Lựa chọn nào để tối ưu hiệu quả quảng cáo?

Đối với các doanh nghiệp thì việc tối ưu hóa hiệu quả của quảng cáo là một quá trình quan trọng quyết định đến hiệu suất của quảng cáo cũng như tiết kiệm chi phí. Hiện nay có rất nhiều hình thức quảng cáo CPC Facebook trên thị trường đáp ứng được yêu cầu này. Hãy cùng tìm hiểu về CPC Facebook ngay. 

CPC Facebook là gì? 

CPC Facebook là hình thức quảng cáo chi trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo đó. Hình thức quảng cáo này sẽ đem lại hiệu quả tuyệt vời bởi nó hướng đến đúng các đối tượng khách hàng tiềm năng của công ty và đưa sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với khách hàng. 

Hiện nay, có rất nhiều hình thức quảng cáo CPC Facebook. Một số hình thức quảng cáo phổ biến bao gồm:

  • Quảng cáo CPC Facebook sản phẩm: Là hình thức quảng cáo sử dụng hình ảnh của sản phẩm, dịch vụ kết hợp với một vài cụm từ hoặc nội dung của quảng cáo trên Facebook. Khi người dùng click vào nội dung của quảng cáo, liên kết sẽ dẫn tới trang thông tin mà doanh nghiệp muốn khách hàng truy cập.
  • Quảng cáo trên Facebook CPC Banner: Đây là hình thức quảng cáo bằng nội dung bao gồm các dòng chữ, hình ảnh của sản phẩm chạy trên nền tảng Facebook. Một khi người dùng nhấp chuột vào hình ảnh quảng cáo, liên kết sẽ dẫn người dùng tới trang thông tin mà doanh nghiệp muốn hướng tới. 
  • Quảng cáo trên CPC Facebook Rich Media: Đây là hình thức quảng cáo mới trên Facebook, kết hợp giữa video, mục lục và nội dung quảng cáo. Khi người dùng nhấp chuột vào hình ảnh quảng cáo sẽ dẫn đến các thông tin của nhà quảng cáo hoặc dẫn đến trang thông tin của doanh nghiệp.  

Tại sao nên lựa chọn hình thức quảng cáo CPC Facebook?

Có rất nhiều lý do để một doanh nghiệp lựa chọn hình thức quảng cáo CPC Facebook. Trước hết, nó chỉ tính phí khi người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn. Điều này sẽ làm tối ưu khoản ngân sách cho công ty của bạn, công ty sẽ có được những lượt hiển thị quảng cáo miễn phí. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể làm tăng hiệu quả của CPC Facebook bằng cách chọn lựa những từ khóa liên quan hiển thị trong quảng cáo. CPC Facebook sẽ là một lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp hiện nay muốn tiếp cận với các khách hàng tiềm năng. 

Kết luận

Hiện nay, CPC chính là hình thức quảng cáo phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng bởi những lợi ích mà nó mang lại. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu được CPC là gì và những ưu, nhược điểm của CPC và các kiến thức liên quan khác. Nếu bạn còn gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Ngáo Content để được giải đáp.

Nguồn: Ngáo Content

Có thể bạn quan tâm tới:
Marketing Automation là gì? Lợi ích, quy trình và cách triển khai hiệu quả
Viral là gì? 7 bước để tạo nên một chiến dịch Viral thành công

Share123Tweet77
Blog Kiến Thức

Blog Kiến Thức

Related Posts

Những nội dung đã cũ nhưng được nói mãi…
Content Marketing

Những nội dung đã cũ nhưng được nói mãi…

16/06/2025
Làm Marketing cho khách hàng miền Nam và miền Bắc khác nhau như thế nào?
Content Marketing

Làm Marketing cho khách hàng miền Nam và miền Bắc khác nhau như thế nào?

10/05/2024
100 Bài học kinh nghiệm đúc kết sau 7 năm ăn nằm Ngành Marketing và Content của mình
Content Marketing

100 Bài học kinh nghiệm đúc kết sau 7 năm ăn nằm Ngành Marketing và Content của mình

12/04/2024
Đừng nhầm lẫn công việc Content Marketing, Social Media Marketing, Content Creator, Copywriting!
Content Marketing

Đừng nhầm lẫn công việc Content Marketing, Social Media Marketing, Content Creator, Copywriting!

06/04/2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Categories

37 NGÀY HỌC CONTENT MARKETING

About Me

Founder-ngao-content

TRẦN HOÀNG NGỌC TÂM

Blogger & Social Media Consultant

Mình là Ngọc Tâm - Founder Ngáo Content rất vui vì đã được bạn ghé thăm chiếc blog lưu giữ những kiến thức và trải nghiệm mình trong nghề Marketing mỗi ngày. Mong sẽ giúp ích trong hành trình tự học Marketing của bạn nhé!
-------
Mọi thông tin hợp tác xin liên hệ:
0767555598 (Ms. Tâm)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

  • Kỹ năng quan trọng nhất trong thời đại học – Research
  • Mô hình RARAM là gì? Công thức “Chuyển hóa” ý tưởng Content siêu hay
  • Những nội dung đã cũ nhưng được nói mãi…
  • Cái gì dễ đo mà khó lường, cái gì dễ lường mà khó đo?
  • Những bài học khi làm Marketing cho ngành Thẩm mỹ và Spa
Currently Playing

NGÁO CONTENT – HỌC CONTENT MARKETING BÀI BẢN

Website cung cấp các kiến thức và đào tạo Content Marketing bài bản cho người mới bắt đầu. Với kinh nghiệm triển khai marketing cung cấp các giải pháp và đào tạo cho hàng ngàn học viên. Chúng tôi cung cấp kiến thức, cung cấp dịch vụ support tốt nhất để đem lại kết quả bạn mong muốn.

THÔNG TIN

  • Địa chỉ: 60 Nguyễn Văn Khối, Phường 11, Q. Gò Vấp, TPHCM
  • Hotline: 0767.5555.98 (Ms. Tâm)
  • Email: ngaocontent@gmail.com
DMCA.com Protection Status

KIẾN THỨC – TÀI LIỆU MARKETING

  • Khóa học Content marketing
  • Blog kiến thức
  • Kho giao diện Landing Page
  • Kho mẫu content
  • Kho tài liệu ebook
  • TRANG CHỦ
  • MẪU CONTENT
  • KHÓA HỌC
  • BLOG KIẾN THỨC
  • THƯ VIỆN EBOOK
  • LIÊN HỆ

Copyright 2018 - Designed by Ngáo Content

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
  • Call now

    Call now
  • Facebook

    Facebook
  • Zalo

    Zalo
No Result
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • MẪU CONTENT
  • KHÓA HỌC
    • Khóa học Content Marketing Đa Kênh Bài Bản
    • Khóa Social Media Mastery Bài Bản Cùng Ngáo Content
    • Chương trình Self-Made Creative – Ngáo Content
    • Khóa học Content qua Video
    • Coaching 1:1 xây kênh
    • Talkshow Ngáo Content
    • Đào Tạo Doanh Nghiệp
    • Học viện Ngao Academy
  • BLOG KIẾN THỨC
    • Content Marketing
    • Kiến Thức Marketing
    • Phát triển bản thân
    • Case Study Marketing
    • SEO – Traffic
    • Kinh Doanh – Khởi Nghiệp
  • THƯ VIỆN EBOOK
  • LIÊN HỆ