Content Social là một trong những chiến lược hiệu quả được các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng để tối ưu chi phí. Vậy Content Social là gì? Làm sao để trở thành một Content Social nổi bật? Cùng Ngáo Content tìm hiểu chi tiết hơn về công việc này nhé!
MỤC LỤC
Content social là gì
Content social hay Social Content là một khái niệm liên quan đến việc sáng tạo và phân phối nội dung trên các kênh truyền thông mang xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, YouTube…. Mục tiêu của content social là thu hút sự chú ý, tương tác và chia sẻ của người dùng, tăng độ nhận diện thương hiệu và khách hàng tiềm năng.
Content Social được nhiều doanh nghiệp ưu tiên áp dụng hàng đầu vì tính hiệu quả cao với chi phí thấp. Dưới đây là một số đặc điểm chính của content social:
- Content social càng có tính viral cao càng tốt, tức là có khả năng lan truyền nhanh chóng và rộng rãi trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý, tương tác và chia sẻ của người dùng
- Tính thời sự và nhạy bén với các xu hướng mới, cập nhật liên tục những thông tin nóng hổi và thú vị cho người dùng.
- Sự sáng tạo và độc đáo, không sao chép hay lặp lại những nội dung đã có sẵn, mà phải tạo ra những nội dung mới mẻ, khác biệt và mang đậm dấu ấn của thương hiệu
- Content social cần phải luôn đa dạng và cập nhật liên tục, không chỉ giới hạn ở dạng văn bản mà còn bao gồm các dạng nội dung khác như hình ảnh, video, infographic, podcast, livestream,… để phù hợp với sở thích và thói quen của người dùng.
- ….
Công Việc Của Người Làm Social Content?
Social Content là một công việc khá thú vị và sáng tạo nhưng cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng và trách nhiệm. Công việc của người làm social content bao gồm các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu và phân tích thị trường, đối tượng khách hàng, xu hướng và hiệu quả của các nội dung trên các kênh truyền thông xã hội .
- Sáng tạo và biên tập nội dung theo các tiêu chuẩn chất lượng.
- Phối hợp và hợp tác với các bộ phận khác trong công ty, như nhân viên thiết kế, bộ phận quản lý, bộ phận kỹ thuật… để đảm bảo sự thống nhất và hiệu quả của các chiến dịch social content marketing
- Quản lý và theo dõi hiệu quả của các nội dung trên các kênh truyền thông xã hội, báo cáo và đề xuất các giải pháp cải thiện cho các chiến dịch social content marketing .
- Tích hợp chương trình nội dung với các chiến dịch thương hiệu để thúc đẩy nhận diện thương hiệu theo yêu cầu. Social Content cần làm việc với các nhân viên ở phòng ban khác, bao gồm nhân viên thiết kế và bộ phận liên quan để tạo ra những nội dung mang đậm dấu ấn của thương hiệu.
Những Kỹ Năng Cần Có Của Content Social
Nghiên cứu phân tích:
Đây là kỹ năng giúp bạn tìm hiểu về thị trường, đối tượng khách hàng, xu hướng và hiệu quả của các nội dung trên các kênh truyền thông xã hội. Bằng cách này, bạn có thể đưa ra những ý tưởng nội dung phù hợp với mục tiêu và chiến lược marketing của công ty. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Keyword Planner, Ubersuggest, Keyword Tool,… để tìm kiếm và phân tích từ khóa.
Ví dụ: Bạn muốn viết một bài về cách chăm sóc da mặt cho phụ nữ trên 30 tuổi. Bạn có thể dùng Google Keyword Planner để tìm kiếm những từ khóa liên quan đến chủ đề này, như “cách chăm sóc da mặt”, “da mặt sau 30”, “sản phẩm chăm sóc da mặt”…Bạn có thể xem số lượng tìm kiếm, độ khó và độ cạnh tranh của từng từ khóa để chọn ra những từ khóa phù hợp nhất cho bài viết.
Sáng tạo nội dung:
Sáng tạo là một trong những kỹ năng quan trọng bạn Content Social cần có, nhất là trong thời đại số hóa như hiện nay. Mỗi kịch bản, bài viết đều có thể được AI dễ dàng tạo ra, vậy nên yếu tố sáng tạo, tính mới lạ là yếu tố quan trọng khiến bài viết của bạn nổi bật hơn.
Những yếu tố cần có để rèn luyện kỹ năng sáng tạo:
- Tư duy linh hoạt, mở rộng, không bị gò bó bởi các quy tắc hay giới hạn
- Tính chủ động, dám thử nghiệm, không sợ thất bại hay bị phản đối
- Tính ham học hỏi, luôn cập nhật kiến thức và theo dõi xu hướng mới
- Tính hợp tác, biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến với người khác
Để rèn luyện kỹ năng này, bạn có thể theo dõi một số nhà sáng tạo nội dung có nội dung thú vị như: hot Tiktoker Duy Thẩm, Gia đình Thủng Long, Võ Tòng Đánh Mèo….
Nhạy bén, tinh tế với xu hướng mới:
Đây là kỹ năng giúp bạn bắt kịp và áp dụng những xu hướng mới trong lĩnh vực mình đang làm. Bạn cần luôn cập nhật những thông tin mới nhất, những sự kiện nổi bật, những nhu cầu và mong muốn của khách hàng, biết cách tận dụng những xu hướng này để tạo ra những nội dung hấp dẫn và thu hút người đọc.
Ví dụ: Bạn muốn viết một bài về cách chăm sóc da mặt cho phụ nữ trên 30 tuổi. Bạn có thể tìm hiểu về những xu hướng làm đẹp mới nhất, như skincare routine, clean beauty, K-beauty,… Sau đó sử dụng những từ khóa liên quan đến những xu hướng này trong bài viết, hoặc liên quan đến những sự kiện hay người nổi tiếng có liên quan đến chủ đề như ngày phụ nữ quốc tế, ngày mẹ, ngày Valentine, hoặc các sao Hàn có làn da đẹp,
Sáng tạo hình ảnh, video hấp dẫn:
Kỹ năng này giúp bạn tạo ra những hình ảnh, video chất lượng và thu hút mắt người xem. Bạn cần biết cách sử dụng các công cụ thiết kế, chỉnh sửa và tối ưu hóa hình ảnh, video, chọn ra những hình ảnh, video phù hợp với nội dung và mục tiêu của bài viết hay thêm các thẻ alt text cho hình ảnh và video để giúp máy tìm kiếm hiểu được nội dung của chúng.
Gợi ý bạn luyện tập sử dụng một số công cụ như Photoshop, Canva, Premiere Pro,… để có thể tạo ra những video, hình ảnh chất lượng cao.
Các công cụ làm Content Social theo trend
Nếu bạn đang tìm kiếm các công cụ hỗ trợ bạn làm content social theo trend, thì dưới đây là một số công cụ mà Ngáo Content giới thiệu cho bạn:
Buzzsumo:
Đây là một công cụ giúp bạn tìm kiếm và phân tích những nội dung đang hot trên các kênh truyền thông xã hội, như Facebook, Twitter, YouTube,… Bạn có thể nhập từ khóa, chủ đề hoặc địa chỉ website để xem những bài viết, video, infographic hoặc podcast nào đang được chia sẻ nhiều nhất, lượt tương tác, lượt xem hoặc có thể tìm kiếm những người ảnh hưởng (influencers) trong lĩnh vực của mình để học hỏi và hợp tác.
Google Trends:
Đây là một công cụ giúp bạn theo dõi và so sánh những xu hướng tìm kiếm trên Google theo thời gian, địa lý và danh mục. Thông qua Google Trends bạn có thể nắm được những từ khóa nào đang được quan tâm nhiều nhất, những chủ đề nào đang nổi lên hoặc suy giảm, những sự kiện nào đang diễn ra và ảnh hưởng đến xu hướng tìm kiếm.
Feedly:
Đây là một công cụ giúp bạn tổng hợp và theo dõi những nguồn thông tin uy tín và chất lượng trong lĩnh vực của mình. Bạn có thể tạo nhiều feed khác nhau cho từng chủ đề, lĩnh vực. Sau đó ở mỗi feed, bạn thêm các website, blog, kênh YouTube, podcast hoặc bất kỳ nguồn nào mà bạn muốn theo dõi. Thế là mỗi ngày, bạn chỉ cần vào feed đã tạo để nắm được các tin tức, bài viết, video mới nhất.
Portent’s Content Idea Generator:
Đây là một công cụ giúp bạn tìm kiếm ý tưởng cho nội dung của mình một cách nhanh chóng và vui nhộn. Bạn chỉ cần nhập từ khóa vào ô trống, và công cụ sẽ đưa ra cho bạn một tiêu đề hấp dẫn cho bài viết của bạn. Nếu bạn không thích tiêu đề đó, bạn có thể bấm vào nút Refresh để sinh ra tiêu đề khác.
Younet Media
YouNet Media là một giải pháp phân tích dữ liệu mạng xã hội hàng đầu tại Việt Nam, được sử dụng bởi hơn 500 thương hiệu lớn. Công cụ này có hai nền tảng chính là SocialHeat và SocialTrend, dựa trên công nghệ Big Data và AI để thu thập, thống kê, phân tích và đánh giá các hoạt động của thương hiệu và đối thủ, các chiến dịch truyền thông, các xu hướng và nhu cầu tiêu dùng trên mạng xã hội
Làm thế nào để trở thành Social Content
Thời buổi người người nhà nhà đổ xô làm Content, vậy để trở thành một Social Content giỏi và nổi bật bạn cần phải luyện tập và hoàn thiện hơn mỗi ngày.
Luyện viết mỗi ngày:
Đây là một cách hiệu quả để nâng cao kỹ năng viết nội dung, cũng như rèn luyện sự sáng tạo và linh hoạt. Bạn có thể chọn một chủ đề, một đối tượng, một kênh truyền thông, hoặc một mục tiêu cụ thể để viết nội dung theo.
Ngoài việc luyện viết thì đọc lại và tự review lại nội dung của mình cũng là một bước quan trọng giúp bạn đánh giá các tiêu chí như thu hút, có giá trị, phù hợp, khác biệt hay không .
Luyện đọc mỗi ngày:
Đây là một cách quan trọng để bổ sung kiến thức, cập nhật xu hướng, và học hỏi kinh nghiệm từ những người làm content khác. Bạn nên đọc nhiều loại nội dung khác nhau, từ các bài viết chuyên ngành, các báo cáo thị trường, các blog cá nhân, đến các bài đăng trên mạng xã hội. Khi đọc, bạn có thể phân tích cách viết, cách trình bày, cách tương tác của các nội dung đó, xem chúng có gì hay, gì dở, gì có thể áp dụng cho nội dung của mình .
Gợi ý một số cuốn sách về Content hay:
- Khiêu vũ với ngòi bút.
- Content hay nói thay nước bọt.
- Content marketing trong kỷ nguyên 4.0.
- Hơi thở Con Sen
- Content đúng là King.
- Từ câu sai đến câu hay.
- Inbound Marketing.
- Bút chì sắc ý tưởng lớn quảng cáo để đời.
- Content đắt có bắt được Trend
- ….
Gợi ý một số anh chị lão làng trong làng Content mà bạn nên theo dõi:
- Nguyễn Ngọc Long: Founder Truyền thông trăng đen. Cô chia sẻ các bài viết về THCN, truyền thông, marketing, phân tích các case cụ thể
- Trần Thịnh Lâm – Founder của ATP Holdings – chuyên chia sẻ về Kinh doanh, Đầu tư, Chứng khoán, BĐS
- Phùng Thái Học – Anh chủ Quán trà đá – nhân vật cầm đầu group Tâm Sự Con Sen, chuyên chia sẻ về chủ đề Content
- Linh Phan – Chị chủ của Group “Con đường trở thành Freelancer Writer” (tiền thân là group Writer Connect) – chuyên chia sẻ các kiến thức, chủ đề về Content và Freelancer
- Trần Hoàng Ngọc Tâm – Founder Ngáo Content – chuyên chia sẻ về kiến thức Content, Landing
- Hảo Nguyễn (Nguyễn Thị Thu Hảo) Giảng viên tại GIGAN – Training Center, thường chia sẻ các bài viết chuyên môn về content, marketing chất lượng.
- Leo Minh: Co-founder tại ATP Academy và Nghề Content, chuyên chia sẻ kiến thức thực chiến về content website và SEO.
- Nhannguyen Sharing (anh Nhân Nguyễn): Ceo Nhân Nguyễn digital, các bài viết của anh thường chia sẻ xoay quanh các lĩnh vực; Social Media, Ecom, Lifestyle, Creators.
- Lê Hồng Thắm: Founder & Ceo Real up agency, thường chia sẻ các bài viết chủ đề marketing, Communication, content,..
- Blogger Nguyễn Anh Tín: Founder Group Tâm sự Affiliate MMO, chia sẻ kiến thức thực chiến về Digital & MMO, content làm affiliate.
- Nguyễn Hoài Thương: Cô nàng Đạo diễn và Biên Kịch xịn sò chuyên chia sẻ về Video và Phát triển bản thân
- Phan Anh Toàn – Co Founder ATP ACademy – chuyên chia sẻ về Phát triển bản thân
- Nguyễn Thùy Trang: Content tự do, chuyên chia sẻ về Travel, Content, Review
- Nguyễn Trung Hiếu – Giảng viên tai Vinalink – chuyên chia sẻ về các chủ đề văn học, content
- Chang Dịu Dàng – Admin của Tâm sự Con Sen – chuyên chia sẻ về Content
- Lê Anh Tuấn – Founder của A1 Demy – chuyên chia sẻ về kinh doanh, thị trường, tác giả của sách “Từ nông thôn tới triệu đô”
- Thầy Bát Nhã – Admin của Page Marketing For Loser – thường xuyên chia sẻ về chủ đề Tâm lý học Content
Tham gia các group content trên mạng xã hội:
Đây là một cách tuyệt vời để giao lưu, chia sẻ, và học hỏi từ những người làm content khác. Bạn có thể tham gia các group content trên Facebook, LinkedIn, Zalo… để cập nhật các thông tin mới nhất về content marketing, nhận được các lời khuyên và góp ý từ các chuyên gia và đồng nghiệp trong ngành, cũng như tìm kiếm các cơ hội hợp tác và việc làm .
Một số cộng đồng lớn về Content trên mạng xã hội mà bạn có thể tham gia:
- Tâm sự Con sen
- Mỗi ngày một chút Content
- WordPress Việt Nam
- Nghiện SEO
- Gen Z tập viết Content
- Hỏi đáp Marketing
- Viết lách mỗi ngày
- DCGR và những idol TikTok
- ….
Kết luận
Content Social là một xu hướng không thể bỏ qua trong thời đại số. Content Social giúp doanh nghiệp tiếp cận được với khách hàng tiềm năng, xây dựng mối quan hệ lâu dài và xây dựng thương hiệu. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về công việc Content Social.
Nguồn: Ngáo Content
Có thể bạn quan tâm tới:
Content direction là gì? 7 bước xây dựng Content Direction hiệu quả
I simply could not depart your site prior to suggesting that I really enjoyed the usual info an individual supply to your guests? Is going to be again regularly in order to check up on new posts.
You can certainly see your expertise in the work you write. The world hopes for more passionate writers like you who aren’t afraid to say how they believe. Always go after your heart.