Hôm qua, một người chị thân thiết hỏi mình về chủ đề chia sẻ kiến thức và có đặt một câu hỏi mình khá tâm đắc “những giá trị em đạt được trong quá trình sharing và đào tạo?”. Một trong số key nổi bật mình nói đến là “Học bằng cách dạy”.
MỤC LỤC
Học từ cách dạy!
Một điều tưởng như nghịch lý trong cuộc sống là cách nhanh nhất và tốt nhất để học một thứ gì đó là dạy lại cho người khác – chứ không phải tự mình gặm nhấm nó.
Ngày xưa đi học mình hay dùng một chiêu để “Học ít, nhớ lâu”, đó là khi mình học xong kiến thức nào đó hay lôi nhỏ bạn ra đặt câu hỏi hoặc sharing lại cái mình hiểu cho nó, vừa giúp 2 đứa hiểu sâu hơn, chia sẻ qua lại kiến thức cho nhau vừa giúp bản thân nhớ dai hơn nên ít khi phải cấm mặt vô sạch học tới học lui.
Sau này đi làm, mình đúc kết được một quy trình phát triển bản thân siêu nhanh là khi mình có kiến thức đem đi viết lại >> sharing nó >> đúc kết >> đi dạy cho người khác >> học thêm được điều mới rồi lại sharing… Không có quá trình bạn sharing và đi dạy (truyền đạt) lại người khác thì bạn sẽ quên lãng nó trong vòng vài tuần. Những kiến thức mình sharing và viết lại nó mình nhớ được rất lâu và nó như nguồn năng lượng được tái tạo liên tục, chính những bài viết cũ lại là nơi để mình tìm ý tưởng mới hoặc những đúc kết mới. Càng viết, càng sharing lại càng ra cơ hội, idea mới.
Những giá trị tuyệt vời mình nhận được khi đi chia sẻ kiến thức
Đi chia sẻ kiến thức cũng đồng nghĩa là tự hệ thống lại thứ mình đang có
Sau những lần mình tự học một mình, tự làm và gậm nhấm kiến thức trong im lặng, bản thân mình luôn cần hệ thống hóa những gì mình biết để truyền đạt cách làm cho một thế hệ kế cận? cần đào tạo ra những người có thể tiếp nhận công việc mình đang làm khi quy mô mở rộng ra? Hoặc đơn giản là khiến những người đang cùng cộng tác với mình có thể hiểu khái quát rằng mình đang làm gì, đang có gì và đang cần gì? Rồi sẽ có lúc bạn đến giai đoạn đó, bạn cần chuyển mình từ trạng thái “âm thầm làm một mình” sang “vừa làm vừa nói cho những người khác biết”.
Bạn có thể tận dụng những buổi chia sẻ này làm lý do để tổng hợp cái kiến thức, kinh nghiệm bạn đang có lại, một công đôi ba việc. Hoặc bạn cũng có thể thầm hiểu rằng giai đoạn đó đã đến và đây là việc cần phải chuẩn bị. Sao cũng được, vì nó đều tốt cả.
Giống việc khi mình quyết định lập blog Ngáo Content để hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức và hướng nó như một porfolio riêng cho bản thân, nó chính là quá trình, là trải nghiệm, là case study, lafdducs kết của chính mình. Nó lớn cũng mình mỗi ngày!
Bạn hoàn toàn của thể lựa chọn cho mình một nơi phù hợp để sharing và hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức đang có bằng việc viết nó ra, lưu trữ nó và khai thác những gì đang có hiệu quả hơn. Tự khắc bạn sẽ nhận thấy có rất nhiều cơ hội và giá trị mới tạo ra.
Quá trình chia sẻ giúp mình tạo ra cái mới
ới hoạt động sharing mỗi ngày: Khi bạn đi học rồi tổng hợp lại nhiều kiến thức, rồi bạn phát hiện ra một tá những điều lý thú trong cái bạn đã làm và lặp đi lặp lại trước giờ. Và câu chuyện dùng nó cho những lần tiếp theo là như thế nào, là cái thứ mới mà bạn nhận về được.
Đấy chỉ mới là việc tổng hợp tóm tắt những gì bạn đã làm thôi và nó đã ngay lập tức mang đến những giá trị mới rồi. Thử tưởng tượng bạn mang nó ra và trình bày lại 1, 2, 3 lần và n lần… trước những người khác. Không có gì ngạc nhiên khi dù bạn đang nói đi nói lại về một nhóm những kiến thức và kinh nghiệm cụ thể, nhưng mỗi lần nói lại nhận lại được những giá trị mới.
Người học đem đến cho mình thứ mình chưa biết và cả những ý tưởng mới
Trong 4 năm mình tạo ra blog Ngáo Content, rồi đi sharing đào tạo về content, một trong những điều mình thấy giá trị nhất là việc mình có thể dẫn dắt, lắng nghe và HỌC từ chính những người học viên, đối tác của mình.
Quá trình những người học từ mình, sau đó họ tự bước đi tự hành động với từng mục tiêu và trường hợp riêng. May mắn được đồng hành với các bạn ở một khía cạnh tư vấn, vô tình cũng trao cơ hội cho mình những dịp được tiếp xúc với câu chuyện của các bạn và lại tạo ra cho mình những bài học mới, cách giải quyết vấn đề mới. Mình xem đó là việc học qua học lại từ những trải nghiệm của đôi bên “học bằng cách dạy”
Giống việc khi mình trao đổi về những câu chuyện làm sao tìm những ý tưởng và triển khai nó cho các học viên, mình cung cấp cho các bạn những tư duy & kỹ năng mình dùng để tạo ra một ý tưởng, còn ngược lại mình được lắng nghe cách các bạn đưa ngôn ngữ và công cụ của riêng các bạn vào để khai theo lĩnh vực của bạn. Cách các bạn trải nghiệm sự liên tưởng hay nói lên những mối quan tâm xung quanh cuộc sống của bạn cũng là một thông tin đáng để tâm và sẽ mang lại nhiều hướng nhìn nhận cho cách tư duy của mình về sau.
Bạn này kinh doanh thời trang có câu chuyện định vị riêng, anh kia làm BĐS có cách làm nội dung và khai thác insight khác biệt, bé nọ đang làm freelancer có cách xây kênh độc đáo khác biệt với các bạn khác, mỗi người có mục tiêu và hướng đi cũng như cách làm riêng mình đều lắng nghe và học được từ chĩnh những lần va chạm ấy.
Trong việc “Chia sẻ kiến thức”, ta không chỉ đưa kiến thức đi một chiều mà đồng thời cũng học lại và tự học trong một quá trình thú vị và duyên nợ. Vậy nên nó rất hay và vui.
Mình không bao giờ sợ chuyện ai đó có thể lấy mọi thứ mình biết
Khi sharing mình chưa bao giờ lo lắng về điều này, mà trái lại, mình còn đang sợ chuyện giới hạn của các buổi sharing hay hình thức thể hiện của buổi học hoặc khả năng chuyên môn của mình khiến kiến thức được truyền tải ra không đủ nhiều để các bạn tiếp nhận đủ phê thôi.
Đôi khi chúng ta cũng hay có suy nghĩ rằng nếu mình chia sẻ hàng tá những kiến thức ta biết thì giá trị cung cấp thông tin của bản thân mình sẽ bị đe dọa. Nhiều năm trời thu thập và tổng hợp kinh nghiệm giờ chỉ còn vỏn vẹn vài thông tin chắt lọc, trong một vài buổi học người ta nạp vào xong và coi như đã hoàn thiện, có thật thế không?
Kì thực là không, bản chất mỗi người có quá trình hấp thụ, hệ thống kiến thức khác nhau, sự thu nạp và ứng dụng kiến thức của bạn sẽ luôn là đặc trưng, riêng biệt.
Giống việc ác bạn đi tham gia một khóa học nào đó để học kinh nghiệm của người khác đúc rút giúp con đường của bạn đi dễ dàng hơn, nhưng đường thì bạn vẫn phải tự đi và khi đó bạn sẽ có những chiêm nghiệm hoặc cách thức sử dụng kiến thức của mình một cách đặc thù hơn theo mục tiêu hay hoàn cảnh riêng.
Mở rộng được nhiều mối quan hệ sâu sắc hơn với các bạn mình đi chia sẻ kiến thức
Những gì mình sharing và chia sẻ ra mình luôn tin nó hữu ích một ai đó. Và từ những điều mình luôn duy trì như vậy mang đến cho mình rất nhiều giá trị từ những mối quan hệ giữa những người xa lạ mà trước đó mình không hệ biết đến họ, họ cũng không biết đến mình mà chính nhờ những kiến thức mình sharing mang cả 2 nhân biết và tạo mối quan hệ với nhau.
Lời kết tri ân
Lúc trước mình không nghĩ nhiều khi xây blog Ngáo Content vì nó chỉ là nó mình hệ thống hóa kiến thức, cũng không nghĩ sẽ đi dạy và đào tạo sau đó còn nhận được nhiều lời mời sharing từ các trường đại học, cao đẳng cho các doanh nghiệp hay sự kiện. Nhưng càng sharing mình càng hệ thống hóa kiến thức, mình càng thoải mái mà chia sẻ khi nhận được những đề nghị từ nhiều bên. Quy trình để có thứ mà đi chia sẻ quanh đi quẩn lại cũng sẽ ngần đó bước, vậy nên dù kiến thức được trình bày có là những thông tin căn bản nhập môn hay kinh nghiệm chuyên sâu, rộng lớn thì cũng có cách để mình có thể fill đầy nó trong khả năng chuyên môn của mình.
Vì sự học là cả đời và cần sự bền bỉ rèn luyện!
Tràn Hoàng Ngọc Tâm
Founder Ngáo Content
#ngaocontent
Có thể bạn quan tâm:
20 cách phát triển bản thân mỗi ngày – Danh sách các chuyên gia phát triển bản thân mình hay nhất
Top 4 bài trắc nghiệm tính cách, tâm lý giúp bạn thấu hiểu bản thân và nâng cấp cuộc sống
Quy trình đào tạo nhân sự content mới như thế nào cho hiệu quả?