Dove – thương hiệu làm đẹp và chăm sóc da, tóc, sức khỏe cá nhân quen thuộc với hàng triệu người dân Việt Nam. Không chỉ nổi tiếng về chất lượng sản phẩm, Dove còn được được biết đến là một thương hiệu sở hữu nhiều chiến lược kinh doanh độc đáo. Cùng chúng mình tìm hiểu về những chiến lược kinh doanh “đỉnh cao” của Dove qua bài viết này nhé.
MỤC LỤC
Chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh (Business Strategy) là phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh của một công ty, tập đoàn trong lĩnh vực kinh doanh, nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu.
Chiến lược kinh doanh là nội dung tổng thể của một kế hoạch kinh doanh có trình tự, gồm một chuỗi các biện pháp, cách thức kinh doanh chủ yếu xuyên suốt một thời gian dài. Mục tiêu cuối cùng là hướng tới việc thúc đẩy lợi nhuận cao nhất và sự phát triển của hệ thống kinh doanh.
Nói một cách dễ hiểu hơn:
> Chiến lược kinh doanh là nội dung tổng thể trong một bản kế hoạch kinh doanh theo trình tự, bao gồm chuỗi các phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh xuyên suốt trong một thời gian dài.
Nó còn thể hiện lợi thế cạnh tranh, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để sửa chữa và phát huy
Tuy nhiên việc xây dựng một chiến lược trong kinh doanh không hề đơn giản vì chúng là cả một quá trình nghiêm túc thực hiện, công sức và chắc chắn nó không chỉ dừng lại ở những con chữ trên vài tờ giấy hay các bản kế hoạch, báo cáo mà còn xây dựng dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn, trải qua việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
Đôi nét về thương hiệu Dove
Dove là một thương hiệu chăm sóc sức khỏe cá nhân trực thuộc Tập đoàn Unilever của trụ sở tại Vương quốc Anh.
Tuy rằng có khởi đầu không mấy thuận lợi và doanh thu cũng khá “lẹt đẹt” nhưng đến năm 1970, Dove đã đột phá trở thành “thương hiệu quốc dân” nhờ một dòng sản phẩm xà phòng dịu nhẹ dành cho phái đẹp. Dòng sản phẩm này cũng được các chuyên gia da liễu kiểm nghiệm và khuyên dùng. Hiện nay, các sản phẩm của Dove được bán ở gần 150 quốc gia, và có đối tượng khách hàng rất đa dạng, từ trẻ sơ sinh, phụ nữ đến nam giới.
Và để có được thành tựu như ngày hôm nay, chính là nhờ sự độc đáo, mới lạ và tưởng chừng “vô thưởng vô phạt” từ những chiến lược kinh doanh của Dove. Để biết được đó là những chiến lược như thế nào, hãy theo dõi tiếp bài viết bạn nhé!
Đối tượng khách hàng của Dove
Để “thiết kế” và “xây dựng” thành công một chiến lược kinh doanh hoàn hảo, đối tượng khách hàng rất quan trọng. Ở đây, Dove đã lựa chọn khách hàng mục tiêu của mình là những người có xu hướng chăm sóc cơ thể và sức khỏe của bản thân nhiều hơn. Cụ thể là nữ giới, độ tuổi từ 18 đến 34, độc lập về tài chính và thường dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu các sản phẩm lành tính, an toàn, rất ít hoặc hầu như không có tác động hóa học lên cơ thể.
Trong thời gian vài năm trở lại đây, Dove cũng bắt đầu triển khai các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân và làm đẹp cho đối tượng khách hàng là trẻ sơ sinh và nam giới. Tuy nhiên, những sản phẩm này chiến lược kinh doanh của Dove ở phân khúc này vẫn chưa thành công được như những sản phẩm dành cho nữ giới.
Các dòng sản phẩm của Dove
Hiện Dove có 5 dòng sản phẩm chính:
- Beauty Bar và Body Wash
- Sản phẩm chăm sóc tóc
- Chất khử mùi
- Kem dưỡng ẩm
- Sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho nam giới
Kể từ khi ra mắt vào năm 1956, các dòng sản phẩm của Dove đã được quảng cáo là an toàn, thân thiện và lành tính với cơ thể con người. Về cốt lõi, Dove có một nguyên tắc chung gọi là 70:20:10 (70% sản phẩm mang tính sáng tạo được triển khai trên cơ sở toàn cầu, 20% mang hơi hướng địa phương và 10% là các sản phẩm siêu địa phương, phù hợp với nhu cầu làm đẹp của từng khu vực). Ngoài ra, Dove cũng “lợi dụng” mạng lưới phân phối của công ty mẹ Unilever để tiếp cận và bán hàng cho các nhà bán lẻ, hộ gia đình,… trên khắp thế giới.
Chiến lược cạnh tranh về giá
Ca loại hình chiến lược kinh doanh của Dove cạnh tranh về giá. Đó là:
- Định giá dựa trên cạnh tranh (Competition-based pricing)
- Định giá dòng sản phẩm (Product line pricing)
- Định giá gói sản phẩm (Product Bundle pricing)
Cụ thể:
- Định giá dựa trên cạnh tranh (Competition-based pricing)
Với chiến lược cạnh tranh về giá này, Dove thường có xu hướng giảm giá cho sản phẩm có cùng chức năng, dung tích so với đối thủ cạnh. Ví dụ, dầu gội dưỡng ẩm tóc Dove (330ml) có giá 110.00 VNĐ thấp hơn một chút so với dầu gội dưỡng ẩm tóc Pantene (375ml) có giá 150.000 VNĐ.
- Định giá dòng sản phẩm (Product line pricing)
Chiến lược kinh doanh của Dove ở đây có nghĩa là định giá các sản phẩm khác nhau trong cùng một phạm vi sản phẩm. Chẳng hạn, sữa tắm dưỡng ẩm sâu Dove (527ml) có giá 123.500 VNĐ, thấp hơn một chút so với các dòng sữa tắm dưỡng căng bóng, sáng da hoặc tái tạo da từ 10.000 – 20.000 VNĐ.
- Định giá gói sản phẩm (Product Bundle pricing)
Chiến lược này có nghĩa là Dove sẽ giảm giá nếu khách hàng mua nhiều hơn cho cùng một dòng sản phẩm. Ví dụ, một chai dầu gội Dove phục hồi hư tổn (650ml) có giá là 125.000 VNĐ. Nhưng nếu khách hàng mua 2 chai giá sẽ chỉ còn là 230.000 VNĐ, tiết kiệm đến 105.000 VNĐ thì tội gì không mua đúng không các ban?
Chiến lược marketing của Dove
Như đã đề cập bên trên, để thành công được như ngày hôm nay, các chiến lược marketing giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. Vậy đâu là những điểm nhấn cho chiến lược kinh doanh của Dove?
- Tập trung vào phụ nữ
Khác biệt rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Thay vì sử dụng người mẫu, KOLs nổi tiếng, Dove sử dụng chính khách hàng của mình – những người phụ nữ “bình dân” để làm “gương mặt đại diện”. Với thông điệp, mọi người ở mọi lứa tuổi và màu da đều đẹp như nhau, cũng như sự đa dạng ở mỗi cá nhân đều được tôn trọng của Dove thực sự đã làm người dùng cảm động.
- Tập trung vào dòng sản phẩm tốt cho sức khỏe
“Cốt lõi” các sản phẩm của Dove đều được định hướng là thân thiện và lành tính với cơ thể con người. Tuy nhiên, lý do chính khiến người dùng lựa chọn và “trung thành” với các sản phẩm của Dove chính là thông điệp “ tôn vinh vẻ đẹp sẵn có trong mỗi cá nhân” với mục đích tạo sự gần gũi, tránh để người dùng cảm thấy mình bị bán hàng.
Các chiến dịch marketing nổi tiếng của Dove
- Chiến dịch “The Dove Real Beauty Pledge”
Đây là chiến lược kinh doanh của Dove được khởi động vào năm 2004 với mục đích thay đổi, giáo dục và truyền cảm hứng cho phụ nữ cảm thấy tự tin về cơ thể của mình.
Với chiến dịch này, Dove cũng phá vỡ các tiêu chuẩn về vẻ đẹp thông thường thông qua ba lời thề:
– We will always feature women, never models (Dove sẽ luôn sử dụng phụ nữ bình thường là biểu tượng của hãng, không phải người mẫu).
– We will portray women as they are in real life. We won’t digitally distort our images (Dove sẽ khắc họa hình ảnh của phụ nữ trong đời thực, chứ không phải bằng chỉnh sửa kỹ thuật số).
– We will be helping young people build self-esteem and positive body confidence (Dove sẽ giúp người trẻ tuổi xây dựng lòng tự trọng và tự tin về bản thân).
Chiến dịch này đã được đánh giá là một trong những chiến dịch mang tính biểu tượng nhất mà Dove thực hiện từ trước đến nay. Không chỉ kết nối với một vấn đề được quan tâm sâu sắc nhất tới vẻ đẹp của phụ nữ mà còn giải quyết những bất an mà phụ nữ phải đối mặt.
- Chiến dịch “The Ad Makeover Campaign”
Chiến dịch Ad makeover của Dove giúp người dùng bỏ qua những thông điệp tiêu cực rằng cơ thể chúng ta đang bị khiếm khuyết và cần phải sửa chữa và tạo ra những thông điệp tích cực qua ứng dụng của Dove tạo ra để viết nên các thông điệp “đẹp” về cơ thể mình. Kết quả của chiến dịch là hơn 70% phụ nữ tham gia nói rằng họ cảm thấy tự tin hơn nhiều về cơ thể của bản thân sau khi tham gia chiến dịch.
- Chiến dịch “#Show Us”
Được khởi động vào năm 2019, dự án #Show Us của Dove có 5,000 hình ảnh của 179 phụ nữ đến từ 39 quốc gia. Những phụ nữ tham gia chiến lược kinh doanh của Dove không cần quan tâm tới cân nặng hoặc chiều cao, số đo ba vòng cũng như tuổi tác, màu da, chủng tộc,… thậm chí là có cả những người khuyết tật. Dự án mang thông điệp rằng tất cả mọi phụ nữ trên thế giới có thể tự hào về hình ảnh của mình, có quyền trong mọi hoạt động xã hội.
Chính nhờ sự “đời thường” trong chiến lược kinh doanh của Dove mà thương hiệu này được đánh giá là một “đại sứ” giúp phụ nữ xây dựng lòng tự trọng của mình, suốt từ những năm đầu thế kỷ 21 tới nay. Hy vọng, trong tương lai Dove sẽ tiếp tục bảo vệ quyền của phụ nữ trên khắp thế giới.
Nói thêm về Chiến lược kinh doanh:
Có thể xem là kim chỉ nam cho sự phát triển dài hạn của một doanh nghiệp, cần thiết lập một chiến lược kinh doanh rõ ràng, cụ thể. Điều đó có thể dẫn dắt cả một công ty “về đích” nhanh hơn vì họ sẽ biết làm gì? phấn đấu với lý do nào? mục tiêu của họ ra sao? Nguyên tắc xây dựng chiến lược kinh doanh – “luật bất thành văn” là như thế nào?
Vị trí của chiến lược kinh doanh?
Ngáo Content chia làm hai hướng giúp các bạn dễ hình dung hơn nhé:
Hướng nội: Các chiến lược sẽ tập trung vào các khía cạnh nội bộ doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ phát triển bên trong công ty. Vd: Chiến lược về nhân sự, công nghệ, tài chính,…
Hướng ngoại: Bắt đầu từ chiến lược kinh doanh, là tiền đề của các chiến lược mở rộng sau này và tác động trực tiếp với mức độ lớn nhất. Vd: Chiến lược sản phẩm, tiếp thị, bán hàng, định giá,..
Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh hoàn hảo
- Thiết lập mục tiêu
- Đánh giá vị trí hiện tại
- Chiến lược sản phẩm, dịch vụ
- Đánh giá, kiểm soát và thay đổi
Nguyên tắc – Luật bất thành văn về chiến lược kinh doanh không thể bỏ lỡ
Cạnh tranh để khác biệt
Chiến lược kinh doanh thất bại nhất, là cố gắng đánh bật đối thủ mạnh nhất trong ngành bằng việc là bản “photocopy” từ mọi hành động và chiến thuật. Hãy tiếp cận những giá trị khác biệt để tạo những nét riêng việt và chính sự khác biệt đó sẽ giúp bạn đi đến thành công.
Cạnh tranh vì lợi nhuận
Nếu tất cả những chiến lược bạn đề ra không mang mục đích rõ ràng về số tiền bạn có thể kiếm được, tốt nhất là bạn không nên mất thời gian và công sức thực hiện chúng. Đơn giản khi bạn có tiền thì mọi thứ sẽ tạo động lực cho bạn để kích thích những ý tưởng hay ho, chiến thuật mới lạ.
Thực sự hiểu thị trường trước khi xây dựng chiến lược kinh doanh
Thấu hiểu về thị trường của ngành, khách hàng mong muốn gì? Họ thực sự cần gì? Đối thủ cạnh tranh của mình ra sao. Từ đó sẽ hình thành tư duy chiến lược cho doanh nghiệp, về cách giúp bạn tồn tại và cạnh tranh.
Xác định khách hàng mục tiêu
Doanh nghiệp không thể bán sản phẩm, dịch vụ của mình phục vụ cho tất cả mọi người, bởi lẽ chúng chỉ có một lượng giới hạn khách hàng tiềm năng có chung một nhu cầu có lẽ sẽ tốt nhất, tối ưu nhất. Cần tập trung việc cần làm là xác định những bước để khiến khách hàng cảm thấy thỏa mãn nhu cầu của họ bằng những sản phẩm và giá trị công ty đem lại.
Không ngại thay đổi
Thời buổi chuyển mình công nghệ số, ta cần phải cập nhật liên tục kẻo tụt lại phía sau, nhất là các đối thủ cạnh tranh cùng ngành hàng.Việc thay đổi sản phẩm của chính mình cũng là cách để các thương hiệu kéo dài vòng đời sản phẩm của mình.
Tư duy hệ thống
Tư duy hệ thống, xây dựng data và dữ liệu chính xác để đưa ra các giả định cho sự phát triển của doanh nghiệp. Phát hoạt tương lai, viễn cảnh cho doanh nghiệp với dữ liệu và công nghệ cho ra những dự đoán sắp tới, dẫn lối một hướng đi đúng đắn nhất.
Xem thêm:
> Brand Loyalty là gì? Những điều bạn cần nên biết
> Những sách về ngôn ngữ cơ thể cho bạn những kỹ năng giao tiếp tốt
Hi vọng sau bài viết này bạn có thể bổ sung thêm vào kho tàng kiến thức của mình để là hành trang cho những mục tiêu sau này của mình nhé!
Ngáo Content
pharmacies in mexico that ship to usa: mexican drugstore online – mexican online pharmacies prescription drugs
mexican rx online
Buy compounded semaglutide online https://rybelsus.tech/# Buy compounded semaglutide online
Buy compounded semaglutide online