Những người làm Marketing nhất định phải hiểu rõ về cụm từ “vòng đời sản phẩm”. Điều này sẽ hỗ trợ họ rất nhiều trong quá trình lập chiến lược quảng bá, phát triển, duy trì cùng như định vị sản phẩm trên thị trường. Vậy vòng đời sản phẩm là gì? Mong rằng những thông tin bài biết sắp chia sẻ sẽ đem đến bạn cái nhìn tổng quan nhất về vòng đời của sản phẩm.
MỤC LỤC
Tổng quan lý thuyết về vòng đời sản phẩm là gì?

Cách đây nhiều năm, vòng đời sản phẩm đã thường xuyên được nhắc đến. Nhưng đến thời điểm hiện tại, vòng đời sản phẩm vẫn chưa được ứng dụng vào thực tế một cách hiệu quả để phục vụ cho quá trình thiết kế, phát triển sản phẩm của mỗi doanh nghiệp.
Định nghĩa vòng đời của sản phẩm là gì?
Vòng đời sản phẩm, Chu kỳ sống của sản phẩm hoặc Product Life Cycle (tiếng Anh). Cụm từ này chỉ về khoảng thời gian một sản phẩm sẽ trải qua tính từ khi bắt đầu được đưa vào thị trường cho đến khi bị suy giảm và loại khỏi thị trường.
Từ định nghĩa ở trên có thể nhận ra rằng mỗi sản phẩm đều có tuổi thọ riêng. Tuổi thọ hay vòng đời của sản phẩm cao hay thấp còn phụ thuộc vào những yếu tố khác nhau như:
- Ngành nghề.
- Thị trường.
- Sự nỗ lực của doanh nghiệp.
- …
Sơ đồ vòng đời sản phẩm gồm những giai đoạn nào?
Sở dĩ những người làm Marketing trong doanh nghiệp cần hiểu rõ vòng đời sản phẩm là gì vì điều này sẽ giúp họ xây dựng những chiến lược tùy chỉnh sản phẩm phù hợp với nhu cầu mới của khách hàng. Nhờ vậy, có thể kéo dài thời gian tồn tại của sản phẩm.
Vòng đời của một sản phẩm bao gồm 4 giai đoạn chính, thông tin chi tiết của mỗi giai đoạn sẽ tiếp tục được bài viết chia sẻ ngay sau đây:
Giai đoạn bắt đầu giới thiệu về sản phẩm
Đây là giai đoạn đầu trong vòng đời của sản phẩm. Khi này, sản phẩm được hoàn thiện và doanh nghiệp sẽ bắt đầu tung ra thị trường. Vì phải tiếp thị và quảng cáo ở mức cao nên doanh nghiệp cần đầu tư nhiều nguồn lực để giúp sản phẩm sớm được khách hàng biết đến.
Mục đích chính của giai đoạn giới thiệu sản phẩm chính là xây dựng nhu cầu về sản phẩm nơi khách hàng tiềm năng. Từ đó, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ thu về nhiều lợi nhuận từ việc sản phẩm ngày càng phổ biến trên thị trường.
Chưa dừng lại ở đó, doanh nghiệp còn muốn tìm hiểu những thông tin khác thông qua hoạt động giới thiệu sản phẩm:
- Cách mà khách hàng đang phản ứng với sản phẩm mới.
- Cảm xúc thích hoặc không của khách hàng dành cho sản phẩm.
- Mức độ thành công của sản phẩm khi “dấn thân” vào thị trường.
- …

Giai đoạn sản phẩm dần có sự tăng trưởng
Ở giai đoạn này, sản phẩm càng ngày càng trở nên phổ biến và được mua bởi nhiều khách hàng. Nhờ vậy mà doanh số và lợi nhuận từ việc bán sản phẩm mới của doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể. Đó cũng là dấu hiệu để doanh nghiệp nhận biết rằng sản phẩm có tiềm năng phát triển trong tương lai.
Tuy nhiên, trong giai đoạn tăng trưởng của sản phẩm thì doanh nghiệp phải tránh “ngủ quên trên chiến thắng”. Thay vào đó, doanh nghiệp hãy:
- Tiếp tục đầu tư nhiều hơn vào hoạt động quảng cáo, khuyến mãi nếu đang phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh.
- Có phương án điều chỉnh và cải thiện tính năng, chất lượng sản phẩm để luôn phù hợp với yêu cầu, mong muốn của khách hàng.
Giai đoạn sản phẩm đạt mức “chín muồi”
Bước vào giai đoạn trưởng thành hay chín muồi, doanh số bán hàng thường có xu hướng chậm lại, thậm chí là đi xuống. Hay nói cách khác, thị trường đã bắt đầu bị bão hòa.
Điểm nổi bật ở giai đoạn này là sự nổi lên của yếu tố cạnh tranh về giá khiến biên độ lợi nhuận của sản phẩm ngày càng bị thu hẹp lại. Nếu muốn tiếp tục “sống sót” trên thị trường thì doanh nghiệp nên:
- Đầu tư nhiều nguồn lực hơn vào hoạt động Marketing.
- Nghiên cứu để phát triển thêm những dòng sản phẩm mới.
- Thay đổi sản phẩm để tiếp cận những phân khúc thị trường khác nhau.

Giai đoạn sản phẩm bị suy tàn
Nếu quy luật của đời người có Sinh – Lão – Bệnh – Tử thì vòng đời sản phẩm cũng không tránh khỏi “ngày tàn”. Dù doanh nghiệp đã thử nhiều cách để có thể duy trì sự tồn tại của sản phẩm càng lâu càng tốt thì:
- Doanh số bán sản phẩm cũng bị giảm đáng kể do nhu cầu về sản phẩm của khách hàng ít hơn.
- Sản phẩm bị mất dần thị phần, khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cũng thường rất hạn chế triển khai hoạt động Marketing. Một vài giải pháp thường được doanh nghiệp lựa chọn đó là:
- Tập trung bán sản phẩm cho nhóm khách hàng trung thành.
- Bán sản phẩm đi kèm nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn về giá.
Có một thực tế mà còn ít doanh nghiệp biết đó là Content Marketing sẽ ảnh hưởng đến mỗi giai đoạn trong vòng đời của một sản phẩm:
- Tiếp thị để giới thiệu sản phẩm: Content phải tạo được sự háo hức và tăng cường được nhận thức của khách hàng về sản phẩm.
- Tiếp thị trong quá trình sử dụng sản phẩm: Content có tác dụng gửi đến khách hàng hướng dẫn sử dụng, nội dung có giá trị,…
- Tiếp thị khuyến khích khách hàng mua lại: Content cần tạo được sự liên kết và tương tác với khách hàng, tạo ra lòng trung thành từ phía khách hàng.
- Tiếp thị để tạo ảnh hưởng lâu dài đến khách hàng: Content hướng đến việc chia sẻ câu chuyện thương hiệu, nêu giá trị cốt lõi, xây dựng hình ảnh và nhận diện thương hiệu,…

Từ khi sản phẩm ra mắt thị trường cho đến ngày giai đoạn suy tàn đều có sự xuất hiện của Content. Khóa Content Marketing Foundation A – Z tại Ngáo Content sẽ trang bị cho bạn cách lập kế hoạch và triển khai Content phù hợp cho từng giai đoạn.
Cách giúp xác định sản phẩm đang ở giai đoạn nào của vòng đời
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp dù đã biết rõ vòng đời sản phẩm là gì nhưng vẫn chưa nắm được cách xác định sản phẩm đang ở giai đoạn nào của vòng đời. Hậu quả là doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xây dựng chiến lược đầu tư và phát triển hợp lý.
Để xác định chính xác sản phẩm đang ở giai đoạn nào, doanh nghiệp có thể dựa những yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài:
Yếu tố bên trong |
Yếu tố bên ngoài |
Doanh nghiệp tiến hành tính toán chỉ số theo từng kỳ để có cơ sở so sánh giữa những kỳ hoặc khoảng thời gian khác nhau để nắm bắt rõ tình hình kinh doanh, xác định giai đoạn hiện tại của sản phẩm:
|
|
Tham khảo ví dụ vòng đời của 1 sản phẩm – Sữa Vinamilk
Mỗi giai đoạn trong vòng đời của từng sản phẩm luôn có độ dài khác nhau. Thực tế, có những sản phẩm dù ra mắt thị trường chưa lâu đã nhanh chóng đối diện với “ngày tàn”. Đổi lại, có không ít sản phẩm lại tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ chỉ sau giai đoạn đầu giới thiệu.
Để giúp bạn hiểu hơn về 4 giai đoạn trong vòng đời của 1 sản phẩm, bài viết sẽ lấy ví dụ về Vinamilk – thương hiệu sữa nội địa hàng đầu tại Việt Nam. Đặc biệt, những dòng sản phẩm của Vinamilk được cả người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Giai đoạn Vinamilk lần đầu xuất hiện trên thị trường
Công ty Cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk chính thức được thành lập từ năm 1976. Tại giai đoạn khởi đầu này, Vinamilk đã nghiên cứu và sản xuất thành công dòng sản phẩm sữa tươi.
Sự ra đời của sữa tươi Vinamilk như “một lời tuyên chiến” mà Vinamilk gửi đến Dutch Lady – thương hiệu sữa của FrieslandCampina (Công ty sữa công nghệ cao đa quốc gia có trụ sở ở Hà Lan). Đây là thương hiệu nổi tiếng, đáng tin cậy ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam.

Để ngày càng có nhiều người tiêu dùng Việt biết đến sản phẩm sữa tươi nội địa chất lượng cao, Vinamilk đã:
- Đầu tư vào hoạt động quảng cáo trên truyền hình: VTV1, VTV3,… để đẩy thông tin về chất lượng sản phẩm, thành phần dinh dưỡng, tác dụng đối với sức khỏe của người uống,…
- Quảng cáo trên báo chí: Lựa chọn báo Thể thao & Văn hóa, Tuổi trẻ,… để vừa quảng bá thương hiệu và sản phẩm, vừa giới thiệu về sự thành công của công ty, giá trị gia tăng từ việc dùng sữa Vinamilk,…
- Xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm trên toàn quốc nhằm đẩy mạnh hoạt động tiếp thị trực tiếp tại điểm bán.
- Liên tục hoàn thiện hệ thống nhà máy sản xuất ở nhiều tỉnh thành để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng.
Vinamilk bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ
Tại giai đoạn này, sữa tươi Vinamilk đã từng bước trở thành sản phẩm được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Lượng khách hàng lớn góp phần đem lại lợi nhuận cao cho công ty.
Nắm bắt “thời cơ ngàn vàng”, Vinamilk đã:
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quảng cáo: duy trì tốc độ tăng trưởng bằng cách phát sóng TVC, tài trợ cho nhiều chương trình truyền hình. Điển hình là chương trình The Voice Kids, Cặp lá yêu thương,…
- Mở rộng thị trường – xuất khẩu sản phẩm đến nhiều quốc gia như: Campuchia, Lào, Myanmar, Malaysia, Indonesia, Anh, Đức, Pháp, Nga, Angola, Ethiopia, Mozambique,…

Vinamilk trong giai đoạn phát triển bền vững
Chuyển sang giai đoạn phát triển bền vững, Vinamilk vẫn duy trì việc đầu tư vào những chiến dịch quảng cáo và truyền thông. Mục đích chính là để tăng cường nhận diện thương hiệu và tạo dựng độ tin cậy với khách hàng:
- Quảng cáo ngoài trời: đặt bảng/biển hiệu quảng cáo ở địa điểm công cộng, trung tâm thương mại, khu vực có đông người qua lại,…
- Quảng cáo trên phương tiện di động: sử dụng hệ thống xe tải quảng cáo, xe bus hoặc xe đạp di chuyển xung quanh khu vực đông người.
- Ủng hộ tiền mặt và trao tặng hàng triệu ly sữa cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi thiên tai và dịch bệnh.
- Tài trợ cho cuộc thi, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho tổ chức và trao học bổng: Tài trợ đội tuyển U22/U23/Olympic quốc gia, duy trì Quỹ Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam,…
Cũng trong giai đoạn này, Vinamilk phải đối mặt với sự cạnh tranh từ những thương hiệu sữa nội và ngoại: Nestle, Dutch Lady, Abbott, TH True Milk,… Do đó, áp lực cạnh tranh để giành thị phần và khách hàng ngày một lớn lên.

Đứng trước tình thế này, Vinamilk kiên định với mục tiêu “Mới và Cải tiến”. Công ty đã đầu tư nhiều nguồn lực vào hoạt động nghiên cứu cũng như phát triển công nghệ sản xuất để cải thiện chất lượng, hương vị, lợi ích,… của sản phẩm. Minh chứng rõ nét nhất là một loạt dòng sản phẩm mới đã ra đời:
- Sữa dành cho mẹ bầu và bé.
- Sữa dành riêng cho những người cao tuổi.
- Sữa chua uống và sữa trái cây đa dạng vị.
- Sữa đặc.
- Sữa thực vật.
- Nước giải khát.
- Kem.
- Phô mai.
- …
Vinamilk có bước chuyển mình mạnh mẽ để kéo dài tuổi thọ
Với mong muốn đồng hành để chăm sóc sức khỏe của người Việt và kỳ vọng mang đến người tiêu dùng sữa cùng những chế phẩm từ sữa có chất lượng quốc tế, Vinamilk sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Đấy là lý do Vinamilk triển khai tái định vị thương hiệu vào ngày 6/7/2023.
Tại sự kiện đặc biệt này, Vinamilk đã công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang nguồn năng lượng trẻ trung hơn để phù hợp với thế hệ người dùng trẻ. Nhưng quan trọng hơn cả là vẫn không bỏ lại những giá trị xưa cũ và những người dùng truyền thống: bà nội trợ, gia đình trung niên,…

Qua đây, Vinamilk mong muốn đánh dấu bước đầu tiên trong quá trình hiện đại hóa trải nghiệm cho người dùng và tạo đà bứt phá ở thì tương lai. Không dừng lại ở đó, để hiện thực hóa mục tiêu tiếp cận với người tiêu dùng nhanh và hiệu quả hơn thì Vinamilk còn thực hiện một loạt thay đổi về:
- Chuyển đổi sổ.
- Đội ngũ nhân sự.
- Quy trình vận hành.
- …
Bí quyết “vàng” giúp doanh nghiệp kéo dài vòng đời của sản phẩm
Con người luôn muốn kéo dài tuổi xuân cũng giống như việc doanh nghiệp nỗ lực kéo dài vòng đời của sản phẩm. Ngay khi chuyển sang giai đoạn “chín muồi” rồi đến suy tàn, doanh nghiệp phải “đau đầu” tìm cách giúp sản phẩm tồn tại lâu hơn trên thị trường.
Là chủ doanh nghiệp hay người làm Marketing trong một doanh nghiệp bất kỳ, bạn hãy tham khảo một số bí quyết sau đây để sản phẩm có vòng đời dài hơn:
Dồn lực vào hoạt động truyền thông và quảng cáo ở giai đoạn 1 và 2
Sau khi đã xác định chính xác sản phẩm đang ở giai đoạn nào, bạn sẽ có căn cứ để đưa ra những chiến lược truyền thông và quảng cáo phù hợp. Nếu sản phẩm ở giai đoạn 3 và 4, doanh nghiệp cần:
- Đẩy mạnh quảng bá đến những tệp khách hàng có khả năng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Lấy chất lượng bù số lượng, số lượng và tần suất triển khai quảng cáo, truyền thông tuy ít nhưng cần chất lượng.
- Ưu tiên ứng dụng hình thức Marketing 4.0 và lấy con người làm trung tâm trong thời đại công nghệ số, tận dụng sức mạnh của mạng xã hội.

Triển khai thêm nhiều chương trình giảm giá và khuyến mãi
Phương pháp kéo dài vòng đời sản phẩm này đặc biệt phù hợp với sản phẩm như: giày dép, túi xách, điện thoại,… Một ví dụ điển hình mà bạn dễ dàng bắt gặp đó chính là hãng điện thoại “đình đám” Apple. Khi dòng điện thoại cũ đã hết hot thì hãng sẽ hạ giá liên tục để kích thích nhu cầu của khách hàng.
Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết và vùng miền cũng có sự tác động mạnh mẽ đối với vòng đời sản phẩm. Ở nước ta, vì miền Bắc có 4 mùa trong khi miền Nam chỉ có 2 mùa nên vòng đời sản phẩm thời trang ở miền Bắc sẽ ngắn hơn. Do đó, những shop thời trang ở miền Bắc thường “giảm giá sốc” vào cuối mùa.
Trang bị thêm những tính năng mới lạ cho sản phẩm
Phát triển và thêm những tính năng, lợi ích mới cho sản phẩm cũng là bí kíp giúp bạn kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Một ví dụ điển hình để bạn học theo đó là dòng sản phẩm mì Hảo Hảo đến từ hãng Vina Acecook.
Mì Hảo Hảo đã xuất hiện ở thị trường Việt Nam từ rất lâu và đến hiện tại thì vẫn chiếm được niềm tin của rất nhiều khách hàng. Đấy là vì Hảo Hảo không ngừng phát triển và cải thiện cả về:
- Hương vị: chua cay truyền thống, sườn heo tỏi phi, sa tế hành tím,…
- Bao bì: gói truyền thống, ly handy.

“Săn tìm” thị trường mới cho sản phẩm
Nỗ lực tìm kiếm thị trường mới không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì mức độ tăng trưởng mà còn góp phần kéo dài vòng đời của sản phẩm. Bạn nên tham khảo cách làm của Công ty Viễn thông Viettel khi:
- Vào năm 2016, tổng số khách hàng ở thị trường Việt Nam là 74 triệu.
- Cũng trong năm 2016, tổng số khách hàng ở cả thị trường trong và ngoài nước đã tăng thành 90 triệu. Lý do là bởi Viettel đã mở rộng thị trường sang 9 quốc gia khác, gồm: Lào, Campuchia, Đông Timor, Haiti, Cameroon, Mozambique, Burundi, Burundi, Tanzania và Peru.
Tái thiết kế bao bì của sản phẩm
Đây cũng là một trong những cách tăng tuổi thọ của sản phẩm rất hiệu quả nhưng chưa được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Khi đã quá quen với bao bì cũ thì sự xuất hiện của bao bì mới có hình ảnh và màu sắc bắt mắt hơn cũng khiến khách hàng cảm thấy thích thú. Tuy nhiên nếu lựa chọn cách này thì doanh nghiệp:
- Có thể phải đối mặt với tác dụng phụ – thương hiệu bị lu mờ trong tâm trí khách hàng.
- Mất một khoảng thời gian để khách hàng ghi nhớ mẫu bao bì mới.

Kết luận
Vậy là bài viết đã vừa cùng bạn tìm hiểu khái niệm vòng đời sản phẩm là gì và đặc điểm của 4 giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm. Doanh nghiệp khi có chiến lược xử lý tốt từng giai đoạn thì cả tuổi thọ của sản phẩm và doanh thu, lợi nhuận đều sẽ tăng cao. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn sẽ tạo ra những “cú lội ngược dòng” đáng kinh ngạc cho sản phẩm nhé!
Nguồn: Ngáo Content
Có thể bạn quan tâm:
Sự khác biệt giữa sản phẩm số và sản phẩm vật lý
Sáng tạo content ra sao khi sản phẩm không quá phong phú?
Mặt trái nghề Marketing: Có nên làm Marketing cho sản phẩm “xấu”!