Những sự thật khi làm marketing thực tế bạn sẽ nhận thấy… Bạn đã thật sự hiểu rõ markerting chưa? Thế giới marketing rộng lớn, có rất nhiều thứ bạn cần học tập và update mỗi ngày. Dưới đây là những sự thật về marketing sẽ giúp ích cho bạn.
Những sự thật khi làm marketing thực tế bạn sẽ nhận thấy…
1. Người ta nói: “Kiến thức marketing học trên trường không áp dụng vào công việc thực tế gì cả”
Thực tế, mình đã làm qua 5 6 dự án với biết bao nhiêu đầu việc và vị trí khác nhau, mình nhận ra những việc mình làm đều phải vận dụng từ những cuốn sách nền tảng thời đi học rất nhiều.
Tim mình đi, kiến thức nền tảng vững là vũ khí lợi hại nhất của một người làm marketing. Dù ngành này có luôn không ngừng thay đổi nhưng những kiến thức này vẫn luôn đúng và hữu ích. Back to basic!
Nhân phần này thì gợi ý cho những bạn muốn tìm lại cội nguồn kiến thức nền tảng trong marketing thì hãy tìm đọc những đầu sách này:
– Bộ sách của Philip Kotler: Thấu hiểu tiếp thị từ a-z, Marketing căn bản, Quản trị marketing, A Framework for marketing management,…
– Những bộ sách theo từng ngách chuyên môn: Ví dụ bạn thích content thì hãy tham khảo Thôi miên bằng ngôn từ, Content hay nói thay nước bọt,..Hoặc bạn thích sách về kinh doanh, sales thì hãy đọc sách của Adam Khoo,…
Nhưng cuốn sách này bản thân những ai đang học marketing nên đọc thật nhiều lần.
2. Người ta nói: “Làm marketing thì phải có tư duy thiết kế, phải sáng tạo ra những content hay, thiết kế đẹp”
Thực tế, một content hay, design đẹp đôi lúc lại không có đất dụng võ với một content đúng và design phù hợp. Đôi khi có nhiều bạn rất sáng tạo, làm ra các sản phẩm rất chỉnh chu để chạy marketing nhưng cuối cùng lại không ra “tiền”. Trong khi nó là yếu tố then chốt cuối cùng mà doanh nghiệp cần.
Cùng như nhiều bạn có tư duy marketing tốt lắm, làm được rất nhiều thứ nhưng cuối cùng không mang lại tiền cho doanh nghiệp thì cũng không thành công. Bởi mới thấy, đôi khi phải tạm chấp nhận làm ở mức thấp hơn nhưng hiệu quả cao hơn, hiệu suất hơn thì lại tốt hơn.
Khi làm marketing, vẫn biết con tim bạn thì luôn cầu thị mong muốn làm thật tốt nhưng lý trí phải tỉnh táo hơn khi chọn ra những thứ ưu tiên và thực tế mang lại hiệu quả chứ không dừng lại ở cảm tính. Để đạt được điều này thì cần bạn có quá trình va chạm, thấu hiểu từ trong lẫn ngoài nhiều hơn.
3. Người ta nói: “Nhiều người trong ngành này giỏi quá, mình chẳng có đất dụng võ, bị bỏ lở nhiều thứ quá”
Thực tế, chẳng có gì là bị bỏ lở cả!
Nếu bạn cảm thấy việc lược mạng xã hội và nhận thấy dường như mình bị bỏ lại phía sau, xung quanh mình ai cũng thành công và làm được này nọ. Thì lời khuyên dành cho bạn lúc này đó là: “Lướt mạng xã hội ít thôi!”. Nghiêm túc đấy.
Nếu bạn cảm thấy bản thân hay bị không vui hay tự so sánh mình với “sự lấp lánh” của người khác thì nên dừng lại việc online. Việc này sẽ giúp bạn loại bỏ những hội chứng đang hủy hoại bạn như FOMO (hội chứng của những người sợ bị bỏ rới hoặc đánh mất cơ hội – nói trắng ra là “ghen ăn tức ở”), MOMO (nỗi hoang tưởng bị bỏ lỡ, sợ này sợ nó về những điều ngay cả bản thân cũng k biết rõ), FOJI (hội chứng sọ tham gia rồi không ai chào đơn mình).
Không chỉ riêng bản mà ngay cả mình hay bất cứ ai đều sẽ có gặp những hội chứng này. Bạn sẽ không ít lần:
– So sánh những thành quả bản thân với người khác
– Hơn thua sự thành đạt của bản thân với người khác
– cảm thấy bản thân bị bỏ lại trong khi bạn bè xung quanh ai cũng giỏi
Đôi khi chính những thứ này khiến bạn không thấy vui với những gì mình làm nữa. Dần mất đi động lực và thất bại.
Vì thế mà hãy làm theo mình:
– Dừng online để theo dõi những thành công của một ai đó mà hãy tập trung vào bản thân, tắt hết thiết bị và tập trung làm việc, học tập.
– Hãy nghĩ về những ngày đầu tiên, nhưng cảm xúc quyết liệt khiến bạn viết tại sao mình nên bắt đầu một việc đó. Nhưng sự quyết liệt chân thành đó thật đáng quý và cần bạn nuôi dưỡng.
– Thích viết thì viết, thích hát thì hát, thích vẽ thì vẽ, thích đăng thì đăng, đặc biệt không gắn chúng vào bất cứ nút lại hay lượt viral nào. Tự khắc mọi thứ sẽ dễ chịu hơn hẳn.
– Thiền hoặc tập thể dục cũng giúp đầu óc quay về trạng thái cân bằng hơn, bạn cũng sẽ suy nghĩ tích cực hơn.
Còn nhiều sự thật khi đi làm rồi bạn sẽ nhận thấy, đó có thể do quá trình va chạm, từ những thất bại khó khăn giúp bản thân nghiệm ra nhiều thứ. Bạn sẽ thay đổi theo hướng tích cực hơn và cảm ơn bản thân vì đã không ngừng cố gắng chứ?
Chúc bạn luôn an tĩnh, tự tin và phát triển.
Cofounder SimplePage Việt Nam