Để có thể đánh giá được tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ càng về các chỉ số kinh tế. Trong đó, chỉ số ROA là một chỉ số quan trọng cần xem xét đầu tiên. Vậy chỉ số ROA là gì, ưu nhược điểm của chỉ số này là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Chỉ số ROA là gì? Ví dụ thực tế về chỉ số ROA của một doanh nghiệp
Chỉ số ROA (hay còn gọi là Return On Assets), là một chỉ số tài chính quan trọng dùng để tính tỷ suất sinh lời của tài sản của một doanh nghiệp. Chỉ số này cho ta biết được tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế trên tổng giá trị tài sản hiện tại của doanh nghiệp. Từ đó, nhà đầu tư có thể đánh giá được mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Chỉ số ROA càng cao cho thấy rằng doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động hiệu quả trên tổng tài sản của mình và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Từ đó, nhà đầu tư có thể phân tích được các chiến lược đầu tư tiềm năng trong tương lai cũng như phương thức kinh doanh phù hợp.
Dưới đây là một ví dụ cụ thể về chỉ số ROA của doanh nghiệp:
Một công ty A có lợi nhuận sau thuế là 20 tỷ đồng, tổng tài sản là 160 tỷ đồng. Lúc này ta tính được chỉ số ROA theo công thức sau:
ROA = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu) *100% = (20/160) *100%= 12,5%
Như vậy, công ty A có tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) là 12,5%, điều này được cho là công ty đang sử dụng tài sản của mình hiệu quả.
Cách tính ROA
Công thức cơ bản
Có nhiều công thức để tính chỉ số ROA, tuy nhiên công thức cơ bản nhất để tính chỉ số này là:
ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động kinh doanh sau khi đã trừ đi các khoản chi phí và thuế.
- Tổng tài sản là tổng giá trị của tất cả tài sản doanh nghiệp đang sở hữu, gồm các loại tài sản cố định, tài sản vô hình và tài sản lưu động.
- Nhà đầu tư lấy các số liệu lợi nhuận sau thuế trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, lấy các số liệu tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán.
Công thức nâng cao
Bởi vì công thức tính ROA cơ bản bị hạn chế tính toán tại một thời điểm nhất định nhưng các nhà đầu tư lại muốn đánh giá tổng quan hiệu quả hoạt động trong cả một thời kỳ. Do đó, ta có công thức tính ROA nâng cao như sau:
ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi tổng chi phí và các khoản thuế phải nộp.
- Tổng tài sản bình quân được tính bằng trung bình cộng của tổng tài sản ở đầu kỳ và tổng tài sản ở cuối kỳ.
Ý nghĩa chỉ số ROA
Chỉ số ROA càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng nguồn tài sản của mình một cách hiệu quả. Tuy nhiên chỉ số ROA cũng cần được xem xét trong từng bối cảnh cụ thể của từng doanh nghiệp, thời kỳ kinh tế cũng như ngành nghề kinh doanh. Dưới đây là ý nghĩa của chỉ số ROA đối với chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư và ngân hàng cho vay.
Đối với chủ doanh nghiệp
ROA sẽ phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh, khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp và chỉ số này cần được xem xét qua nhiều thời kỳ. Thông qua kết quả của ROA, doanh nghiệp sẽ biết được khả năng sinh lời của tài sản, tức là với một đơn vị tài sản của doanh nghiệp sẽ tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận.
Nếu chỉ số ROA càng cao, hiệu quả của việc quản lý tài sản của doanh nghiệp là cao, tạo ra được nhiều lợi nhuận. Ngược lại, nếu chỉ số này càng thấp, cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản của mình không đúng với mục tiêu, không hiệu quả. Do đó, doanh nghiệp cần xem xét các cách để cải thiện chỉ số này đồng nghĩa với việc cải thiện hiệu quả sử dụng tài sản.
ROA phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ như một công ty có chỉ số ROA = 12% trong năm 2022. Điều này đồng nghĩa là với 1 tỷ đồng tài sản, công ty sẽ thu về 120 triệu lợi nhuận trong năm.
Bên cạnh đó, ROA sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được khả năng quản lý tài sản và sử dụng vốn chủ sở hữu. Nếu chỉ số đo lường này cao và có chiều hướng tăng thì ta có thể thấy doanh nghiệp đang đi đúng hướng, chiến lược kinh doanh là phù hợp và hiệu quả. Ngược lại, nếu ROA giảm, doanh nghiệp cần đưa ra các chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp, phát huy được hiệu quả hơn trong tương lai.
Đối với nhà đầu tư
ROA cho nhà đầu tư biết được tiềm năng của việc đầu tư vào doanh nghiệp. Nếu chỉ số này cao, cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản của mình một cách hiệu quả và tạo ra lợi nhuận. Đây là một yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư đầu tư vào doanh nghiệp.
Những chứng khoán có chỉ số ROA cao sẽ được nhà đầu tư ưa chuộng hơn và cũng có giá trị hơn, do đó giá của chúng cũng sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng nên so sánh mức độ tăng trưởng ROA qua các thời kỳ để có cái nhìn rõ ràng hơn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với ngân hàng cho vay
Chỉ số ROA giúp ngân hàng đánh giá được khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Ví dụ nếu một công ty có chỉ số ROAs cao, điều này chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tạo ra lợi nhuận. Do đó, đây sẽ là một yếu tố quan trọng để ngân hàng quyết định có nên cho doanh nghiệp vay vốn hay không.
Ý nghĩa của chỉ số trong chứng khoán
Nhà đầu tư đều mong muốn có thể quản lý tài sản và biết được chính xác lợi nhuận sẽ nhận được là bao nhiêu. Nếu ROA càng cao, có chiều hướng tăng cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Đối với lĩnh vực chứng khoán thì chỉ số ROA trong chứng khoán thể hiện các ý nghĩa khác nhau.
Đánh giá khả năng quản lý tài sản
Chỉ số ROA phản ánh được một phần hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp đó. Ví dụ, chỉ số ROA tại một doanh nghiệp là 8% sẽ cho thấy với mỗi đơn vị tài sản, doanh nghiệp sẽ tạo ra 8% lợi nhuận. Hay với mỗi 10 tỷ đồng tài sản sẽ tạo ra 800 triệu lợi nhuận.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh hay tình hình kinh tế sẽ ảnh hưởng đến khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp. Nếu một ngành nghề có lĩnh vực kinh doanh đặc thù, yêu cầu sử dụng nhiều tài sản hơn các ngành nghề khác thì ROA của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề này có thể thấp hơn các doanh nghiệp trong các ngành nghề khác.
Đánh giá chiến lược kinh doanh
Chỉ số ROA sẽ cho phép doanh nghiệp đánh giá một cách tổng quan về chiến lược kinh doanh của công ty. Nếu chỉ số này là cao thì cho thấy chiến lược kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp là hiệu quả, phù hợp và tạo ra lợi nhuận cao. Còn ngược lại, nếu chỉ số này là thấp thì doanh nghiệp cần xem xét và phát triển các chiến lược kinh doanh khác phù hợp hơn để mang lại hiệu quả.
Ví dụ nếu một công ty có có chiến lược kinh doanh tập trung vào sản phẩm, dịch vụ, khách hàng và thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng thì họ sẽ có lợi thế cạnh tranh cao hơn. Từ đó, lợi nhuận thu về sẽ cao hơn và chỉ số ROA hiển nhiên sẽ cao hơn.
Lựa chọn quyết định đầu tư chuẩn xác
Từ kết quả tính được của chỉ số ROA, các nhà đầu từ sẽ thấy được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp đó trong tương lai. Và dựa vào đó, họ sẽ quyết định có nên đầu tư, góp vốn vào doanh nghiệp hay không.
Để có một góc nhìn tổng quát về các doanh nghiệp hoạt động trong ngành, nhà đầu tư cần tìm hiểu chỉ số ROA của các doanh nghiệp đó và so sánh chúng. Từ đó, quyết định lựa chọn đầu tư sẽ được đưa ra dựa trên cơ sở rõ ràng hơn. Chỉ số ROA càng cao chứng tỏ tỷ lệ nợ càng thấp, tỷ lệ sinh lời càng cao và ngược lại.
Ưu và nhược điểm của chỉ số ROA
Chỉ số ROA sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích nhất định. Tuy nhiên, ROA cũng sẽ có những nhược điểm, hạn chế. Doanh nghiệp cần nắm rõ những ưu, nhược của chỉ số kinh tế này.
Ưu điểm:
- ROA có cách tính tương đối đơn giản, rõ ràng và dễ sử dụng.
- Giúp nhà đầu tư đánh giá được hiệu quả hoạt động, khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp và hiệu quả của các chiến lược kinh doanh.
- Được dùng để so sánh hiệu quả việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.
- Dùng để xem xét xu hướng tăng trưởng trong thời gian dài của ROA.
Nhược điểm:
- Chỉ số này không thể đánh giá được tổng quan tình hình tài chính của công ty. Để quyết định nên đầu tư hay không, nhà đầu tư cần kết hợp với các chỉ số khác để có cái nhìn tổng quát hơn.
- ROA sẽ không có ý nghĩa nếu bạn đem chúng ra so sánh với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành khác. Chẳng hạn như đối với một số ngành dịch vụ thì chỉ số ROA phải trên 10% mới được đánh giá là tố. Tuy nhiên, với một số ngành như bảo hiểm hay tài chính ngân hàng thì chỉ số ROA trên 2% đã được xem là có hiệu quả.
- ROA có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài khác như tình trạng kinh tế, chính sách thuế và giá cả thị trường.
- Lợi nhuận có thể bị các công ty sử dụng các phương pháp kế toán để cắt giảm hay làm khác đi vì lợi ích riêng. Do đó, ROA có thể sẽ bị bóp méo.
Chỉ số ROA như thế nào là tốt đối với doanh nghiệp?
Tùy thuộc vào từng ngành nghề cũng như lĩnh vực kinh doanh thì mức chỉ số ROA đủ tốt đối với các doanh nghiệp cũng là khác nhau. Và điều này sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản sau.
Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nào?
Mỗi lĩnh vực kinh doanh sẽ có những đặc điểm về tài sản khác nhau. Ví dụ như trong các ngành công nghiệp nặng (sắt, thép, xi măng,…) sẽ cần nhiều tài sản cố định hơn. Do đó, chỉ số ROA của những doanh nghiệp hoạt động trong ngành này sẽ tương đối thấp.
Còn trong các ngành dịch vụ, công nghệ thông tin, tiêu dùng,… thường không yêu cầu cao về tài sản cố định. Vậy nên chỉ số ROA ở những ngành này sẽ cao hơn. Bởi vậy nhà đầu tư không nên so sánh, đối chiếu ROA giữa các doanh nghiệp hoạt động khác ngành vì điều này sẽ không đưa ra được cái nhìn tổng quan.
Chỉ số ROA của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng ngành?
Mỗi ngành sẽ có một chỉ số ROA trung bình khác nhau. Nếu doanh nghiệp có chỉ số ROA cao hơn so với trung bình ngành cho thấy hiệu quả của việc quản lý tài sản trong doanh nghiệp và ngược lại.
Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cần quan tâm đến kết quả của chỉ số này trong quá khứ. Nếu chỉ số này giảm qua các năm nhưng vẫn cao hơn trung bình ngành thì nhà đầu tư nên cân nhắc rõ ràng hơn việc đầu tư.
Chỉ số ROA của doanh nghiệp so với kết quả hoạt động trước đây.
Nhà đầu tư cũng cần so sánh chỉ số ROA của doanh nghiệp trong quá khứ để hiểu rõ tình trạng hoạt động của công ty có tốt không. Chỉ số này nếu tăng trưởng ổn định qua các năm và cao hơn trung bình ngành sẽ là lựa chọn tốt cho nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng nên kết hợp việc so sánh các chỉ số tài chính khác ngoài ROA để đánh giá đúng về tình hình phát triển của doanh nghiệp.
Ví dụ: Tại công ty A, chỉ số ROA kỳ này là 10%, kỳ trước là 9% và chỉ số trung bình ngành là 8%. Qua kết quả này, ta có thể kết luận được tỷ lệ sinh lời của tài sản kỳ này cao hơn kỳ trước và cao hơn trung bình chung của ngành.
Mối liên hệ cơ bản giữa chỉ số ROA và ROE
ROE (Return on Equity) là một chỉ số tài chính đo lường lợi nhuận thu được trên vốn chủ sở hữu. Nếu chỉ số ROE cao cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng vốn chủ sở hữu của mình hiệu quả và tạo ra nguồn lợi nhuận tốt. Do đó, chỉ số ROE được đánh giá cao hơn so với ROA.
Nếu ROA cho thấy hiệu quả quản lý tài sản của công ty thì ROE cho thấy công ty đang sử dụng tiền mà cổ đông đầu tư để tạo ra lợi nhuận như thế nào. Các nhà đầu tư nên sử dụng kết hợp chỉ số ROA và ROE để đưa ra kết luận chính xác, hiệu quả hơn.
Mối quan hệ cơ bản giữa ROA và ROE là:
ROE = ROA * Equity Multiplier
Trong đó Equity Multiplier là hệ số đòn bẩy tài chính, được dùng để đo lường mức sử dụng nợ của doanh nghiệp. Chỉ số nợ càng ít thì ROE sẽ càng cao.
Nếu chỉ số ROA và ROE đều cao cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, nếu chỉ số ROE cao và ROA thấp cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng quá nhiều nợ. Điều này sẽ dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Để đánh giá tình hình kinh doanh của công ty một cách chính xác nhất, nhà đầu tư nên xét ít nhất là 3 năm hoạt động gần nhất. Nếu doanh nghiệp có thể duy trì mức chỉ số ROE > 10% và ROA > 7,5% trong vòng 3 năm thì điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty là tốt.
Ví dụ về mối quan hệ giữa ROA và ROE:
Có 2 công ty A và B có kết quả kinh doanh như sau:
- Công ty A: Vốn chủ sở hữu: 400 tỷ đồng, nợ 0 đồng, lợi nhuận sau thuế 80 tỷ đồng.
- Công ty B: Vốn chủ sở hữu: 600 tỷ đồng, nợ 100 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 100 tỷ đồng.
Khi đó, công ty A và B có chỉ số ROE lần lượt là 20% và 16,67%. Trong khi chỉ số ROA của công ty A và B lần lượt là 20% và 14,28%
Ta thấy công ty A đang không vay nợ và công ty B có vay nợ. ROE của cả hai công ty đều lớn hơn 15% cho thấy tình hình tài chính ổn định của công ty. Tuy nhiên, chỉ số ROA của công ty A lớn hơn công ty B cho thấy công ty A đang sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn công ty B.
Kết luận
Bài viết trên đây đã gửi đến các bạn những thông tin chi tiết về khái niệm ROA là gì, cách tính chỉ số này và tầm quan trọng của nó trong đầu tư. Hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp các nhà đầu tư có được sự lựa chọn tốt hơn khi quyết định đầu tư vào bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Ngáo Content để được hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm tới:
CPC là gì? Phương pháp tối ưu hóa CPC hiệu quả cho chiến dịch quảng cáo mới nhất 2023
SEM là gì? Những thông tin cơ bản và quan trọng về SEM
Keyword Intent là gì? Cách khai thác ý định tìm kiếm của khách hàng triệt để
Diagram of the different techniques and their improvements based on advances in lineage tracing priligy generika dapoxetine 60mg reports research grant from Merck