Làm content nên bắt đầu từ đâu? – Đây là câu hỏi mình nhận được ở khá nhiều ACE đã đặt ra trên profile facebook của mình. Bài viết này mình sẽ tổng hợp lại những gì mình học và trải nghiệm được để chia sẻ với các bạn.
Đây không chỉ là bài viết của mình mà đây là sự tổng hợp của rất nhiều kiến thức từ kinh nghiệm bản thân và thị trường và phần lớn là nội dung bài viết Làm content nên bắt đầu từ đâu? của anh Lucy Nguyen.
Bài viết cỡ 2500 chữ và được thường xuyên cập nhật khi mình tìm được nguồn mới, các bạn nên bookmark lại.
MỤC LỤC
1. Tại sao lại là Content?
Why là câu hỏi nên trả lời đầu tiên trước khi lao đầu vào What và How. Đơn giản vì có những lúc chúng ta không biết nên làm gì, làm những cái ta-đang-làm để làm gì, mục đích cuối cùng để đạt được cái gì. Tất cả đều quay lại chữ Why cực kỳ quan trọng này. Không trả lời được tại sao mình làm và mình muốn đạt được điều gì thì lúc nào cũng sẽ loay hoay, rất mệt.
– Mình muốn làm gì? tại sao?
– Mình có thể làm gì? mình làm giỏi nhất chuyện gì?
– Mình làm gì thì có thể nuôi sống được chính mình?
– Hiện tại mình như thế nào, điểm nào manh, điểm nào yếu, đo như thế nào?
– Một năm nữa mình như thế nào, ba năm nữa, năm năm nữa? lúc đó người ta sẽ trả lương cho mình bao nhiêu?
– Mình làm gì để thay đổi được năng lực của mình trong một năm? kế hoạch cụ thể là?
Trả lời được những câu này rất khó, nhưng vẫn phải làm. Chưa làm được ngay thì làm từng chút một, mục tiêu lớn chưa xác định được thì bắt đầu với mục tiêu nhỏ. Không sao cả. Biết nó khó nhưng có nỗ lực để giải quyết nó vẫn tốt hơn là không làm gì cả.
2. Làm Content nên đọc gì, follow ai, tham gia group nào
2.1. Đọc gì để viết đúng
Làm Content là công việc liên quan đến chữ. Tiếng Việt là thứ tiếng khó nhất thế giới, chúng ta tưởng mình hiểu và sử dụng tốt, nhưng không phải vậy.
Để biết mình có viết đúng và đủ từ vựng hay không, hãy làm 2 bài tập sau
1 – Định nghĩa từ “luồn lách”,
2 – Sự khác nhau giữa “thống nhất” và “nhất trí”
Nếu bạn có thể làm 2 bài tập này một cách mượt mà thì bạn đã ok hơn mình rồi. Nếu không làm được, bạn có thể đọc các tác phẩm sau:
– Tác phẩm văn xuôi Việt hay nhất https://goo.gl/nPT68U
– Sách thiếu nhi Việt Nam hay nhất https://goo.gl/1VMPXy
Đọc đến từ nào chưa hiểu rõ nghĩa thì mở luôn cuốn từ điển việt – việt ra để tham khảo và note lại.
2.2. Đọc sách để tăng kiến thức ngành (copywriter, content marketer, digital marketer)
Mình có link sang Tiki để các bạn đặt mua luôn. Hãy mua sách về đọc thay vì tải bản PDF trên mạng. Đó là cách các bạn tôn trọng tác giả và chính mình.
1/ Ý tưởng này là của chúng mình: cuốn này dễ đọc, tổng hợp những câu chuyện Sơn chia sẻ từ blog toiyeumarketing.com của Sơn. Cuốn sách không phải là cẩm nang làm nghề mà là cảm hứng để vào nghề. Đọc để thấy Sơn yêu nghề, trân trọng nghề và đam mê học hỏi với sự tò mò lớn lao đến thế nào. Đọc không phải để vô nghề vội vã, rồi vất vả quá lại nhảy ra. Tình yêu không đơn giản đến vậy, đến cái domain/tên blog Sơn cũng đặt là Tôi Yêu Marketing đầy cảm hứng. Bạn không yêu, xin đừng thử.
2/ Làm bạn với hình làm tình với chữ: cuốn này nhìn có vẻ ngầu, lôi cuốn nhưng thiệt ra khó đọc. Phải làm nghề vài năm, phải lăn lộn với chữ ít nhiều, đầu óc vẫn bay trên cõi mơ màng nhiều sạn thì mới thấy nó quý, nó đúng. Mới thấy cảm được nó phần nào. Cảm chứ không phải hiểu, nghề này mỗi người một đường đi riêng, đường ai đi nấy hiểu. Nhìn vào đường của người, chỉ cảm được thôi. Nên đọc để có thái độ làm nghề đúng, không phải để thần tượng tác giả, như nhiều bạn đã và đang.
3/ Loạt sách của Ecoblader: Đời quảng cáo, Phòng thí nghiệm của nhà quảng cáo,… Các cuốn này dạng kể chuyện, nên đọc khi đã làm nghề ít lâu. Đọc để đối thoại, để nhận thêm lời khuyên, để nghiệm lại coi mình thái độ làm nghề vậy đã đủ chưa rồi nỗ lực tiếp. Đừng đọc vội mà hãy đọc chậm. Sách của Ecoblader được làm cẩn thận, chỉn chu bởi những người đem sách về, chuyển ngữ và bán sách là những người trẻ và đặc biệt thú vị.
Các bạn có thể đọc thêm Ngấu Nghiến, Nghiền Ngẫm và Một Với Một Là Ba – 2 đầu sách của Dave Trott thật sự đã gây “bão” trong giới yêu sáng tạo Việt Nam.
4/ 90-30-20 – 90 bài học vỡ lòng về ý tưởng và câu chữ: Nếu bạn là một copywriter đã có dăm ba năm kinh nghiệm, bạn sẽ thấy mình trong đó, với tất cả những “lỗi ngớ ngẩn” và “kinh nghiệm đau thương” đã từng trải qua. Nếu bạn mới vào nghề, đây sẽ là quyển sách hướng dẫn bạn từ những bước cơ bản nhất. Nếu bạn là một kẻ ngoại đạo, không sao, đọc để hiểu hơn về những con người ngày ngày gò chữ kiếm cơm, hay đơn giản là đọc để cười banh họng, sau những giờ làm việc căng thẳng.
Với các ví dụ thực tế và khách quan, gần gũi nên người đọc sẽ không thấy “ngán”. Và mình thấy hầu hết dân content đều đánh giá khá cao em này.
5/ Bên brandsvietnam có một series video là Passport to Marketing gồm 7 phần giới thiệu khái quát về ngành từ agency cho đến client, từ research cho đến trade. Bạn nào vẫn quẩn quanh với câu hỏi “em học marketing nhưng chưa biết làm gì?” thì nên xem. Xem thử những người đang làm họ giới thiệu về ngành, về nghề như thế nào. Xem xong rồi đặt lại câu hỏi xem ủa mình có thích marketing không, ngành này có thú vị như mình tưởng không, mình có hợp nghề và đủ kiên nhẫn để đi tiếp không.
Đọc ít một nhưng áp dụng được, cố gắng
1 – Đọc miếng nào, xào miếng đó
2 – Đọc đến đâu, diễn đạt trôi trảy về cái đã đọc
3 – Đọc anything, not everything (có chọn lọc)
2.3. Các website, blog chuyên ngành nên đọc (content marketing, digital ads)
1. Content marketing, Bloging
Copyblogger.com
kopywritingkourse.com
Content Marketing Institute
Contently
Content Marketing dưới góc nhìn, kinh nghiệm của dân làm nghề. Đọc xem thử xem mỗi ngày có gì, người ta đang nói, viết và làm gì hay ho không. Đọc xong thấy hóa ra người ta làm content không giống mình làm Content.
> Học Content marketing cùng Ngáo Content: Khóa học content marketing đa kênh
2. Quảng cáo
Yêu thích quảng cáo, muốn được truyền cảm hứng mỗi ngày thì đọc 2 trang sau:
http://www.adweek.com/
http://creativecriminals.com/
https://www.brandsvietnam.com/
https://advertisingvietnam.com/
https://www.forbes.com/
https://marketingland.com/
https://www.adsoftheworld.com/
https://www.thinkwithgoogle.com/
Các bạn nên dành thời gian để đọc các chiến dịch, tìm hiểu về từng chiến dịch xem xem có gì hay, có gì thú vị. Trong adweek có đề cập đủ chuyện về ngành, ví dụ như Samsung mới thắng 27 giải Cannes Lions 2015.
Đọc tin này xong thì ngừng lại chút, tìm hiểu xem Cannes Lions là giải gì, Samsung năm rồi làm chiến dịch nào, nhãn con nào, trước đó làm chiến dịch nào,… Các xu hướng quảng cáo, thông tin ngành cũng rất nhiều trong adweek và creativecriminals. Đọc xong, kể lại trên blog hay page của mình cũng là một dạng tích lũy.
Những trang marketing website này sẽ cung cấp cho bạn mọi kiến thức, tin tức tổng hợp từ quảng cáo, digital marketing, content marketing đến social media và phân tích.
3. Digital advertising
Đối với dân làm digital advertising thì nên đọc www.moat.com . Đúng hơn là dùng moat như một công cụ để tra cứu xem các nhãn hàng đã thiết kế hình ảnh quảng cáo như thế nào từ trước đến giờ.
Đây là website để search các digital ads của các nhãn hàng. Nếu các bạn muốn biết người ta hay viết gì trên một poster quảng cáo, xem bố cục quảng cáo, cách thức lên kịch bản nội dung trên một trang quảng cáo, thì nên dùng Moat.
Search sẽ ra các quảng cáo của một nhãn hàng. Cứ gõ tên nhãn là ra một loạt kết quả.
Có rất nhiều thứ để đọc, nhưng vài trang nho nhỏ như vậy là đủ cho một ngày, cứ vậy đều đều. Thông tin, kiến thức cần tích lũy đều đặn và duy trì như một thói quen tốt. Không nên đắm chìm trong nó, cũng đừng hời hợt lướt qua đọc cho đủ, cho nhiều. Nên tập thói quen đọc chậm, đọc kỹ và tìm hiểu sâu.
Sau đó thì quay lại với công việc của mình. Với người viết, người làm nội dung, việc chính của chúng ta vẫn là viết, là tìm giải pháp nội dung cho các dự án mỗi ngày.
4. Website và blog của Việt Nam
Tin tức trong ngành quảng cáo, marketing, truyền thông
http://gam7.vn/
http://www.brandsvietnam.com/
https://advertisingvietnam.com/
http://atpacademy.vn/
http://phungthaihoc.com/
https://phamdinhquan.net/
…
Bạn có thể không đi theo ngành nhưng phải biết, vẫn nên đọc các blog về Marketing, Design hay SEO để nhìn thấy cái tổng quan và tìm động lực:
http://wecreate.life/
http://blog.duyninh.com
http://conversion.vn/
http://blog.chamxanh.com/
https://phuonghoblog.wordpress.com/
Ngoài ra, có thể tham khảo thêm 2 nguồn “lúa hoá” kiến thức digital
Và xây dựng mong muốn nâng cao năng lực bản thân
chienluocsong.com
2.4. Facebook profile nên follow
Cacsc profile hay có những chia sẻ rất thú vị trên facebook, nên follow để đọc tin hằng ngày thay vì đọc báo nhảm.
- Đức Sơn
- Nguyễn Ngọc Long
- Nguyễn Thanh Sơn
- Bùi Quang Tinh Tú
- Vũ Văn Hiển
- Phan Hải
- Tài Phan
- Phùng Thái Học
- Trần Hoàng Ngọc Tâm
- …
Ngoài ra còn rất nhiều anh chị em giỏi khác bạn có thể tham khảo thêm.
2.5 Group facebook đáng tham gia
Có hai lý do để join vào một group nào đó trên Facebook:
1. Học hỏi
2. Tạo dựng quan hệ
Khi join vào một group nào đó, đây là những việc bạn cần làm:
1. Quan sát để hiểu nguyên tắc hoạt động, luật lệ, thái độ giao tiếp.
2. Từng bước tham gia vào các hoạt động của group như trao đổi, thảo luận về các chủ đề nóng, chia sẻ thông tin mới, hữu ích. Hãy mạnh dạn vì đây là cơ hội để bạn được học, được điều chỉnh. Thảo luận tích cực sẽ giúp cho các bạn rèn luyện tư duy phản biện rất tốt
3. Tạo hình ảnh cá nhân đủ tốt từ 1 và 2.
Nguyên tắc của networking là givers gain, farming not hunting. Networking sẽ tạo ra nhiều giá trị trong việc phát triển bản thân, công việc. Đây là quá trình nuôi dưỡng lâu dài, vì vậy hãy bỏ đi những thói quen sau:
– bán hàng và làm mọi cách để bán hàng (dracula member)
– im lìm, không giao tiếp, không chia sẻ, không có bất kỳ tương tác nào (zombie member)
– huênh hoang, tự nói về mình quá nhiều và nói quá sự thật (wolfman member)
Hãy chủ động giao tiếp và giao tiếp chuẩn mực bởi tất cả những gì bạn thể hiện đều là hình ảnh cá nhân của bạn. Nên nhớ là dù thông tin của bạn tốt, sản phẩm của bạn tốt nhưng nếu người ta không tin bạn, không chú ý đến bạn thì người ta không và không mua.
Có các nhóm sau mà tôi giới thiệu cùng các bạn, phù hợp với người mới bắt đầu. Lưu ý là không phải bạn cứ bấm join là được chấp nhận. Hãy chứng minh bạn xứng đáng trở thành một thành viên của group. 6 group dưới đây yêu cầu bạn suy nghĩ cẩn thận trước khi bấm join.
Một số nhóm khá hay nhưng tôi không giới thiệu bởi gia nhập các nhóm đó đòi hỏi bạn cần một cái đầu tỉnh táo cùng một nền tảng kiến thức vững chắc để phân biệt đúng sai.
- Cộng đồng Copywriter Việt Nam
- Cùng Làm Content Marketing
- Digital Marketing Agency
- Underground Agency Network
- VMCC – Vietnam Marketing and Communications Club (mình chỉ tìm được fanpage).
- Mỗi ngày một chút content
- Tâm sự con sen
- …
@ngaocontent.com 13 cộng đồng content hữu ích nhất hiện tại bạn đã join chưa? #ngaocontent #contentmarketing #learnontiktok #education #GenZSangTao
Bấm Join xong nếu có offline, workshop, semina gì gì thì nên đi. Nhớ dùng Google Calendar để lên lịch không lại quên.
2.6. Khoá học uy tín về Content và Digital
Trước tiên, bạn phải tự trả lời được “Học để làm gì”
– Để quản lí: kiểu như Sếp không muốn nhân viên qua mặt, Client không muốn Agency bùa phép. Với mục tiêu này thì bạn chẳng cần đi học ở đâu cả. Hãy tìm 1 chuyên gia trong lĩnh vực đó để kết bạn, chỉ cần vài buổi cafe cộng với tầm hiểu biết sẵn có của bạn là đủ để giải đáp hết mọi vấn đề.
– Để cho biết: kiểu như nghe nói Digital hay hay nên muốn biết thêm. Ca này dễ trả lời. Có tiền thì đi học trung tâm. Ít tiền thì đi seminar, offline, cafe. Muốn free thì tự đọc tài liệu, blog hoặc tham gia các forum, group
– Để làm việc: À, nếu vậy bạn đừng nên đi học các khoá tổng quát, hoặc thập cẩm. Học xong rất dễ tẩu hoả nhập ma hoặc cái gì cũng biết mà chả biết làm cái gì. Điều quan trọng là phải HÀNH mới thấm được
Đây đều là những nơi uy tín về coaching trong ngành Marketing, Digital Marketing, Content:
- Học viện SAGE
- Học viện Plato
- Khóa content “Triển khai và sáng tạo content đa kênh”
- Học viện Vinalink khóa 3C cũng khá hay
- Khóa học viết quảng cáo của anh Phùng Thái Học
3. Tự học như thế nào từ những nguồn đã có
3.1. Đọc được vì viết lại cái đó
1/ Tóm gọn 1 cuốn sách, 1 bộ phim trong 1 đoạn văn, sau đó là 1 câu
2/ Dịch câu slogan mình thích từ tiếng anh sang tiếng việt
3/ viết slogan cho quận của mình
Quận 4 – khí phách anh hùng, kiêu oai một cõi
4/ Chế lại headline mà bạn thấy ko vừa mắt
Đăng lên bất cứ nền tảng nào cho phép đăng bài miên phí
- https://medium.com/
- WordPress.com
- Facebook note
- https://spiderum.com/
Bạn có thật sự thích viết không? nếu có, tại sao bạn không viết, mỗi ngày?
3.1. Xin đi làm
Cách học và tìm hiểu Digital Marketing tốt nhất là học việc tại Agency.
Mọi thứ ta đọc sẽ mãi mãi là của người khác nếu không áp dụng vào thực tế. Sau khi mài kiếm đã kỹ với các nguồn lực phía trên, bạn có thể xin làm Trainee, Intern hoặc cái gì cũng được, miễn là có thể áp dụng cái đã học.
Có 3 thứ các bạn được học khi đi làm, những cái này có thể dùng để viết cho blog của các bạn.
– Học về bản chất công việc: quan sát cách các anh chị làm việc, quan sát công việc của chính mình để hiểu bản chất công việc, hiểu vì sao mình apply vị trí đó ngay từ đầu. Ví dụ làm Account Intern với mục đích chính là hiểu cách thức làm việc giữa Client vs Agency, hiểu các task cơ bản của 1 Agency khi làm việc với Client.
Vào làm Intern ở Social Agency thì công việc có thể chỉ có ngồi search tin, tổnh hợp thông tin của các đầu báo, xem các publisher đang nói gì làm vì… làm là để hiểu rõ vai trò của Social Listening trong quá trình giao tiếp giữa Client và Customer/Consumer …
Hiểu rõ mình apply làm gì để không đứng núi này trông núi nọ. Đa phần các bạn thích những thứ rất hào nhoáng như là Strategic Planner, Creative, nhưng thật sự ngoại trừ những bạn rất xuất sắc, phần đông sẽ không có cơ hội để apply vào những vị trí đó. Vậy nên hãy tạm gác ước mơ đẹp đẽ ấy để chú tâm vào những thứ “đời thường” hơn. Ai cũng có role riêng. Làm tốt việc của mình trước, sau đó tìm hiểu dần công việc ở các vị trí khác.
– Học cách đánh giá vấn đề ở nhiều góc độ. Có thể làm gì tốt hơn không khi đứng ở góc nhìn của Client / Agency / Người nhận thông điệp. Đây là cách tự học hiệu quả nhất.
– Học thái độ làm việc. Đi làm ở các vị trí Intern, Trainee ngoài việc học kiến thức còn là việc học các thái đố cơ bản của một Digital marketer – nhanh nhẹn, cẩn thận, cầu tiến nhưng trách nhiệm. Có trách nhiệm với bản thân đã khó, có trách nhiệm với đồng nghiệp cũng là cách ta mở rộng con đường phát triển của mình. Vì không ai muốn làm việc với người không có thái độ tốt, dù họ rất giỏi trong chuyên ngành.
Một số địa chỉ để tìm việc:
- Facebook Group Tuyển dụng Content Marketing
- Brandsvietnam – cơ hội nghề nghiệp
- https://adjob.asia/
- Tìm Content Freelancer có thể tìm tại link này: https://goo.gl/7F5PBU
Nếu bạn đang lead một team về Content và cần tài liệu để training, bạn có thể đọc thêm tại Làm Content Website. Đừng ngại ghé qua phần About và add Facebook để chia sẻ quan điểm của bạn.
Bài viết này lấy ý tưởng từ các note của anh Phan Hải bên Xanh Marketing và anh Tuấn bên FirstCom Digital. Kiến thức hay thì có đầy, quan trọng là mình có biết sử dụng chúng thông minh hay không. Chúc các bạn đọc khoẻ, làm cũng khoẻ.
Ngáo Content – Lượn nhặt & Tổng hợp
This article provides a clear and thorough explanation of the importance of SEO for eCommerce websites. The tips on optimizing product pages and improving site architecture are particularly valuable. Your insights can help eCommerce businesses enhance their online visibility and drive more sales.