Marketing executive hiện đang là một trong những công việc “hot hit” được nhiều bạn trẻ GEN Z quan tâm và theo đuổi. Vậy Marketing executive là gì?Cơ hội phát triển như thế nào? Cần có những kỹ năng gì để trở thành một Marketing executive chuyên nghiệp?… Cùng Ngáo Content tìm câu trả lời qua bài viết này nhé!
MỤC LỤC
Marketing executive là gì?
Nhân viên Marketing Executive là gì?
Marketing executive là gì? Marketing Executive hiểu theo nghĩa tiếng Việt tức là Giám đốc tiếp thị. Nói đơn giản thì họ là những người quản lý, giám sát các nhân viên marketing.
Đồng thời, thực hiện xây dựng các chiến lược/chiến dịch Marketing để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và đảm bảo những hoạt động đó được diễn ra trơn tru, đều đặn.
Digital marketing executive là gì?
Digital marketing executive là gì? Digital marketing executive được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là Giám đốc điều hành tiếp thị kỹ thuật số, là người chịu trách nhiệm tạo ra giá trị kinh doanh cho công ty thông qua các nền tảng kỹ thuật số.
Công việc chính của họ là:
- Cải thiện và phát triển doanh thu của công ty bằng hình thức kỹ thuật số;
- Liên tục vạch ra định hướng và các chiến lược hoạt động dựa trên những đổi mới của thị trường;
- Xây dựng nền tảng kinh doanh kỹ thuật số vững chắc để mang về lợi ích lâu dài cho công ty.
Content executive là gì?
Content executive là gì? Content Executive được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là Quản lý nhân sự truyền thông. Đây là một “mắt xích” không thể không có của phòng Marketing.
Công việc chính của Content executive là:
- Quản lý và làm chủ các mối quan hệ tồn tại giữa sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và khách hàng;
- Quản lý, giám sát và hỗ trợ các nhân viên content thực hiện các kế hoạch nội dung trong chiến lược/chiến dịch marketing cụ thể;
- Nghiên cứu insight khách hàng để tạo ra các chính sách sale, khuyến mại phù hợp với từng giai đoạn phát triển của sản phẩm/dịch vụ.
- Xây dựng cho các nhân viên phụ trách việc bán hàng các chính sách kinh doanh cũng như đề nghị các chiến lược với Marketing Manager.
- Giữ liên hệ và trao đổi với khách hàng
- Giám sát, đo lường và báo cáo kết quả kinh doanh cho lãnh đạo.
Môi trường làm việc của Marketing Executive
Marketing executive là làm gì?
Marketing executive là làm gì? Các công việc chính của một bao gồm:
- Nhận kế hoạch marketing từ ban lãnh đạo, triển khai và theo dõi các hoạt động trong kế hoạch;
- Tổ chức và đo lường hiệu quả các chiến dịch quảng cáo/truyền thông trên các kênh quảng bá với ngân sách cho phép;
- Giám sát và hỗ trợ các Marketer thực hiện chiến dịch tiếp thị hiệu quả, thành công.
- Quản lý hệ thống kênh marketing của doanh nghiệp: fanpage, website, email,…
- Báo cáo lên cấp trên về hiệu quả hoạt động marketing.
- Thường xuyên tổ chức, đào tạo, rèn luyện kỹ năng cho các marketer mới trong lĩnh vực marketing.
Môi trường làm việc của Marketing Executive
Marketing executive là gì? Marketing executive làm việc ở đâu? Marketing Executive thường sẽ làm việc trong môi trường văn phòng, từ 8h – 17h (tùy theo quy định của nơi họ làm việc). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bệnh dịch hoặc cách làm việc của công ty, họ cũng có thể làm tại nhà hoặc bất kỳ nơi đâu, miễn là có laptop kết nối mạng.
Ngoài ra, đôi khi Marketing Executive cũng sẽ đi “thực chiến” để nghiên cứu, thăm dò thị trường cũng như điều tra khách hàng. Họ cũng sẽ được tham dự và tổ chức các hội nghị, sự kiện khác.
Với một nền tảng kinh nghiệm vững chắc, kiến thức sâu rộng, khả năng quản lý tài ba và những mối quan hệ tốt đẹp,… một Marketing Executive có thể dễ dàng thăng tiến thành Marketing Manager, thậm chí Marketing Director hoặc mở một công ty của riêng mình.
Cơ hội và thách thức của Marketing Executive là gì?
- Cơ hội
Tại Việt Nam, Marketing đã và đang trở thành một lĩnh vực giữ vai trò quan trọng, có ảnh hưởng rõ nét lên các hoạt động xã hội. Theo một thống kê, có tới 49% bản tin tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay là dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực Marketing. Chính vì vậy, có thể nói nhu cầu tuyển dụng vị trí Marketing executive ngày càng lớn và mở rộng.
Marketing executive là gì? Mức lương như thế nào? Hiện tại mức lương của nhân viên Marketing executive khá cao. Trung bình dao động từ 5 – 12 triệu đồng/tháng đối với newbie. Và nếu bạn là người có năng lực cũng như kinh nghiệm làm việc thì con số đó có thể lên tới 30 – 50 triệu đồng/tháng.
Chưa kể, con đường thăng tiến cũng rất rộng mở. Việc bạn trở thành Marketing Manager, thậm chí Marketing Director là hoàn toàn có thể, nếu bạn chăm chỉ, có năng lực và kinh nghiệm.
- Thách thức
Để trở thành một Marketing Executive chuyên nghiệp thì không phải chỉ cần học một khóa Marketing 03 đến 05 tháng là có thể thành công. Thực tế, bạn phải mất ít nhất không dưới 2 năm để học, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm.
Khi bước chân vào nghề này, những thách thức mà bạn sẽ phải đối mặt còn tăng gấp bội. Nhất là mỗi khi đến giai đoạn chạy dự án, việc làm overtime và bị deadline dí là bình thường.
Lưu ý khi phỏng vấn vị trí Marketing Executive
Marketing Executive là một vị trí “hot hit” và chắc chắn sẽ có rất nhiều ứng viên nặng ký cạnh tranh với bạn trong buổi phỏng vấn công việc này. Chưa kể, với yêu cầu khả năng sáng tạo và tư duy logic cao, rất khó để lường trước được nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn những gì. Và đây là một số lưu ý quan trọng bạn cần phải nhớ, nếu muốn “ngồi” được lên “chiếc ghế” Marketing Executive:
- Phải hiểu rõ bản thân mình (điểm mạnh, điểm yếu), đồng thời thể hiện niềm đam mê với công việc cũng như cho nhà tuyển dụng thấy bạn là có óc sáng tạo, tư duy logic và nhiều ý tưởng có giá trị;
- Chứng tỏ bản thân – Hãy chuẩn bị một số tác phẩm mà bạn tâm đắc nhất để nhà tuyển dụng có thể xem qua và đánh giá năng lực của bạn;
- Hiểu biết về công nghệ – Chắc chắn rồi, đây có thể sẽ là “điểm khác biệt” của bạn so với những ứng viên khác đó.
- Hãy đến sớm khoảng 10 – 15 phút để chuẩn bị tinh thần, giảm bớt căng thẳng cũng như tránh sự cố bất đắc dĩ (tắc đường, hỏng xe,…) gây ảnh hưởng đến buổi phỏng vấn của bạn.
- Nhìn thẳng – Khi nói chuyện hay trả lời những câu hỏi của người phỏng vấn, bạn nên nhìn thẳng vào mắt họ. Điều này sẽ thể hiện sự tự tin và thật thà của bạn.
- Lắng nghe – Không nên ngắt lời nhà tuyển dụng và nếu bạn không hiểu rõ câu hỏi, hãy yêu cầu nhà tuyển dụng nhắc lại.
- Thân thiện và luôn nở nụ cười – Hãy để cho mọi người thấy bạn là một người thân thiện và biết cư xử lịch thiệp.
- Trả lời ngắn gọn – Tập trung vào những ý chính, những điểm cần nhấn mạnh, không nên nói chuyện dông dài.
- Tuyệt đối không nói xấu hay nói những điều không tốt về công ty cũng hoặc sếp cũ của mình.
Kỹ năng cần thiết của Marketing Executive là gì?
- Kiến thức – Marketing Executive muốn làm tốt công việc của mình chắc chắn cần phải có kiến thức Marketing căn bản và cách sử dụng các công cụ Marketing cơ bản.
- Kỹ năng – Kỹ năng đàm phán, thuyết phục, kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định, kỹ năng quản trị thay đổi và tư duy chiến lược, tư duy tập trung vào kết quả, kỹ năng xây dựng và phát triển đội nhóm, ý thức tự học, tự trau dồi, cuối cùng là tư duy trực giác
- Thái độ – Năng lực sáng tạo và đổi mới, giữ thái độ đặt khách hàng là trung tâm, nhạy bén, bảo mật kinh doanh
Ngoài ra, Marketing Executive chuyên nghiệp cũng cần sở hữu những kỹ năng phụ trợ như:
- Khả năng tự quản lý và tự tạo động lực cho bản thân
- Kỹ năng giao tiếp và truyền tải tốt kết hợp với kỹ năng thuyết trình và giao tiếp.
- Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian quản lý thời gian
- Kỹ năng làm việc nhóm và thúc đẩy mọi người
- Kỹ năng viết bài, xây dựng nội dung
- Kỹ năng “đối nhân xử thế”, khởi tạo – xây dựng – duy trì các mối quan hệ tốt đẹp
- Kỹ năng quản lý ngân sách và nhạy bén trong kinh doanh
Tổng kết
Đến đây, chắc hẳn các bạn đã hiểu marketing executive là gì? cũng như những cơ hội và thách thức đến từ vị trí này. Hy vọng, bạn sẽ không ngừng trau dồi kiến thức và kỹ năng cần có để trở thành một Marketing Executive chuyên nghiệp. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: Ngáo Content
Có thể bạn quan tâm: