Rất có thể bạn đã từng nghe nói về Google Tag Manager là gì? – Trình quản lý thẻ của Google và có thể cũng đã sử dụng GTM ít nhiều, nhưng bạn lại chưa thấy tác dụng hiệu quả của Google Tag Manager là gì, đúng không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
MỤC LỤC
Google Tag Manager là gì?
Google Tag Manager là gì? Là một công cụ cho phép bạn dễ dàng cập nhật và quản lý các thẻ trong website, đó có thể là những thẻ theo dõi website (Google Analytics), thẻ tiếp thị lại (Google Ads, Facebook Pixel), những thẻ tối ưu chuyển đổi (Google Optimize, Hotjar, Crazy Egg),….
Google Tag Manager là gì? Nói dễ hiểu thì như thế này,
Nếu thực hiện thủ công thì các bạn sẽ phải cài mã Google Analytics, Facebook Pixel, Google Ads,….vào mã nguồn của website. Tuy cấp độ chiến dịch và quảng bá để bạn cài nhiều hay ít thẻ, cấp độ càng cao thì bạn sẽ phải cài càng nhiều thẻ. Còn với Google Tag Manager, bạn sẽ cài và quản lý tất cả các thẻ trong chính công cụ này mà không liên quan tới mã nguồn website, điều này sẽ giảm rủi ro với website nhất là đối với anh em không phải lập trình viên, chưa kể đến website phải load nhiều đoạn JS sẽ làm giảm tốc độ load website.
Mình cũng là người từng phụ thuộc rất nhiều vào các bạn IT trong vấn đề rất nhỏ là cài đặt mã theo dõi, có khi mất 2-3 ngày để bên thiết kế website cài mã cho mình, với một website đã có uy tín thì việc chờ thời gian ấy là quá lâu.
Nhưng GTM mang lại cho bạn không chỉ có thế đâu, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé
Xem thêm: WiFi Marketing là gì? Thuật ngữ trong ngành của dân marketing
Lợi ích của Google Tag Manager
- Như đã nói ở phần định nghĩa, chức năng chính của Google Tag Manager là cập nhật và quản lý tất cả các thẻ được thêm vào website
- Theo dõi hành vi khách hàng
- Đo lường chuyển đổi website, hỗ trợ triển khai A/B testing
- Và rất rất nhiều chức năng nhỏ khác, vậy thì bây giờ hãy bắt đầu đến với cách triển khai Google Tag Manager nhé.
Google Tag Manager có thay thế Google Analytics không?
Đây là một câu hỏi hay, và câu trả lời là KHÔNG nhé!
2 công cụ này làm việc với nhau. Trên thực tế, GTM “biến đổi“ Google Analytics bằng cách cung cấp cho nó nhiều dữ liệu cụ thể hơn. Khi cung cấp đầy đủ dữ liệu, GA sẽ cho nhiều thông số có ích hơn.
Google Tag Manager đơn giản thôi.
Vì Google Tag Manager mang đến cho bạn, với tư cách là một marketer, khả năng theo dõi hiệu quả hoạt động các chiến dịch marketing hoàn toàn mới.
Ở trên tôi đã nói, Google Tag Manager (GTM) giúp việc đặt pixels và tracking code gtm trên trang web của bạn (để đo lường tỉ lệ chuyển đổi chẳng hạn) trở nên nhanh chóng hơn.
Đồng thời có thể hoàn toàn tuỳ chỉnh dữ liệu báo cáo lên Google Analytics (nhờ vậy bạn có thể biết được hiệu quả của chiến dịch).
Google Tag Manager không giới hạn số tag, giúp bạn hiểu rõ hành động của khách truy cập đang thực hiện trên website.
Giống như bất kỳ công cụ SEO khác, bạn sẽ cần một khoảng thời gian để đọc trước hướng dẫn sử dụng. Và sau đây sẽ là hướng dẫn cách sử dụng Google Tag Manager.
>>>Xem thêm: 10 chỉ số KPIs quan trọng trong ngành bán lẻ không thể quên khi kinh doanh online
Cách cài đặt Google Tag Manager
Để cài đặt Google Tag Manager bạn cần làm theo các bước sau:
#1: Tạo tài khoản GTM
Truy cập https://tagmanager.google.com > Đăng nhập vào tài khoản Google > Tạo một tài khoản GTM.
Bước 1: Thiết lập tài khoản
Việc tạo tài khoản khá nhanh chóng. Bạn chỉ cần điền một số thông tin chung, chọn tên quốc gia sau đó click “Tiếp tục“.
Ở mục tên tài khoản bạn có thể sử dụng tên gọi bất kỳ. Tuy nhiên tôi khuyên bạn nên sử dụng tên công ty hoặc tên website của mình để tiện cho công việc quản lý.
#2: Tạo và thiết lập container
Trong mục “Tên vùng chứa” cũng tương tự như tên tài khoản bạn có thể điền bất kỳ tên gì để tiện cho việc theo dõi.
Bước 2: Thiết lập vùng chứa
Sau đó click chọn “Nơi sử dụng vùng chứa“. Ở mục này bạn sẽ click chọn nơi bạn muốn sử dụng container như Web, iOS, AMP, Android.
Tiếp đó bạn đừng quên click vào nút “Tạo“.
#3: Gắn mã code Google Tag Manager vào website
Sau khi click vào nút “Tạo“, một cửa sổ sẽ hiện ra hiển thị những thông tin về điều khoản để có thể sử dụng Google Tag Manager. Mà không phải quan tâm đến chúng, bạn chỉ cần click “Có”.
Ngay sau đó sẽ xuất hiện bảng chứa 2 mã code của container mà bạn vừa tạo.
Chúng khá rắc rối và dài dòng nhưng bạn chỉ cần thực hiện 2 thao tác sau:
- Copy và paste đoạn code gtm đầu tiên vào trong cặp thẻ <head> </head>
- Copy và paste đoạn còn lại vào trong cặp thẻ <body> </body>
Để kiểm tra lại bạn đã cài đặt Google Tag Manager đúng hay chưa, có thể bạn cần cài công cụ Google Tag Assistant vào trình duyệt Chrome của mình.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về Google Tag Manager là gì?. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm: Có nên sử dụng phần mềm KiotViet kinh doanh thời 4.0
Lộc Nguyên-tổng hợp
Tham khảo ( seodo, gtvseo, … )
I don’t think the title of your article matches the content lol. Just kidding, mainly because I had some doubts after reading the article.