Apple luôn khiến đối thủ phải “ngả mũ thán phục” khi liên tục tung ra những sản phẩm tuyệt đỉnh và chiến lược kinh doanh thì rất đáng kinh ngạc. Thành công của Apple không phải ở việc bán ra được nhiều sản phẩm hay doanh thu cao mà còn nằm ở cách họ “thay đổi cuộc chơi”. Cùng chúng mình tìm hiểu về tập đoàn hàng đầu thế giới và chiến lược kinh doanh của Apple ngay dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Tổng quan về thương hiệu Apple
Trước khi đến chiến lược kinh doanh của Apple, chúng ta cùng tìm hiểu về doanh nghiệp này nhé. Apple Inc. hay Apple là một tập đoàn công nghệ tại Mỹ với trụ sở chính đặt tại Cupertino, California và được thành lập vào năm 1976. Sản phẩm đầu tiên mang thương hiệu Apple là chiếc Apple I – bộ mạch chủ cùng bộ xử lý & bộ nhớ giá trị 666.66 USD. Và cho đến nay, Apple đã tung ra rất nhiều sản phẩm công nghệ mới qua từng thời đại để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Trong hơn 40 năm tập đoàn tồn tại, có 2 CEO đã để lại nhiều thành tựu nhất và góp phần đưa Apple có vị thế như ngày hôm nay là Steve Jobs và Tim Cook. Năm 1998, Steve Jobs mời Tim Cook về làm việc. Năm 2007, Steve Jobs giới thiệu chiếc điện thoại Iphone đầu tiên – thay đổi thị trường điện thoại di động trên toàn thế giới. Đến tháng 8/2021, Tim Cook thay thế Steve Jobs trở thành CEO và đã có rất nhiều thay đổi khổng lồ, đưa Apple trở thành công ty công nghệ nghìn tỷ USD.
Xem thêm: 3 Mẹo thiết kế đồ họa cho những người không phải là nhà thiết kế
Đối tượng khách hàng của Apple
Apple vốn không thuộc về phân khúc đại chúng, đối tượng khách hàng họ hướng đến là “phân khúc cao cấp”. Những con số thị phần cũng như đặc điểm sản phẩm họ tung ra thị trường đã chứng minh điều đó.
Tại Mỹ, Apple chiếm tới 40% thị trường smartphone nhưng ở các nước phát triển khác thì smartphone chạy Android vẫn chiếm ưu thế hơn. Ví dụ ở Trung Quốc, Samsung chiếm 18,5% thị trường còn Apple chỉ có 5%, các hãng nội địa như Xiaomi, Lenovo…đều có thị phần cao hơn Apple. Việc có một khoảng cách lớn như vậy ở một phân khúc “không sở trường” vốn là khó hơn so với “sân nhà”. Tuy nhiên, CEO Tim Cook cũng nhận xét rằng phân khúc cao cấp tuy khó nhưng vẫn rất tiềm năng không kém cạnh phân khúc đại chúng. Và chiến lược kinh doanh của Apple là hướng tới “số ít” này.
Chiến lược định giá
Trong chiến lược kinh doanh của Apple thì không thể thiếu đi tầm quan trọng của chiến lược định giá. Ở những năm 1990, người tiêu dùng coi Apple là một hãng công nghệ chỉ chuyên sản xuất những thiết bị lòe loẹt, có tác dụng trang trí nhưng giá thì quá cao. Thời điểm đó, dòng máy Macintosh không thể cạnh tranh nổi với máy tính cá nhân hệ Windows có mức giá rẻ và hữu dụng hơn nhiều. Tuy nhiên, những năm gần đây, Apple đã không ngừng nâng cao sản phẩm và “siết giá” cạnh tranh hơn, vì vậy Apple đã có nhiều sức ảnh hưởng đến giá cả toàn ngành.
- Chiếc Macbook Air đầu tiên được ra mắt năm 2008 có mức giá 1.799 USD, mẫu máy 13”. Nhưng sau đó, Apple đã tân trang lại chiếc notebook này để nó trông mỏng nhẹ, mảnh mai hơn và giá cho phiên bản 11” là 999 USD, phiên bản 13” là 1.299 USD. Tất cả mọi người đều ngạc nhiên trước sự thay đổi về giá và sản phẩm của Apple.
- Chiếc iPad 2 có mức giá khởi điểm là 499 USD, thấp hơn hàng trăm USD so với dự báo trước đó. Như thế trong một thời gian dài, không có đối thủ nào của Apple ra sản phẩm có giá thấp hơn chiếc iPad đó. Cho đến khi kết quả kinh doanh đáng báo động, Motorola, HP đã phải “đại hạ giá” các mẫu tablet của họ xuống mức bán tống bán tháo.
Stewart Alsop – chuyên gia đầu cơ tại San Francisco đã nói: “Sản phẩm Apple không rẻ, nhưng tôi nghĩ mọi người cũng không còn cho rằng đó là sản phẩm đắt tiền nữa”.
Xem thêm: Định giá thương hiệu hay Brand Valuation là gì?
Chiến lược sản phẩm của Apple
Với chiến lược kinh doanh của Apple, các sản phẩm luôn bổ sung và hoàn thiện lẫn nhau để phát triển thành một hệ sinh thái công nghệ toàn diện nhất.
- Các sản phẩm iPhone, iPod, Macbook, iPad có chiến lược phát triển theo chiều ngang và chiều dọc.
- Sản phẩm của Apple luôn đề cao sự khác biệt so với các thương hiệu khác trên thế giới. Mục tiêu hướng đến là chinh phục người dùng, đáp ứng được nhu cầu sử dụng và sự yêu thích của người dùng.
- Các sản phẩm của Apple có thể bổ sung lẫn nhau. Nếu dùng iPod thì có thể lên itunes tải nhạc về và khi đã mua nhạc trên itunes thì hoàn toàn có thể nghe những bản nhạc đó ở các thiết bị khác của Apple.
- Với sự quản lý từ A – Z phần cứng, phần mềm của sản phẩm, người dùng Apple sẽ thấy các sản phẩm có sự liên kết trong một vòng tròn sản phẩm. Điều này khiến cho những ai yêu thích công nghệ của Apple hoặc cần nó cho công việc thấy thực sự hữu ích.
- Tất cả các sản phẩm đều rất đẹp, tinh tế và đề cao phong cách đơn giản cùng độ hiệu quả sử dụng. Ngoài ra, Apple luôn tạo ra những sản phẩm có tính đồng nhất cao và khả năng tương thích giữa sản phẩm này với sản phẩm kia, thế hệ trước với thế hệ sau.
- Các vỏ hộp cho sản phẩm của mình luôn được Apple coi trọng và thiết kế một cách rất tinh tế, sang trọng, khiến cho mọi người phải ngoái nhìn.
Chiến lược phân phối trong chiến lược kinh doanh của Apple
Apple sẽ để đại lý bày bán các mặt hàng của mình, đào tạo để nhân viên bán hàng nắm bắt rõ các thông tin sản phẩm và để khách hàng đến bất cứ cửa hàng nào có sản phẩm Apple cũng được cung cấp đầy đủ thông tin. Điều này giúp khách hàng thấy hài lòng với cả sản phẩm và dịch vụ.
Với một số thị trường, Apple áp dụng chiến lược phân phối tại các trường học, cụ thể là trường trung học và đại học. Vô hình chung, Apple biến lớp học thành một nơi để phô diễn các sản phẩm của mình. Qua đó, mọi sinh viên đều có thể làm quen với các sản phẩm của Apple mà không hề gò bó.
Chiến lược chiêu thị
Apple luôn là cái tên đủ nổi tiếng, đủ thị phi xen lẫn thành công khiến cho người ta nhắc đến cái tên Apple không ngớt. Đây cũng chính là cách để đánh bóng tên tuổi của công ty giá trị tỷ USD này. Kết hợp với chiến lược truyền thông nằm trong chiến lược kinh doanh của Apple từng giai đoạn, Apple luôn khiến khách hàng có cảm giác hồi hộp chờ đợi và mua sản phẩm của hãng này.
Chiến thuật marketing đa lớp của Apple
Điểm cốt lõi trong hoạt động marketing của Apple được ví như một củ hành. Từng lớp riêng biệt sẽ kết hợp với nhau để tạo nên một bức tranh toàn cảnh đầy đủ và bổ trợ cho nhau. Tư duy truyền thông của Apple là không có “bộ phận marketing” chuyên biệt, thay vào đó, cả công ty, nhân viên, khách hàng đều chính là bộ phận marketing mà Apple cần.
Chiến thuật marketing của Apple là thúc đẩy ham muốn thể hiện “cái tôi” bên trong mỗi khách hàng. Họ lôi kéo mọi người một cách vô thức xung quanh một “lý tưởng chung” bằng những chiến thuật tâm lý, tiếp thị và xã hội. Chính sự trung thành của mỗi khách hàng đã giúp cho chiến lược kinh doanh của Apple thành công hơn bao giờ hết.
Marketing của Apple là sự kết hợp của chiến thuật cảm giác “chậm chân thì hết” và tâm lý “ăn theo”. Một thông điệp đã được truyền tải qua nhiều thế hệ là “Throw off your shackles. Break the status quo. Think different”.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết chiến lược kinh doanh của Apple. Trên thực tế, có nhiều phương pháp, chiến thuật sẽ không được công ty công khai. Tuy nhiên, hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn có thêm góc nhìn mới và giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về Apple.
Ngáo Content