Quản trị thương hiệu hiện là ngành học thu hút rất nhiều bạn trẻ năng động, cá tính và có sức sáng tạo mạnh mẽ. Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp cũng vô cùng rộng mở với nhiều vị trí hấp dẫn và “hào nhoáng” hơn cả vẫn là Brand Manager. Vậy bạn đã biết Brand Manager là gì hay chưa? Brand Manager có thật sự là một vị trí “dễ ngồi” và “dễ kiếm tiền” như bạn nghĩ?
MỤC LỤC
Thuật ngữ Brand Management là gì?
Brand Manager và Brand Management rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Thấu hiểu điều này, bài viết sẽ giúp bạn giải đáp Brand Management trước khi đi tìm hiểu chi tiết hơn về vị trí Brand Manager.
Trong Marketing, Brand Management hay quản trị thương hiệu là thuật ngữ đề cập đến quá trình dùng những công cụ truyền thông để quản lý, xây dựng và bảo vệ hình ảnh, giá trị của một thương hiệu trong lòng khách hàng. Quản trị thương hiệu còn giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin và sự nhận biết đối với thương hiệu, tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Vị trí Brand Manager là gì?
Nếu bạn từng được nghe nhắc đến Giám đốc thương hiệu hay Trưởng phòng thương hiệu (tùy từng doanh nghiệp) thì đó chính là Brand Manager. Họ là những người chịu trách nhiệm chính trong việc quản trị thương hiệu và giúp thương hiệu ngày càng được nhiều người biết đến hơn.
Trong doanh nghiệp, Brand Manager sẽ phối hợp với Giám Đốc kinh doanh – CCO và Giám đốc Marketing – CMO để:
- Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi khách hàng cùng tỷ lệ hài lòng của khách hàng.
- Từng bước đưa uy tín của thương hiệu “lên ngôi”.
- Tăng trưởng doanh thu “một cách thần kỳ”.
Xem thêm: Những vị trí và tố chất khi làm việc trong Agency không nên bỏ qua
Brand Manager là làm gì?
Tính chuyên môn cao và kinh nghiệm sâu rộng là 2 trong số những tiêu chí quan trọng luôn có trong yêu cầu tuyển dụng của vị trí Brand Manager. Đấy là vì công việc của Brand Manager vô cùng nhiều, dưới đây chỉ là một số đầu việc chính mà một Brand Manager phải đảm nhiệm:
Đưa ra nhận định về thị trường và đối thủ cạnh tranh
Thương trường thường được ví như một chiến trường khốc liệt. Mọi doanh nghiệp đều dồn hết sức mình trong cuộc cạnh tranh nhằm gia tăng thị phần, khắc sâu ấn tượng trong tâm trí của khách hàng,…
Bởi vậy, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của một Brand Manager đó là nghiên cứu thị trường và đối thủ, hiểu rõ về vị thế của doanh nghiệp mình. Qua đó, họ mới “biết người biết ta” để giành chiến thắng trong mọi “cuộc chiến”.
Lập chiến lược định vị thương hiệu cho doanh nghiệp
Brand Manager còn có nhiệm vụ thiết lập định vị cho thương hiệu của doanh nghiệp. Nói cách khác, đó chính là quá trình xác định giá trị mà thương hiệu muốn mang đến cho khách hàng.
Để thiết lập chiến lược định vị thương hiệu, Brand Manager cần dựa vào mô hình 6Ps bao gồm:
- Proposition: Lời hứa của thương hiệu đối với khách hàng và đại diện cho tất cả tính cách của thương hiệu cũng như cách thương hiệu tiếp cận tâm trí khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách.
- Product: Luôn đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt để mang lại thật nhiều giá trị cho khách hàng.
- Place: Không đơn thuần là nơi bán sản phẩm mà còn bao gồm tất cả hoạt động diễn ra ở điểm bán; thông điệp và ưu đãi khiến khách hàng ghi nhớ về sản phẩm.
- Price: Không qua trọng sản phẩm có giá bao nhiêu, quan trọng giá là của sản phẩm phải thật sự tương xứng với chất lượng.
- Packaging: Bao bì vừa có thiết kế đẹp lại vừa có tính ứng dụng cao sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý cũng như cảm tình của khách hàng.
- Promotion: Người kể chuyện cho thương hiệu cần biết cách sử dụng những công cụ và phương tiện truyền thông một cách khéo léo để thu hút và tiếp cận khách hàng, truyền tải thông điệp một cách hiệu quả.
Xây dựng kế hoạch quản trị thương hiệu chi tiết
Để quản trị thương hiệu hiệu quả, Brand Manager cần xây dựng cả kế hoạch dài hạn và ngắn hạn có khả năng bổ trợ lẫn theo theo định hướng chung đã được thiết lập sẵn. Với kinh nghiệm và kỹ năng của mình, Brand Manager có thể tạo ra những bản kế hoạch độc đáo và khác biệt. Tuy nhiên, kế hoạch sẽ luôn phải giữ được bản chất cốt lõi của doanh nghiệp gồm: mục tiêu chung, sứ mệnh và tầm nhìn.
Trực tiếp quản lý phòng ban liên quan đến quản trị thương hiệu
Brand Manager chính là người trực tiếp quản lý bộ phận sáng tạo và thiết kế của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự nhất quán giữa 2 yếu tố thông điệp và hình ảnh thương hiệu. Theo đó, Brand Manager sẽ phối hợp chặt chẽ với đội ngũ sáng tạo và thiết kế trong suốt quá trình tạo ra những sản phẩm:
- Mang tính nhận diện cao.
- Phù hợp với mục tiêu, sự phát triển và sự tái tạo thương hiệu.
Triển khai và đánh giá hiệu quả của chiến dịch truyền thông
Dựa trên những kế hoạch đã đề ra, Brand Manager sẽ kết hợp cùng bộ phận và cá nhân có liên quan để triển khai thành những chương trình, hoạt động cụ thể. Song song với đó, Brand Manager trực tiếp giám sát tiến độ thực thi cũng như đánh giá mức độ hiệu quả của chiến lược thông qua những chỉ số quan trọng. Từ đó, đưa ra những phương án để điều chỉnh kế hoạch sao cho kế hoạch trở nên hoàn hảo hơn trong tương lai.
Quản lý ngân sách dùng trong quản trị thương hiệu
Ngoài những công việc trên, Brand Manager cũng đảm nhận phần việc quản lý tài chính sử dụng trong quản trị thương hiệu. Từ đó sẽ đề ra những KPI có liên quan đến:
- Mức độ nhận diện thương hiệu của nhóm khách hàng mục tiêu.
- Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp theo từng tháng/năm.
Content marketing là một phần quan trọng trong hoạt động quản trị thương hiệu. Nhờ Content marketing mà doanh nghiệp có thể sáng tạo hệ thống nội dung chất lượng và hữu ích để gửi đến khách hàng giúp tạo dựng niềm tin, tăng độ nhận diện thương hiệu. Nếu bạn chưa biết bắt đầu học từ đâu, đừng quên tham khảo Khóa Content Marketing Foundation A – Z được cung cấp bởi Ngáo Content nhé!
Sự khác biệt giữa Brand Manager và Senior Brand Manager là gì?
Brand Manager và Senior Brand Manager đều là 2 vị trí có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản trị thương hiệu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, giữa 2 vị trí này có một vài điểm khác biệt chính mà bạn cần phân biệt:
- Kinh nghiệm và kiến thức: Brand Manager là người có kinh nghiệm và kiến thức ở mức độ cơ bản, Senior Brand Manager lại là người phải có kinh nghiệm và hiểu biết ở mức độ sâu rộng hơn.
- Quyền quyết định và quản lý: Brand Manager sẽ có quyền quản lý và quyết định cho sản phẩm/dòng sản phẩm cụ thể. Trong khi đó, Senior Brand Manager thường có quyền đưa ra những quyết định quan trọng về ngân sách, chiến lược và những khía cạnh quản lý tổng thể thương hiệu của doanh nghiệp.
Những kỹ năng cần có để trở thành Brand Manager giỏi
Không một ai sinh ra đã có thể trở thành một Brand Manager mà không cần trải qua quá trình trau dồi kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Chức danh “long lanh lóng lánh” này chỉ dành cho người hội tụ đủ những tiêu chí sau đây:
Thành thạo kiến thức về lĩnh vực Marketing
Làm quản trị truyền thông thì một yêu cầu bắt buộc đó chính là hiểu rõ kiến thức về Truyền thông – Marketing “như nắm trong lòng bàn tay”. Nhờ sự am hiểu của bản thân mà Brand Manager mới dễ dàng đưa ra những quyết định tốt nhất nhằm bảo vệ và phát triển thương hiệu một cách hiệu quả.
Nắm chắc mọi nguyên tắc quản trị thương hiệu
Thương hiệu của doanh nghiệp cũng chỉ có thể phát triển bền vững nếu một người đảm nhận vị trí Brand Manager nắm chắc toàn bộ nguyên tắc quản trị thương hiệu. Nhưng chưa dừng lại ở đó, Brand Manager cũng cần phải biết cách vận dụng linh hoạt những nguyên tắc này vào thực tiễn thay vì “có học” mà “không có hành”.
Nghiên cứu và phân tích dữ liệu phức tạo
“Hô biến” những dữ liệu thô thành dữ liệu có giá trị cũng là loại kỹ năng đặc biệt mà bạn cần có nếu muốn trở thành Brand Manager xuất sắc. Dữ liệu là nguồn thông tin vô giá giúp Brand Manager đo lường và đánh giá về mức độ hiệu quả của những chiến dịch quản trị thương hiệu. Từ đó, Brand Manager mới có thể vạch ra chiến lược và kế hoạch quản trị hiệu quả hơn.
Thấu hiểu khách hàng mục tiêu của thương hiệu của doanh nghiệp
Brand Manager không chỉ cần thấu hiểu thị trường và đối thủ mà còn phải hiểu tường tận về khách hàng của mình. Thông qua quá trình nghiên cứu và thu thập thông tin, Brand Manager sẽ biết chính xác khách hàng đang mong muốn và chờ đợi điều gì từ doanh nghiệp. Nhờ vậy, Brand Manager sẽ tìm ra cách mang đến những sản phẩm, hoạt động hay chương trình khiến mức độ hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp càng lúc càng cao.
Tư duy sáng tạo nhạy bén hơn người
Một trong những phần việc quan trọng nhất của quản trị thương hiệu đó là xây dựng và khắc sâu hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Giữa hàng nghìn doanh nghiệp trên thị trường, Brand Manager phải xử lý tốt “bài toán” làm cách nào để nhanh chóng gây ấn tượng được với khách hàng bằng cách sử dụng hình ảnh, màu sắc và ngôn từ. Đấy chính là lý do vì sao người giữ vị trí Brand Manager buộc phải có tư duy sáng tạo cực kỳ nhạy bén.
Quản lý và giải quyết tốt mọi rủi ro, khủng hoảng
Rủi ro và khủng hoảng thương hiệu là những điều không doanh nghiệp nào mong muốn. Nhưng để tránh trường hợp bị bất ngờ và hoảng loạn khi điều không may xảy ra, Brand Manager phải chủ động lập kế hoạch dự phòng để quản lý và “xử đẹp” mọi rủi ro và khủng hoảng.
Bên cạnh đó, Brand Manager cần đảm bảo sự khôn khéo trong phát ngôn và hành động trước công chúng cũng như báo chí. Qua đó, tạo ra sự đồng cảm và tìm cách giải quyết vấn đề một cách ổn thỏa.
Dẫn dắt đội nhóm để hoàn thành mục tiêu chung
Bên cạnh năng lực chuyên môn, một Brand Manager giỏi phải là người có kỹ năng lãnh đạo và teamwork tốt. Brand Manager rất khó để giúp thương hiệu tỏa sáng nếu không có sự trợ giúp của những cá nhân và bộ phận khác trong doanh nghiệp. Bởi vậy, Brand Manager cần gắn kết mình với mọi người và mọi người với nhau để tất cả cùng muốn cố gắng vì một mục tiêu chung.
Hé lộ về mức lương đáng mơ ước của Brand Manager
Brand Management là hiện một ngành nghề có cơ hội nghề nghiệp vô cùng lớn vì dù doanh nghiệp hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào thì đều cần xây dựng và quản trị thương hiệu. Sinh viên giỏi ngành Brand Management sẽ dễ dàng tìm kiếm được công việc vừa có mức lương cao lại vừa có chế độ đãi ngộ tốt.
Thực tế, mức lương cho vị trí Brand Manager sẽ bị chi phối bởi nhiều yếu tố và 2 yếu tố quan trọng nhất là số năm kinh nghiệm và hiệu quả làm việc. Tại nhiều nước có nền kinh tế phát triển mạnh như Mỹ, mức lương trung bình năm cho vị trí Brand Manager là 101,613 USD/năm, trong đó:
- Mức lương thấp nhất rơi vào khoảng 62.000 USD/năm.
- Mức lương cao nhất khoảng 166.000 USD/năm.
Còn tại Việt Nam, người đảm nhận chức vụ Brand Manager sẽ được hưởng mức lương là bao nhiêu? Đối với những Brand Manager:
- Từ 3 – 5 năm kinh nghiệm: 20 – 25 triệu đồng/tháng.
- Trên 5 năm kinh nghiệm: tối thiểu 30 triệu đồng/tháng, trong trường hợp hoàn thành xuất sắc công việc thì thu nhập có thể lên tới 50 triệu đồng/tháng hoặc hơn nữa.
Hẳn đây là một mức lương khiến bạn mơ ước phải không? Tuy nhiên, lương thưởng sẽ đi kèm với năng lực và trách nhiệm. Bởi vậy, để hiện thực hóa mơ ước này thì bạn hãy cố gắng tích lũy kỹ năng và kinh nghiệm qua từng ngày.
Nắm chắc lộ trình làm Brand Manager để có động lực cố gắng
Như đã chia sẻ trước đó, để trở thành một Brand Manager xuất sắc thì bạn cần thông thạo kiến thức và hội tụ nhiều kỹ năng. Đồng thời, bạn cũng phải trải qua một hành trình dài để tích lũy kinh nghiệm làm việc, khoảng từ 3 – 5 năm.
Nếu bạn đã “trót yêu” ngành quản trị thương hiệu và khao khát vị trí Brand Manager thì ngay từ khi còn là sinh viên hãy bắt đầu với những công việc có cấp bậc nhỏ như thực tập sinh trong một doanh nghiệp hoặc agency. Từ đó, hình thành bước đệm vững chắc để tiến đến những cấp bậc cao hơn như: Marketing Executive -> Assistant -> Brand Manager.
Kết luận
Chắc hẳn với những thông tin có trong bài viết, bạn đã biết Brand Manager là gì rồi phải không? Khi đạt đến vị trí này, con đường sự nghiệp của bạn sẽ còn rộng mở hơn rất nhiều. Bởi vậy, bạn đừng quên nỗ lực mỗi ngày để hiện thực hóa ước mơ của mình nhé!
Nguồn: Ngáo Content
Có thể bạn quan tâm:
Branding là gì? Những điều cơ bản về Branding Marketing a-z
Brand Guidelines là gì và những điều bạn cần phải biết về Brand Guidelines
Digital agency là gì? 8 loại hình Agency phổ biến tại Việt Nam hiện nay