Chắc hẳn, khi đi học, đi làm (nhất là những công việc cần sự sáng tạo cao) bạn đã từng một vài lần nghe thấy những điều kiểu như “dự án sắp tới chúng ta cần Brainstorm càng sớm càng tốt hoặc các team hãy cố gắng đưa BrainStorming để giải quyết vấn đề này nhé,…”.
Vậy Brainstorm là gì? Brainstorm được áp dụng trong lĩnh vực nào? Ý nghĩa của việc thực hiện Brainstorm? Các phương pháp BrainStorming trong việc phát triển Content Marketing?… Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này của Ngáo Content. Cùng theo dõi nhé!
MỤC LỤC
Brainstorm là gì?
Khái niệm Brainstorm lần đầu xuất hiện trong cuốn sách “Applied Imagination” của ông trùm ngành quảng cáo Alex Faickney Osborn. Vậy Brainstorm là gì? brainstorming là gì?
- Theo Alex Osborn: Brainstorm là một kỹ thuật hội nghị. Trong đó, một nhóm cố gắng tìm giải pháp cho một vấn đề cụ thể bằng cách tích lũy tất cả các ý tưởng một cách tự nhiên bởi các thành viên trong nhóm.
- Theo Wikipedia: Brainstorm theo nghĩa tiếng Việt là động não, còn gọi là công não là một phương pháp đặc sắc dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách nêu các ý tưởng tập trung trên vấn đề, từ đó, rút ra rất nhiều đáp án căn bản cho nó
- Theo Hilbert Meyer (nhà giáo dục người Đức): Brainstorm (động não hoặc công não) là một kỹ thuật dạy học tích cực, thông qua thảo luận, nhằm huy động những ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề, của mọi thành viên tham gia thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng, nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng
- Theo Nikki Nguyễn: Brainstorm là quá trình sáng tạo nhằm tìm ra giải pháp hoặc ý tưởng mới thông qua hoạt động trao đổi của nhóm một cách “kịch liệt” và “tự do”. Mỗi thành viên đều được khuyến khích nghĩ đến đâu, nói đến đó và tìm ra càng nhiều ý tưởng càng tốt, cho dù ý nghĩ đó điên rồ hay kém khả thi thế nào đi chăng nữa. Việc phân tích, bàn luận hoặc chỉ trích/bình luận chỉ được phép thực hiện khi buổi họp này kết thúc và chuyển sang giai đoạn đánh giá kết quả.
Như vậy, từ những định nghĩa trên, ta có thể hiểu đơn giản Brainstorm là một phương pháp động não, suy nghĩ và thông qua trao đổi, thảo luận để đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo, độc đáo khác nhau với cùng một chủ đề.
Ý nghĩa của việc thực hiện Brainstorm
Khi bạn có một vấn đề cần phải giải quyết nhưng không thể đưa ra được phương án tối ưu nhất thì Brainstorm chính là sự lựa chọn tuyệt vời nhất. Brainstorm được cho là vô cùng hiệu quả khi giúp giải quyết những vấn đề phức tạp. Bởi nó tạo ra sự thay đổi về quan điểm cũng như mong muốn tái cấu trúc những vấn đề đó.
Sự đa dạng về lối suy nghĩ, kinh nghiệm, cách nhìn, cách tiếp cận, tri thức,… của các thành viên trong nhóm sẽ mang đến vô vàn ý tưởng hay ho, độc đáo. Và sau khi trải qua quá trình trao đổi, thảo luận sẽ lựa chọn ra giải pháp/ý tưởng tối ưu nhất.
Brainstorm được áp dụng trong lĩnh vực nào?
Brainstorm là gì và được áp dụng trong những lĩnh vực nào? Mục đích của Brainstorm chính là đưa ra càng nhiều ý tưởng để giải quyết vấn đề một cách tối ưu càng tốt. Vậy nên, phương pháp này thích hợp nhiều với các lĩnh vực như:
- Quảng cáo: Đây là ngành yêu cầu sự sáng tạo và đột phá không ngừng nghỉ. Brainstorm sẽ giúp phát triển các ý kiến dành cho các chiến dịch quảng cáo.
- Content – Marketing: Cũng giống như ngành quảng cáo, Content – Marketing cũng là ngành đòi hỏi sự sáng tạo. Việc áp dụng Brainstorm sẽ giúp đưa ra nhiều ý tưởng content tuyệt vời cho các chiến lược/chiến dịch Marketing.
- Thiết kế – Nghệ thuật: Đây cũng là ngành cần Brainstorm nhiều. Đặc biệt là các nghề như stylist, kiến trúc sư, họa sĩ, nhiếp ảnh gia, đầu bếp…
- Kinh doanh: Trong lĩnh vực này, Brainstorm không chỉ giúp đưa ra những ý tưởng thu hút khách hàng hiệu quả mà còn giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội cũng như giải quyết triệt để những khó khăn, thách thức và sự cố trong quá trình làm việc.
Cách để chuẩn bị một buổi brainstorm hiệu quả
Tùy thuộc vào cách bạn lựa chọn hình thức Brainstorm (cá nhân hay theo nhóm) mà một buổi brainstorm hiệu quả sẽ có những yêu cầu và cách tiến hành khác nhau, không cố định. Nhưng thường sẽ trải qua những bước cơ bản sau:
- Bước chuẩn bị cho một buổi brainstorm hiệu quả
+ Lựa chọn thành viên thích hợp tham gia buổi brainstorm. ý kiến/ý tưởng. Trong quyển BABOK (Business Analysis Body of Knowledge) khuyến cáo rằng trong một buổi Brainstorm nên chỉ có 6 – 8 người tham gia sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.
+ Lên kế hoạch về thời gian, địa điểm, chủ đề thảo luận và thông báo cho các thành viên sẽ tham gia buổi brainstorm. Mục đích là để họ có thời gian chuẩn bị tinh thần, thể chất cũng như suy nghĩ kỹ hơn về chủ đề sẽ được thảo luận trong buổi brainstorm.
- Bước thực hiện buổi brainstorm hiệu quả
+ Các thành viên thảo luận và đưa ra ý kiến/ý tưởng của mình. Và tất nhiên nó phải phù hợp với chủ đề của buổi Brainstorm.
+ Thực hiện các hoạt động kích thích, khuyến khích sự sáng tạo.
+ Thảo luận và thanh lọc những ý kiến/ý tưởng không phù hợp.
- Bước tổng kết buổi brainstorm hiệu quả
+ Ghi nhận – Đánh giá – Phân loại – Xếp hạng các ý kiến/ý tưởng được chọn.
<+ Tiếp tục phát triển ý kiến/ý tưởng được chọn.
8 phương pháp BrainStorming trong việc phát triển Content Marketing
Brainstorm là gì marketing? Hãy thử 8 phương pháp BrainStorming này để phát triển Content Marketing hiệu quả:
- Nuôi dưỡng trí não
Tâm hồn thoải mái, rộng mở cùng trí não tràn ngập ý tưởng hay ho chính là điều kiện cần thiết để thực hiện BrainStorming hiệu quả. Vì vậy, hãy trò chuyện với mọi người nhiều hơn, đặt câu hỏi cho bản thân và cho mọi người, lắng nghe, ghi chép, chụp ảnh, đọc sách, xem phim truyền cảm hứng… hoặc đơn giản là làm bất cứ điều gì bạn thích để giải tỏa stress chính là cách giúp “thải độc” tâm hồn và nuôi dưỡng trí não.
- Tự trau dồi bản thân trước
Brainstorm ideas là gì? Brainstorm ideas là “sản phẩm” của quá trình động não. Để có Brainstorm ideas phục vụ cho sự phát triển của Content Marketing thì bạn nên tự trau dồi bản thân trước, cả về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn. Bằng cách thực hiện brainstorming với chính mình rồi sau đó brainstorming với nhiều người khác. Khi nảy ra bất kỳ ý tưởng nào hãy ghi chú lại vì sau này biết đâu chúng sẽ có ích cho bạn.
- Tìm tòi và sử dụng bản đồ tư duy mindmap
Nếu muốn nhìn nhận vấn đề đa chiều, hãy thường xuyên tìm tòi, quan sát và học hỏi. Sử dụng bản đồ tư duy mindmap là phương pháp tuyệt vời để bạn chủ động brainstorming, khám phá thêm nhiều điều mới mẻ.
- Tập trung và không sử dụng thiết bị công nghệ và mạng xã hội
Những cuộc gọi, tin nhắn, âm nhạc, phim ảnh, trò chơi,… từ mạng xã hội và thiết bị công nghệ có thể khiến bạn mất tập trung, đôi lúc còn rối trí và không sẵn sàng để thực hiện brainstorming. Do đó, một khi đã tham gia vào quá trình Brainstorm hãy thoát mạng xã hội và tắt hết các thiết bị công nghệ, chỉ tập trung vào brainstorming để đạt được hiệu quả mong muốn.
- Sử dụng Sticky Notes và Timers
Phương pháp này được thực hiện như sau: Viết ra “nỗi đau” trọng tâm của khách hàng. Sau đó đưa Sticky Notes cho các thành viên tham gia buổi Brainstorm để họ đưa ra những ý kiến/ý tưởng giải quyết “nỗi đau” đó trong 5 phút. Khi hết thời gian, người chủ trì buổi Brainstorm sẽ thu Sticky Notes lại và tổng hợp lại để cả nhóm cùng thảo luận và chọn ra ý kiến/ý tưởng tối ưu nhất.
- Sử dụng kỹ thuật mood board – bảng miêu tả tâm trạng
Kết hợp hình ảnh, màu sắc và sắp xếp chúng theo bố cục thị giác – không gian có thể giúp khơi dậy niềm cảm hứng và làm bật lên các ý tưởng mới mẻ. Bạn có thể sử dụng phương pháp này khi đang “bí” ý tưởng cho các chiến dịch Content Marketing của mình.
- Sử dụng phương pháp “Run-on Story”
Với phương pháp này, người chủ trì buổi Brainstorm sẽ khuyến khích các thành viên kể một câu chuyện liên quan đến “nỗi đau” của khách hàng mà chiến dịch Content Marketing đang hướng tới. Sau đó mọi người sẽ đưa ra những cách giải quyết phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể.
Phương pháp này được sử dụng với mục đích giúp cho mọi người trong team có thể chủ động lắng nghe, xây dựng và phát triển ý tưởng dựa trên ý tưởng của nhau.
- Hãy thử phương pháp Doodle – nghệ thuật vẽ nguệch ngoạc
Mục đích của phương pháp này là giúp thúc đẩy quá trình sáng tạo, làm tăng khả năng tập trung và giúp giải phóng bộ nhớ. Áp dụng Doodle sẽ giúp bạn phá vỡ tư duy lối mòn truyền thống và đưa ra được nhiều ý tưởng hay ho, đột phá cho chiến dịch Content Marketing của mình.
Tổng kết
Đến đây bạn đã hiểu brainstorm là gì và phương pháp công não brainstorming là gì? rồi đúng không? Thật không dễ dàng gì khi phải liên tục đưa ra những ý tưởng tươi mới, hấp dẫn và mang tính đột phá, nhất là khi công việc của bạn luôn đòi hỏi phải sáng tạo. Vì vậy, mỗi khi bí ý tưởng hoặc chỉ đơn giản là cảm thấy bế tắc khi giải quyết một vấn đề nào đó, hãy thực hiện ngay một buổi brainstorm. Bởi đó là cách tuyệt vời để tái tạo lại “dòng chảy” sáng tạo trong bạn. Chúc bạn sớm thành công với những ý tưởng của mình!
Nguồn: Ngáo Content
Có thể bạn quan tâm:
Idea là gì? Hơn 80% dân Creative không trả lời được câu hỏi bên dưới!
Big Idea là gì? Đừng đánh đồng Message – Big Idea – Tagline
IMC plan là gì? Cách lên kế hoạch truyền thông marketing bài bản
Hi just wanted to give you a brief heads up and let you know a few of the pictures aren’t loading properly.
I’m not sure why but I think its a linking issue.
I’ve tried it in two different internet browsers and both show the same results.
priligy seratonin Disaster in the making
walmart priligy Smoking and diabetes are the two most important risk factors for developing acute limb ischemia