Idea là gì? Hơn 80% dân Creative không trả lời được câu hỏi bên dưới!
“Idea / Ý tưởng là gì?”

Tiết lộ cho bạn một sự thật: có một dạo mình hay được giao cho việc phỏng vấn ứng viên cho các vị trí (designer – intern art director – junior copywriter…) của creative team. Và mình có một niềm vui nho nhỏ đó là muốn được thấy vẻ mặt bối rối của cô nàng ứng viên hotgirl hay khó xử của anh chàng có phong thái tự cao phỏng vấn vị trí visual, bằng cách mình chỉ việc đặt ra câu hỏi “Theo bạn thì Idea / Ý tưởng là gì?” Và y như rằng là các bạn ấy bị dừng hình đến hẳn vài phút mà không tìm đc cách để trả lời. Dần dần, mình cũng hết còn thấy vui với việc trên. Bởi vì số lượng các “đồng nghiệp mới” creative không thể trả lời được hoặc thậm chí là hiểu sai về Idea quá lớn nên mình nhận ra đó là một vấn đề thực sự. Mình luôn tự hỏi rằng các bạn đã được đào tạo bởi các trường lớp về marketing – khóa học sáng tạo…nào, để bây giờ mình có thể “làm khó” các bạn chỉ với một câu hỏi về một khái niệm được xem là khởi nguồn cho tất cả mọi thứ như vậy? Bạn vẫn còn chưa tin? Vậy thì hãy thử hỏi anh bạn creative – copywriter – content writer – marketer…đang ngồi bên cạnh câu hỏi trên. Rồi bạn sẽ thấy anh ấy “dừng hình” như thế nào.
Để trả lời câu hỏi trên, chắc bạn đã từng Google. Nhưng cứ tin mình đi: Google sẽ trả cho bạn các kết quả kiểu “đọc phát là nhũn não luôn” vì không hiểu nó nói gì. Và mình cũng biết có rất nhiều trường phái hoặc mỗi trường lớp, khóa học lại định nghĩa về Ý tưởng khác nhau. Nhưng nếu đã đọc đến đây thì mời bạn tạm thời “tẩy trắng” những kiến thức đó – để cùng mình định nghĩa lại về khái niệm Ý tưởng này và xem là nó có giúp bạn hiểu một cách rõ ràng hơn ko nha.
Đây là định nghĩa của mình

Ý Tưởng (Idea) = SAY WHAT = là điều muốn nói = thông điệp muốn truyền tải đến người xem – người đọc – người nghe (Target Audience=TA). Thực Thi (Execution) = SAY HOW = truyền tải thông điệp trên đến TA bằng cách nào?
Ví dụ minh họa

- Ý tưởng [Idea]: “Đừng bao giờ từ bỏ nghị lực & niềm tin. Đến cả tôi là 1 người khuyết tật mà còn làm được một việc không hề dễ dàng như vậy thì bạn cũng có thể làm tất cả những gì bản thân muốn. Chỉ cần bạn có đủ ý chí!”
- Thực Thi [Execution]: “…nghĩ ra việc sẽ thực hiện một chuyến đi bộ xuyên suốt cả chiều dài đất nước Việt Nam.”

Có một lần mình cùng team nhà (gồm các bé mới bước vào ngành) ngồi họp với nhau (không dám gọi là brainstorm vì “đao to búa lớn” quá) về Ý Tưởng nên tổ chức tiệc cuối năm (Year End Party = YEP) ra sao. Và mình nhận được rất nhiều ý kiến đại loại như:
- “Anh, anh, em nghĩ tụi mình nên cho cả công ty hóa trang thành các dân tộc khác nhau. Cứ mỗi bộ phận sẽ bận trang phục của một dân tộc của nước mình…”
- “Em lại thấy mình tổ chức nấu ăn đi. Mỗi bộ phận chọn ra 1 món đặc trưng của 1 vùng miền & nấu nó. Rồi chấm điểm…”
Sau khi nghe hết tất cả thì mình stop các bạn lại & nói:
“Anh cần các bạn đưa ra Idea cho YEP, nãy giờ những thứ các bạn đang “sa lầy” vào đó là Execution – không phải là Idea!“
- Sự thật ngầm hiểu [Insight]: Em thấy rằng nhân sự công ty mình có đầy đủ các vùng miền khác nhau nên sẽ có những khác biệt về suy nghĩ.
- Vấn đề phát sinh [Issue]: Những sự khác biệt đó sẽ dẫn đến xung đột trong cách ứng xử và công việc.
- Ý tưởng [Idea]: Em muốn nói với mọi người rằng “Cho dù có khác biệt như vậy – nhưng khi đã cùng làm việc với nhau, chúng ta sẽ không khác gì mọi thành viên trong một gia đình.”
- Thực thi [Execution]: Bằng cách tổ chức YEP mà ở đó cả công ty hóa trang thành các dân tộc khác nhau. Cứ mỗi bộ phận sẽ bận trang phục của một dân tộc của nước mình. Và sau đó là mỗi bộ phận sẽ nấu một món ăn đặc trưng của vùng miền mình. Bởi vì thông qua 2 trò chơi trên, tất cả chúng ta sẽ hiểu rất rõ điều Idea trên muốn nói: “Đã xem nhau như một gia đình thì mọi khác biệt về cách suy nghĩ & ứng xử sẽ dễ dàng được thay thế bằng sự cảm thông & tình yêu thương.
Lời khuyên
Tóm lại thì mọi thứ sẽ đơn giản thế này:
- Bạn nhận ra rằng Customer / Consumer đang gặp một vấn đề hay khó khăn, hoặc họ đang có quan niệm sai lầm nào đó: đây là Insight & Issue.
- Sau khi hiểu ra điều trên, dẫn tới việc bạn muốn nói điều gì / truyền tải thông điệp nào tới họ (để giúp giải quyết khó khăn trên): đây là Idea.
- Để truyền tải một cách hiệu quả nhất Idea trên, bạn nghĩ ra một công cụ hay cách thức nào đó (kịch bản cho TVC, bài viết theo lối story-telling, artwork design, MV ca nhạc, một album nhiếp ảnh, một bài thơ…): đây là Execution.
- Việc phân định rõ ràng định nghĩa của các khái niệm trên, và quan trọng hơn hết là không nhầm lẫn chúng với nhau – sẽ giúp cho bạn dễ dàng trong việc brainstorm để tìm ra cả 4.
(Còn nếu không, bạn hãy tưởng tượng: Một bạn copywriter cứ loay hoay đi nghĩ ra một câu chuyện nào đó. Hoặc một bạn designer cứ bóp đầu bóp trán để nghĩ ra một cách design mới lạ. Trong khi “sản phẩm” (Execution) đó của họ nhằm truyền tải thông điệp (Idea) nào – và Idea đó xuất phát từ sự thật (Insight) gì – để giải quyết vấn đề (Issue) chi – thì cả team vẫn còn chưa có thống nhất kia mà?
Hi vọng rằng sau khi đọc bài viết này, mỗi khi đc hỏi rằng “Idea của em là gì?” – thì bạn sẽ tự tin trả lời “Em nghĩ rằng chúng ta nên truyền tải tới TA thông điệp….này nè!” Hoặc đơn giản hơn, với câu hỏi “Ý tưởng là gì?” – bạn sẽ dõng dạc đáp “Ý tưởng chính là điều ta muốn nói hoặc là thông điệp ta muốn truyền đạt tới người khác!”
xem thêm Top 100+ bài viết giá trị và hay nhất về Content Marketing tại Ngáo Content
Cre: Viet Huynh