Seo onpage và Seo offpage là những “thao tác” không thể thiếu khi thực hiện bất kỳ dự án SEO nào. Vậy seo onpage là gì? tối ưu onpage là gì? seo offpage là làm những gì?… Tất cả thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết này. Cùng Ngáo Content tìm hiểu nhé!
MỤC LỤC
SEO onpage và SEO offpage là gì?
SEO Onpage là gì?
Seo onpage là gì? SEO onpage là tập hợp các thủ thuật tối ưu hóa trực tiếp các website, sao cho chúng đạt được xếp hạng cao trên bảng kết quả mà công cụ tìm kiếm trả về. Mục đích là giúp trang web đạt nhiều lưu lượng truy cập cũng như tiếp cận nhiều khách hàng từ nguồn tìm kiếm tự nhiên (organic search, khác với tìm kiếm trả phí – paid search) hơn.
Các yếu tố xếp hạng seo onpage tập trung vào: URL, Thẻ tiêu đề, thẻ meta, từ khoá, nội dung, tốc độ tải trang, sitemap…
SEO offpage là gì?
Seo Offpage là tập hợp các thủ thuật tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài website, bao gồm: xây dựng liên kết (Link Building), Marketing trên các kênh Social Media, Social Media Bookmarking,…với mục đích giúp cho website lên top tìm kiếm của Google cũng như giúp lượng truy cập tự nhiên cao hơn.
Tại sao phải tối ưu SEO Onpage cho bài viết?
- Đối với công cụ tìm kiếm Google
Tối ưu seo onpage cho bài viết sẽ giúp cho:
-
- Công cụ tìm kiếm (ở đây mặc định là Google) hiểu trang web cũng như xác định content (nội dung) mà web cung cấp có phù hợp với truy vấn của người dùng hay không.
- Giúp xếp hạng tìm kiếm cao hơn. Từ đó giúp tăng lưu lượng truy cập tự nhiên vào website.
- Giúp tiết kiệm một khoản chi phí tiếp cận tiềm năng.
- Dễ kiểm soát và có kết quả nhanh chóng.
Google đánh giá xếp hạng của một website không chỉ dựa vào content (nội dung). Muốn lên Top, đạt được thứ hạng cao bạn cần phải tối ưu kỹ thuật seo onpage kết hợp với việc thực hiện một số kỹ thuật seo offpage khác.
- Đối với người dùng
Tối ưu seo onpage giúp cho website thân thiện hơn với người dùng. Từ đó giúp nâng cao trải nghiệm, thu hút nhiều lượt truy cập tự nhiên và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Xây dựng SEO Onpage vào thời điểm nào?
Không chỉ riêng gì SEO-er, mà dân Blogger, Affiliate, Startup,… miễn là có nhu cầu cải thiện thứ hạng trang web của mình thì đều cần nắm bắt thời điểm thích hợp để thực hiện seo onpage:
- Thiết lập các yếu tố SEO Onpage ngay từ thời điểm vừa mới xây dựng trang web: cấu trúc website, Https, sitemap,…
- Thực hiện thường xuyên những công việc như: viết mới content SEO, audit content, tối ưu tốc độ tải trang…
- Không ngủ quên trên chiến thắng, dù đang xếp hạng đầu tiên trên công cụ tìm kiếm (ở đây mặc định là Google) bạn cũng cần thực hiện các công việc SEO Onpage để có thể duy trì thứ hạng lâu dài.
Tối ưu URL trong SEO Onpage
Seo onpage là gì? Tối ưu URL trong SEO Onpage như thế nào? URL là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến SEO Onpage. Để URL chuẩn SEO onpage bạn cần chú ý đến 3 yếu tố:
- URL có liên quan đến nội dung bài viết và có chứa từ khóa SEO chính (có lượng search nhiều nhất)
- Ngắn gọn và đủ ý (URL top 1 thường có trung bình 59 chữ).
- Không chứa số và các ký tự đặc biệt.
Lưu ý: Bạn nên gộp nhiều từ khóa có cùng mục đích tìm kiếm (Search Intent) vào chung một URL để có thể SEO hàng loạt từ khóa cùng lúc.
Xem thêm: Cách viết bài chuẩn SEO hiệu quả dành cho người mới bắt đầu
Một số lưu ý khi thực hiện tối ưu Title
Title là một thẻ HTML, là dòng đầu tiên hiện lên trong kết quả tìm kiếm trên Google. Việc tối ưu Title sẽ giúp crawl dữ liệu nhanh chóng và chính xác hơn.
- Mỗi Title ngăn cách nhau bằng | hoặc –
- Nên chứa những từ khóa cần SEO Onpage có lượng search cao thứ 2 (từ khóa có lượng search cao nhất sẽ để ở URL)
- Title và URL không nên giống nhau
- Đặt từ khóa SEO vào vị trí đầu Title giú tăng tỉ lệ CTR & thứ hạng.
- Title nên chứa từ khóa vừa đủ. Quan trọng là tự nhiên, không gượng ép và nhồi nhét từ khóa.
- Title không nên quá dài, trung bình khoảng 512 từ là đẹp.
- Nổi bật, thu hút, tóm gọn nội dung bài viết
- Cung cấp thông tin có giá trị cho người đó, khiến họ phải click vào ngay sau khi đọc Title.
Lưu ý tối ưu onpage với trang chủ
Tối ưu onpage là gì? Những lưu ý khi tối ưu onpage với trang chủ. Trong trường hợp bạn thực hiện seo onpage cho trang chủ (homepage) thì cần phải:
- Có tên thương hiệu ở Title.
- Title phải thể hiện được nội dung của toàn bộ domain và hỗ trợ rõ nghĩa cho các thư mục mẹ.
Các tiêu chuẩn Onpage nâng cao
Các tiêu chuẩn Onpage nâng cao thường rất dễ bị nhiều SEO-er bỏ qua. Bởi các bạn chưa thực sự hiểu rõ nó là những tiêu chí gì cũng như cách thức triển khai như thế nào. Trong phần này, Ngáo Content sẽ tiếp tục hỗ trợ bạn Onpage khác biệt, tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường với 8 tiêu chuẩn Onpage nâng cao.
- Content unique, chuyên sâu và đáp ứng Search Intent
Content unique (nội dung không trùng lặp) là một chuyện, điều quan trọng là nó phải mang đến những điều mới mẻ, thú vị và có giá trị cho người dùng. Ngoài ra, nó cũng cần phải đáp ứng search intent – ý định, mục đích, “nỗi đau” của người dùng.
- Featured Snippets
Featured Snippet là những đoạn văn bản ngắn xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm Google, giúp nhanh chóng trả lời truy vấn của người dùng. Để tối ưu Featured Snippets, bạn cần chú ý đến:
-
- Tốc độ tải trang
- Độ dài các đoạn văn bản trên website
- Độ chính xác thông tin trên website
- Internal Link và Outbound Link
Internal Link hỗ trợ Google thu thập dữ liệu dễ dàng hơn, cũng như cho người dùng thêm nhiều thông tin giá trị từ đó cải thiện thứ hạng SEO của website.
Outbound Link sẽ giúp Google hiểu được chủ đề của website bạn rõ hơn. Đồng thời, giúp bạn xây dựng mối quan hệ với các trang web khác nữa.
- Blockquote
Blockquote là một thẻ dùng để gắn trích dẫn, câu nói nổi tiếng hoặc dẫn chứng những sự thật, chân lý,… bạn dùng để nhấn mạnh nội dung nào đó trong bài viết.
Blockquote không chỉ hỗ trợ bạn ranking top Google tốt hơn khi SEO Onpage mà còn thể hiện sự tôn trọng bản quyền của bạn đối với các nội dung từ trang web khác.
- Tối ưu hình ảnh nâng cao
- Đổi tên hình ảnh và resize hình về kích thước chuẩn (600 hoặc 900).
- Tải và sử công cụ Geosetter để tối ưu hình ảnh
- Thông tin NAP vào phần comment và từ khóa SEO trong thẻ Tag
- Đầy đủ thông tin Author
- Tối ưu tiêu đề nâng cao
- 30 ký tự chữ thường < title seo < 63 ký tự chữ thường
- 200 pixel ký tự chữ hoa < title seo < 550 pixel ký tự chữ hoa
- Đặt từ khóa ngay đầu bên trái title
- Chèn thêm từ khóa biến thể vào Title
- Content GAP
Content GAP là một quy trình đánh giá content của bạn so với những content của đối thủ trong cùng một chủ đề. Thông qua đó, bạn có thể rút ra những kinh nghiệm để cải thiện content của mình và tăng lợi thế cạnh tranh.
Cách triển khai content GAP trên Ahrefs:
+ Bước 1: Search domain để tìm ra đối thủ: Chọn competing domains -> tìm website lượng traffic cao mà mình không có.
+ Bước 2: Chọn Content Gap -> add domain cần so sánh
+ Bước 3: Chọn Show keyword. Một bảng report chi tiết sẽ hiện ra và bạn có thể căn cứ vào đó để tối ưu trang web của mình.
- Tối ưu hóa CTR bằng dữ liệu có cấu trúc (Schema Markup)
CTR (Click-Through Rate) – tỷ lệ nhấp chuột. Để tối ưu hóa CTR thì ngoài các tiêu chuẩn về title, Meta Description,… thì việc sử dụng dữ liệu có cấu trúc (Schema Markup) cũng rất quan trọng.
Điểm qua các công cụ Check Onpage
SEOQUAKE: công cụ miễn phí giúp đánh giá PageRank, số lượng Index site của bạn với Google, Age Domain, Phân tích backlink, external link, internal link, mật độ từ khoá….
Screaming Frog: công cụ giúp kiểm tra cấu trúc URL, Title, Meta description trên các trang website, Heading của 1 trang, kiểm tra External Link
Website Auditor: phần mềm seo hỗ trợ người dùng tối ưu hóa cấu trúc website, kiểm tra từng trang theo nhiều dạng cấu trúc khác nhau và các nhân tố liên quan đến mã hóa HTML, cảnh báo khi có link hỏng, kiểm soát các vấn đề về tiêu đề trang…
Screaming Frog: ứng dụng giúp kiểm tra cấu trúc URL, Title, Meta description trên các trang website, Heading của 1 trang, kiểm tra External Link
Yoast SEO: plugin có sẵn trong WordPress giúp tối ưu hóa từ khóa, từ liên quan, đồng nghĩa, kiểm tra thông tin của sitemap, file robots.txt, .htaccess, liên kết cố định.
Schema Pro: plugin tạo schema tự động trên nền tảng wordpress. Nó giúp tự động Schema với các thiết đặt dễ dàng cho từng bài post/page.
Tổng kết
Để website đạt thứ hạng cao, seo onpage là điều không thể thiếu. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu được seo onpage là gì? cũng như những cách tối ưu seo onpage hiệu quả và công cụ Check Onpage đơn giản. Chúc website của bạn sẽ leo Top thành công. Và đừng quên chia sẻ bài viết này nếu thấy nó hữu ích nhé!
Nguồn: Ngáo Content
TƯ VẤN MARKETING ONLINE:
- Dịch vụ viết Content chuẩn SEO
- Dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO trọn gói
- Dịch vụ thiết kế Landing page chuẩn SEO
- Phần mềm marketing online
- Khóa học Content Marketing đa kênh
- Dịch vụ chăm sóc website, fanpage theo tháng
- …
Liên hệ ngay để được tư vấn cụ thể: 0767 5555 98 (Ms. Tâm)
Có thể bạn quan tâm:
Dịch vụ chăm sóc website tốt và tiết kiệm để tăng chuyển đổi
Cách viết bài chuẩn SEO hiệu quả dành cho người mới bắt đầu
Banner Website là gì? Kích Thước Banner Website Chuẩn Trong Thiết Kế