Mãi loay hoay trong việc lên kế hoạch xây kênh và sản xuất nội dung rồi khá nhiều bạn lại rơi vào guồng quay của việc đi tìm kiếm ý tưởng và “sao chép” ý tưởng một cách thụ động.
Cho đến khi nhìn lại các hoạt động khi xây kênh thì chỉ là tập trung vào việc “copy-paste” ý tưởng từ các nguồn khác mà không có sự sáng tạo, không có một chất riêng, rồi khi áp lực cạn ý tưởng lại lao ra bên ngoài nghía bên này bên kia, sau đó dùng AI để viết lại nội dung đã có. Có khi nhiều bạn viết xong cũng không biết cách điều chỉnh cho phù hợp với thương hiệu và đối tượng khán giả của mình luôn.
Có một sự thật là, kiến thức thì vẫn vậy, không có quá nhiều cái gì mới hoàn toàn cả. Việc Copy cũng không phải không được, bằng chứng là cùng cùng 1 chủ đề, 1 sự kiện nhưng mỗi người, mỗi kênh sẽ có cách thể hiện khác nhau. Vậy nên, thay vì copy 1 cách thụ động, hãy chủ động biến kiến thức, ý tưởng đó thành của riêng mình. Đó là tư duy Copycat cần có!
MỤC LỤC
Mô hình RARAM
Và đây là những bí quyết công thức mô hình RARAM giúp Ngáo Content chuyển hóa những ý tưởng bên ngoài thành idea cho bài viết content của chính mình, mình tốn nhiều thời gian để đào sâu và đúc kết, còn bạn chỉ cần đọc bài viết này và thực hành là sẽ ra hướng ngay!
Công thức “Chuyển hóa” ý tưởng Content: Mô hình RARAM là gì?
(Cái này Ngáo Content tự nghĩ ra và hệ thống hóa thui chứ chưa có nghiên cứu nào về cái mô hình này cả)
Ví dụ chủ đề mình tính viết: Viết bài về “Lợi ích của việc đọc sách mỗi ngày”.
Trong khâu ngâm cứu: Mình thấy một infographic trên Pinterest liệt kê 10 lợi ích của việc đọc sách, bao gồm cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tập trung, giảm stress,…
1. Kết hợp (Remix):
Ý tưởng 1: Infographic với hình ảnh minh họa bắt mắt.
Ý tưởng 2: Mình còn đọc được một bài viết khác chia sẻ kinh nghiệm đọc sách hiệu quả.
=> Kết hợp: Tạo một bài content kết hợp infographic trực quan với những lời khuyên thực tế về cách lựa chọn sách, tạo thói quen đọc sách,…
Ngoài việc kết hợp các ý tưởng khác nhau, có thể kết hợp nhiều loại hình nội dung như video, hình ảnh, âm thanh, text,… để tạo ra sản phẩm đa dạng và hấp dẫn hơn.
2. Điều chỉnh (Adapt):
Ý tưởng gốc: Infographic tập trung vào lợi ích chung của việc đọc sách.
Adapt: việc đọc sách có thể dành cho cả người lớn, trẻ em, người khuyết tất,…
Có thể điều chỉnh ý tưởng cho phù hợp với nhiều yếu tố khác nhau, không chỉ là đối tượng khán giả mà còn là văn hóa, xu hướng, thời điểm,…
=> Điều chỉnh: Bài content tập trung vào một nhóm đối tượng cụ thể, ví dụ “Lợi ích của việc đọc sách cho trẻ em” hoặc “Đọc sách giúp người trẻ phát triển bản thân như thế nào”.
3. Thay đổi góc nhìn (Reframe):
Ý tưởng gốc: Nói về lợi ích của việc đọc sách.
Khuyến khích người đọc “nghĩ ngược”, “nghĩ khác” để tạo ra những góc nhìn độc đáo, mới lạ.
Thay đổi góc nhìn: Viết về “Tác hại của việc không đọc sách” hoặc “Những điều bạn đang bỏ lỡ khi không đọc sách”
Thậm chí dựa vào công thức Hook Viral mà mình đã chia sẻ thì bạn có thể biến nó thành rất nhiều phiên bản khác:
Hành trình lột xác ngoạn mục của tôi chỉ với 3 cuốn sách gối đầu giường
Đọc 3 cuốn sách này, bạn sẽ không còn là chính mình… và trở thành phiên bản tốt hơn!
Từ kẻ thất bại đến triệu phú nhờ 3 cuốn sách “bí kíp” này!
3 cuốn sách thay đổi tư duy tài chính, giúp tôi tự do về tiền bạc.
4. Bổ sung (Add):
Ý tưởng gốc: Liệt kê các lợi ích của việc đọc sách.
=> Bổ sung: Thêm vào những câu chuyện, dẫn chứng thực tế về những người thành công nhờ đọc sách, hoặc chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của bạn về việc đọc sách đã thay đổi cuộc sống của bạn như thế nào.
Bổ sung không chỉ là thêm thông tin, mà còn là thêm cảm xúc, cá tính, trải nghiệm cá nhân vào nội dung.
Ví dụ bạn có thể thêm câu chuyện: “Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từng chia sẻ rằng, chính những cuốn sách ông đọc thời thơ ấu đã nuôi dưỡng tâm hồn ông và khơi gợi niềm đam mê văn chương.”
Dẫn chứng thực tế: “Theo một nghiên cứu của Đại học Oxford, những người đọc sách thường xuyên có khả năng tập trung cao hơn và ít bị mắc các bệnh về trí nhớ khi về già.”
Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân: “Trước đây tôi rất ngại viết lách, nhưng sau khi đọc nhiều sách, tôi đã học hỏi được rất nhiều về cách sử dụng từ ngữ, cách xây dựng câu văn, và dần dần tự tin hơn trong việc viết.”
5. Phóng đại/Thu nhỏ (Magnify/Reduce):
Ý tưởng gốc: Liệt kê nhiều lợi ích khác nhau.
Có thể phóng đại hoặc thu nhỏ không chỉ phạm vi chủ đề mà còn là thời gian, không gian, nhân vật,…
Phóng đại: Tập trung vào một lợi ích cụ thể và phân tích sâu, ví dụ “Đọc sách giúp cải thiện kỹ năng viết như thế nào” “Đọc sách – Chìa khóa vàng để mở cánh cửa giao tiếp hiệu quả”
…
Đây là phương pháp mình áp dụng để tư duy và sản xuất nội dung ngót nghét cũng chục năm. Nay hệ thống hóa lại chia sẻ cho mọi người.
Blog của mình chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm đúc kết trong quá trình làm việc Content Marketing trong môi trường Digital Marketing. Hi vọng có thể giúp bạn có nhiều thông tin hữu ích và vận dụng tốt vào công việc của bạn.
Liên hệ: 0767 5555 98 (Ms. Tâm)
Mình là Ngọc Tâm - Founder Ngáo Content rất vui vì đã được bạn ghé thăm chiếc blog lưu giữ những kiến thức và trải nghiệm mình trong nghề Marketing mỗi ngày. Mong sẽ giúp ích trong hành trình tự học Marketing của bạn nhé!
-------
Mọi thông tin hợp tác xin liên hệ:
0767555598 (Ms. Tâm)