Cụm từ “thương mại điện tử” không còn xa lạ trong thời đại công nghệ và mạng internet bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay. Trong tương lai, thương mại điện tử hứa hẹn sẽ còn phát triển hơn nữa và tạo ra cơ hội việc làm hấp dẫn cho nhiều nhân sự trẻ. Bạn muốn là người luôn đi trước đón đầu và làm chủ tương lai thì hãy chọn học ngành thương mại điện tử đang “hót hòn họt”.
Cùng Ngáo Content tìm hiểu về Lộ trình phát triển ngành thương mại điện tử ngay nhé!
MỤC LỤC
Giải mã ngành thương mại điện tử là ngành gì?

Trong kỷ nguyên số, thương mại điện tử lọt top những ngành học “siêu hot” nhưng nhiều phụ huynh và học sinh vẫn chưa biết ngành thương mại điện tử là gì. Hiểu đơn giản, đây là ngành đào tạo nhân lực có kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm để triển khai hoạt động kinh doanh trên không gian mạng. Ngành học này cũng được xếp vào khối những ngành kinh tế.
Khi theo học chuyên ngành thương mại điện tử (E-commerce), người học sẽ được trang bị những kiến thức về:
- Digital Marketing.
- Quản trị dự án đầu tư.
- Quản trị sàn giao dịch điện tử và quan hệ khách hàng.
- Xây dựng và triển khai các ứng dụng ngành thương mại điện tử.
- Xây dựng và quản lý trang web ngành thương mại điện tử.
- Triển khai hoạt động bán hàng xuyên biên giới thông qua hệ thống sàn thương mại điện tử.
- Kỹ năng: làm việc nhóm, ngoại ngữ, công nghệ thông tin,… để đảm bảo sẽ hoàn thành tốt tất cả công việc.
- …
Review ngành thương mại điện tử để biết lý do nhiều người theo học
Ngành thương mại điện tử phù hợp với xu hướng thị trường
Sự xuất hiện và phát triển của ngành thương mại điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày một tăng lên của người tiêu dùng. Thông qua hệ thống internet, mạng viễn thông và truyền thông đa phương tiện mà mỗi doanh nghiệp có thể hoàn thành mục tiêu kinh doanh nhanh chóng và thông minh hơn.
Ngành thương mại điện tử xóa bỏ nỗi lo thất nghiệp cho người học
Tuy là một ngành học còn khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng thương mại điện tử lại tạo ra nhiều vị trí việc làm và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp rất hấp dẫn. Sinh viên theo học ngành này sẽ có vô vàn sự lựa chọn về công việc sau khi tốt nghiệp. Cầm trên tay tấm bằng cử nhân ngành thương mại điện tử, bạn có thể làm:
- Chuyên viên Digital Marketing.
- Chuyên gia Chuyển đổi số.
- Chuyên viên lập dự án và hoạch định chính sách phát triển kinh tế số, thương mại điện tử.
- Tư vấn viên cho những công ty tư vấn và đề xuất giải pháp xây dựng dự án công nghệ thông tin liên quan đến chuyển đổi số và thương mại điện tử.
- Chuyên viên quản trị và xây dựng hệ thống kinh doanh trực tuyến và giao dịch thương mại trong doanh nghiệp.
- Chuyên viên tư vấn về thiết kế giải pháp về mạng, phát triển hệ thống thông tin và quản trị cơ sở dữ liệu.
- Trợ lý cho những nhà quản lý trong doanh nghiệp về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
- Tham gia giảng dạy chuyên ngành thương mại điện tử ở nhiều trường đại học, cao đẳng hay trung học chuyên nghiệp.
- …

Ngành thương mại điện tử có mức lương vô cùng hấp dẫn
So với những ngành khác, mức lương của ngành thương mại điện tử có thể coi là đáng mơ ước. Với nhiều vị trí công việc khác nhau, tùy vào năng lực và trình độ mà nhân sự sẽ nhận được mức lương phù hợp. Nhưng bật mí rằng mức lương trung bình của nhân sự trong ngành thường dao động từ 10 đến 25 triệu đồng/tháng chưa bao gồm phụ cấp, trợ cấp và thưởng.
Muốn làm thương mại điện tử thì bạn cần học ngành gì?
Học gì để sau khi ra trường có thể làm việc tốt trong ngành thương mại điện tử là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều phụ huynh và học sinh. Thương mại điện tử là một ngành đa dạng về nhiều mặt: kinh doanh, truyền thông, công nghệ, nhân sự,… Những ngành học dưới đây sẽ mang bạn lại gần hơn với ngành này.
Ngành thương mại điện tử
Đúng như tên gọi, muốn làm thương mại điện tử thì chắc chắn bạn phải học thương mại điện tử. Quá trình học tập sẽ giúp bạn tích lũy được những kiến thức chuyên sâu về ngành. Nhờ vậy, sau khi ra trường bạn có thể thích ứng nhanh chóng với môi trường làm việc. Hoặc bạn cũng có thể tự đứng ra kinh doanh dựa trên nền tảng kiến thức của bản thân.

Ngành công nghệ thông tin
Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại điện tử thì công nghệ là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu không có công nghệ, tất cả hoạt động sẽ không thể diễn ra.
Bạn không muốn đặt nặng vấn đề kinh doanh thì tại sao không nghĩ đến việc học công nghệ thông tin? Đối với vị trí này, bạn vừa có cơ hội tiếp cận tốt với ngành thương mại điện tử lại vừa có mức thu nhập hấp dẫn ngay cả khi mới tốt nghiệp.
Ngành thương mại, kinh doanh và kinh tế
Đây cũng là nhóm những ngành bạn có thể theo học để chuẩn bị hành trang bước vào ngành thương mại điện tử giàu tiềm năng trong tương lai. Những ngành này sẽ mang đến bạn hệ thống kiến thức cơ bản nhất về kinh doanh, cách ứng dụng kiến thức vào thực tế. Tuy nhiên, sau khi ra trường bạn cũng cần khá nhiều thời gian để có thể thích ứng với thực tế.
Ngành truyền thông
Ngành truyền thông tưởng chừng như không hề liên quan đến thương mại điện tử nhưng nếu thiếu truyền thông thì hoạt động kinh doanh rất khó để phát triển mạnh mẽ. Từng hình ảnh, nội dung,… đăng tải trên website và sàn thương mại điện tử đều cần người có kỹ năng truyền thông triển khai. Đấy là lý do bạn có thể chọn học ngành truyền thông nếu muốn trở thành mảnh ghép lý tưởng trong doanh nghiệp thương mại điện tử.

Xem thêm: Top 300+ Thuật ngữ tiếng anh về marketing và truyền thông chuyên ngành thông dụng nhất
Danh sách các trường có ngành thương mại điện tử bạn nên theo học
Hiện nay, có rất nhiều trường đang đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử để đáp ứng nhân sự cho ngành. Tại cả 3 miền Bắc – Trung – Nam, bạn đều dễ dàng tìm kiếm cho mình một môi trường tốt để theo học.
Đặc biệt, nhiều trường đã áp dụng hình thức xét tuyển bằng học bạ thay vì kết quả trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn cho tương lai của mình.
- Trường ở miền Bắc như: Cao đẳng FPT Polytechnic, Đại học Thương mại, Đại học Điện lực, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Công nghệ Giao thông vận tải,…
- Trường ở miền Trung: Đại học Kinh tế (Đại học Huế), Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng),…
- Trường ở miền Nam: Đại học Văn Hiến, Đại học Công nghiệp, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM,…

Điểm chuẩn ngành thương mại điện tử năm 2022 của một số trường
Đối với những trường xét tuyển bằng điểm của kỳ thi tốt nghiệp thì bạn cần đạt bao nhiêu điểm để trúng tuyển. Điểm chuẩn ngành thương mại điện tử năm 2022 của một số trường đã được bài viết thống kê chi tiết, bạn hãy xem qua để lên dây cót tinh thần học tập trong những năm cuối cấp nhé!
- Trường Đại học Thương mại với mức 28.5 điểm.
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với mức: 28.1 điểm.
- Trường Đại học Kinh tế TPHCM với mức: 27.1 điểm.
- Trường Đại học Điện lực với: 25.5 điểm.
- Viện Đại học Mở Hà Nội với: 25.25 điểm.
- Trường Đại học Văn Hiến với: 22 điểm.
- Trường Đại học Đại Nam với: 21 điểm.
- Trường Đại học Dân lập Phương Đông với: 19.5 điểm.
- Trường Đại học Thủ Dầu Một với: 18.5 điểm.
- Trường Đại học Hải Phòng với: 17 điểm.
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam với: 16.5 điểm.
- Trường Đại học Nguyễn Tất Thành với: 15 điểm.
- …

Chi tiết về lộ trình phát triển ngành thương mại điện tử dành cho bạn
Như đã chia sẻ ở trên, sự phát triển của ngành thương mại điện tử rất đáng mong đợi trong tương lai. Bạn mong muốn theo đuổi ngành này thì ngay từ bây giờ hãy tìm hiểu và trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết.
Xác định bản thân có thật sự đam mê công nghệ, kinh doanh hay không
Với những người muốn gắn bó lâu dài với ngành thương mại điện tử, niềm đam mê và sự yêu thích là những yêu cầu hàng đầu. Thiếu đi những yêu cầu này thì bạn sẽ không có động lực để tiếp thu kiến thức, vượt qua thử thách và nỗ lực hết mình cho sự nghiệp. Vì vậy, bạn phải tự hỏi bản thân có thật sự đam mê công nghệ và kinh doanh hay không trước khi bắt đầu nhé!
Trang bị những kiến thức về kinh doanh, công nghệ và thương mại
Thế giới số vẫn liên tục thay đổi theo từng ngày và muốn kinh doanh thành công trong thế giới này thì bạn phải thường xuyên cập nhật, học hỏi những kiến thức mới. Nếu không, bạn sẽ trở thành “người tối cổ” và không thể tiếp tục theo đuổi ngành thương mại điện tử.
Kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ tưởng chừng như rất thuận tiện và đơn giản. Nhưng thực chất, phương thức kinh doanh này lại là tổng hòa của rất nhiều ngành nghề khác nhau. Bởi vậy, ngoài kiến thức về kinh doanh thì bạn hãy chủ động tìm hiểu thêm lĩnh vực thương mại và công nghệ. Điều đó cũng giúp bạn dễ dàng phối hợp với những bộ phận khác trong công ty.

Rèn luyện thêm nhiều kỹ năng quan trọng hỗ trợ cho công việc
Ngoài việc trang bị kiến thức ngành, bạn hãy chú trọng đến việc trau dồi kỹ năng quan trọng hỗ trợ cho công việc của bạn. Sự thành bại trong công việc sẽ chịu sự chi phối mạnh mẽ từ những kỹ năng đã được bài viết tổng hợp ở phần nội dung dưới đây.
Kỹ năng về công nghệ
Đây là một trong những kỹ năng quan trọng mà bạn phải trang bị nếu mong muốn làm việc trong ngành thương mại điện tử. Thực tế, rất nhiều nhân sự ngành này đã chủ động học thêm về quản trị web, SEO,… Hoặc những người có nền tảng về kỹ thuật, công nghệ “bẻ lái” sang kinh doanh.
Sở dĩ kỹ năng công nghệ lại cần thiết đối với bạn vì trong quá trình làm việc bạn thường xuyên phải đăng tải hình ảnh và mô tả sản phẩm hay dịch vụ lên website, các nền tảng thương mại điện tử,… Nếu thiếu đi kỹ năng này thì bạn sẽ gặp vô vàn nhiều khó khăn, không đảm nhận tốt nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Kỹ năng về nghiên cứu thị trường và khách hàng
Thật thiếu sót nếu bạn không có kỹ năng nghiên cứu thị trường khi làm việc trong ngành thương mại điện tử. Kỹ năng này không chỉ là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi nhân sự trong ngành mà còn là bí quyết “vàng” giúp bạn:
- Thật sự hiểu về sở thích, thói quen, nhu cầu,… của khách hàng.
- Trở nên nhạy bén hơn với thị trường và những cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Bạn sẽ biết rõ những sản phẩm/dịch vụ nào đang và sẽ được yêu thích, có thể bán chạy để thu về nhiều lợi nhuận.
- Lập kế hoạch bán hàng phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu.
Kỹ năng về phân tích dữ liệu
Kỹ năng nghiên cứu phải luôn song hành với kỹ năng phân tích, không biết cách phân tích thì những dữ liệu bạn tổng hợp được đều trở nên vô nghĩa. Bạn càng phân tích dữ liệu kỹ càng và chính xác thì càng dễ dàng:
- Hiểu rõ về xu hướng thị trường, nhu cầu của khách hàng để có căn cứ cải thiện kế hoạch kinh doanh.
- Đề xuất thay đổi: chiến lược giá, chiến lược phân phối,… hoặc thực thi những biện pháp, chiến lược mới nhằm thúc đẩy kinh doanh.

Kỹ năng về tư duy sáng tạo, bắt kịp xu hướng thị trường
Trong thị trường với sự đa dạng về sản phẩm và ngành hàng, bạn buộc phải có khả năng sáng tạo để thu hút thị hiếu của khách hàng bằng cách liên tục đối mới:
- Những phương thức để quảng bá sản phẩm/dịch vụ.
- Giao diện trên website.
- Ứng dụng dùng trên những thiết bị di động.
- …
Bên cạnh đó, bạn cũng cần nhạy bén với xu hướng của thị trường để nhanh chóng đưa ra những ý tưởng sáng tạo mang tính cạnh tranh cáo. Nếu không, bạn sẽ trở thành người thua cuộc trong cuộc đua với đối thủ và bỏ lỡ những khách hàng tiềm năng mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Kỹ năng về đàm phán, giao tiếp
Khi đảm nhiệm vai trò là một nhân sự trong ngành thương mại điện tử, việc gặp gỡ đối tác, khách hàng, đối thủ cạnh tranh,… sẽ diễn ra “như cơm bữa”. Do đó, kỹ năng giao tiếp và đàm phán là rất cần thiết để bạn hoàn thành tốt những công việc được giao.
Còn gì tồi tệ hơn khi bạn thường xuyên phải tiếp xúc với người khác nhưng lại vụng về trong giao tiếp? Điều đó sẽ là rào cản khiến bạn khó tạo một mối quan hệ tốt với những người ở cả trong và ngoài doanh nghiệp.

Kỹ năng về tổ chức và làm việc theo nhóm
Kinh doanh thương mại điện tử có khối lượng công việc rất lớn nên nhân sự trong ngành luôn bận rộn. Nếu bạn muốn theo đuổi ngành ngày thì hãy chắc chắn rằng bạn có khả năng quản lý thời gian và tổ chức công việc tốt. Từ đó, bạn mới có thể đảm bảo công việc diễn ra theo đúng lịch trình và không bao giờ bị gián đoạn.
Ngoài ra, bạn cũng phải tiếp xúc và làm việc chung với nhiều cá nhân và bộ phận trong quá trình làm việc. Đấy là lý do kỹ năng làm việc theo nhóm vẫn luôn được nhà tuyển dụng đề cao. Một cá nhân thiếu kỹ năng làm việc nhóm sẽ ảnh hưởng đến cả quy trình đăng bán, chốt đơn, vận chuyển,… hàng hóa.
Hình thành thói quen biết lắng nghe và chấp nhận phê bình
Lắng nghe góp ý từ những người xung quanh, đặc biệt là những lời chê với một tinh thần cầu thị sẽ giúp bạn sớm nhận ra khuyết điểm của mình. Bằng cách này, bạn sẽ sớm cải thiện thành công và trở thành phiên bản hoàn hảo hơn. Bởi vậy, bạn hãy luôn mở lòng để lắng nghe sâu và học hỏi từ chính lời phê bình của người khác.

Các môi trường làm việc của ngành thương mại điện tử
Vậy là bài viết đã giới thiệu với bạn ngành thương mại điện tử sẽ học những gì và ra trường làm những công việc nào. Vậy nhân sự trong ngành này sẽ làm việc ở đâu hay môi trường làm việc của ngành thương mại điện tử là gì?
Với ngành thương mại điện tử, môi trường làm việc cũng rất đa dạng. Bạn có thể tìm kiếm cơ hội việc ở nhiều mô hình doanh nghiệp khác nhau. Ở phần tiếp theo, bài viết sẻ chia sẻ về top 4 môi trường tập trung một số lượng lớn nhân sự trong ngành.
Sàn thương mại điện tử
Đây là nhóm những doanh nghiệp giữ vai trò là cầu nối giữa nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ với khách hàng. Nhắc đến sàn thương mại điện tử “đình đám” thì không thể thiếu sàn Shopee, Lazada hay Tiki.
Hiện nay, cơ hội việc làm ở những doanh nghiệp này vô cùng lớn. Có một vài vị trí hot thường xuyên được tuyển dụng như:
- Operations.
- Business Development.
- Merchant Development.
- Marketing.
- IT.
Với những ứng viên đã có kinh nghiệm và giỏi tiếng Anh thì khả năng trúng tuyển rất cao. Nhưng những doanh nghiệp này đang thu hút rất nhiều vốn và chi một số tiền khổng lồ để giành thị phần nên nếu không thể chịu áp lực lớn trong công việc thì bạn sẽ khó thích nghi và tồn tại ở đây.

Công ty cung cấp giải pháp, công nghệ trong ngành thương mại điện tử
Đây là một môi trường làm việc mà nhiều nhân sự ngành thương mại điện tử thường xuyên ứng tuyển. Nhiệm vụ của những doanh nghiệp thuộc môi trường này là sản xuất và kinh doanh nền tảng/sản phẩm công nghệ nào đó có liên quan đến Marketing/Sales cho những doanh nghiệp tham gia ngành thương mại điện tử như:
- Phần mềm CRM.
- Phần mềm Chatbot.
- …
Tại Việt Nam, hiện có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp giải pháp và công nghệ cho ngành thương mại điện tử. Nổi bật hơn cả là một vài cái tên như: Misa, Fastwork, Gosell,…
Những doanh nghiệp này rất hay tuyển dụng vị trí HR, IT, Marketing, Sale và Design. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm về thương mại điện tử thì cũng đừng ngần ngại ứng tuyển vì bạn luôn được chào đón nếu nhà tuyển dụng nhận thấy tiềm năng từ bạn.
Công ty cung cấp phương thức thanh toán online
Hiện nay, khi mua hàng trên sàn thương mại điện tử, khách hàng có thể áp dụng phương thức thanh toán trực tuyến thay vì thanh toán bằng tiền mặt. Những phương thức thanh toán mới mẻ và hiện đại này là sản phẩm của: Momo, Zalo Pay, VNPay, Viettel Money,…
Từ thông tin trên, có thể thấy những công ty cung cấp giải pháp thanh toán online cũng là một môi trường làm việc phù hợp với nhân sự trong ngành thương mại điện tử. Dù cơ hội việc làm rất lớn với những vị trí hấp dẫn như IT, Product Development,… nhưng ứng viên cần có kinh nghiệm và khả năng chịu áp lực lớn.

Công ty chuyển phát
Thêm một môi trường làm việc lý tưởng nữa dành cho nhân sự đam mê ngành thương mại điện tử giống bạn chính là những công ty chuyển phát. Có thể kể đến như: J&T Express, Viettel Post, Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng nhanh,…
Sự phát triển của thương mại điện tử đã kéo theo sự ra đời và phát triển của những công ty này. Lý do là vì mọi sàn thương mại điện tử và chủ shop đều cần công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển để giao hàng cho khách.
Môi trường làm việc này thường không yêu cầu ứng viên phải có nhiều kinh nghiệm. Trong khi làm việc, nhân sự sẽ được hướng dẫn và đào tạo chi tiết. Một vài vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao là HR, IT và nhân viên vận hành.
Kết luận
Không hề quá khi nói nếu bạn theo học ngành thương mại điện tử thì bạn sẽ không lo bị thất nghiệp sau khi ra trường. Nhưng để có thể gắn bó lâu dài với ngành này, bạn phải liên tục trau dồi và cập nhật những kiến thức về ngành để không bị bỏ lại phía sau. Nếu “cứng nghề”, bạn sẽ có mức thu nhập vô cùng hấp dẫn và dễ dàng chuyển đổi môi trường làm việc.
Nguồn: Ngáo Content
Có thể bạn quan tâm:
Ngành Digital Marketing học trường nào cho sinh viên mới
Sinh viên học ngành PR & Quan hệ công chúng ra làm việc gì?
Danh sách các ngành nghề hot hiện nay mà sinh viên không thể bỏ qua