Theo báo cáo của Nielsen, 92% khách hàng có xu hướng TIN TƯỞNG TUYỆT ĐỐI vào lời khuyên sử dụng sản phẩm từ KOC & KOL nhiều hơn so với hình thức quảng cáo truyền thống. Vậy KOL, KOC là gì ? Cách để trở thành KOC/ KOL cho người mới bắt đầu? Cùng Ngáo Content tìm hiểu qua bài viết này nhé!
MỤC LỤC
KOC là gì?
KOC là gì? KOC là từ viết tắt của Key Opinion Consumer, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là NGƯỜI TIÊU DÙNG CHỦ CHỐT. Hiểu một cách đơn giản, họ những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường và chi phối đến hơn 90% quyết định mua sắm của phần lớn những người tiêu dùng khác.

Công việc chính của họ là sử dụng các sản phẩm/dịch vụ, sau đó đưa ra những nhận xét, đánh giá hoặc lời khuyên cho những người mua hàng khác dựa trên trải nghiệm thực tế và quan điểm cá nhân.
Khác với KOLs, những hành vi mua sắm, chọn sản phẩm, trải nghiệm và đánh giá của KOCs không bị phụ thuộc vào bất cứ doanh nghiệp, nhãn hàng, thương hiệu, kênh media hay Agency nào. KOCs sẽ chủ động lựa chọn sản phẩm/dịch vụ, trải nghiệm chúng và đưa ra những nhận xét chân thực nhất.
KOL là gì?
KOL là gì? KOL là từ viết tắt của Key Opinion Leader, hiểu theo nghĩa tiếng Việt là những cá nhân nổi tiếng (một diễn viên, một ca sĩ, beauty blogger hay thậm chí là một hot girl mạng…) có chuyên môn, tiếng nói trong một lĩnh vực nhất định. Chẳng hạn như shark Linh được xem là một KOL trong lĩnh vực tài chính hay Khánh Vy là KOL trong mảng tiếng Anh, Khoai Lang Thanh là KOL trong mảng du lịch…
Công việc của họ là tham gia các chiến dịch truyền thông (trả phí) để tạo sức lan tỏa. Quy trình làm việc của các KOL thường là nhận booking từ các Agency, sau đó review sản phẩm hoặc thương hiệu cụ thể trên các nền tảng Social Media.

KOL được chia thành 03 nhóm chính:
- Celebrity (thường gọi là Celeb)
Là những người nổi tiếng, các ca sĩ, diễn viên hạng A có lượng fan đông đảo và có sự ảnh hưởng lớn tới cộng đồng. Như Thanh Hằng, Hà Tăng, Sơn Tùng – MTP, Hồ Ngọc Hà, Trấn Thành…
- Influencer (người gây ảnh hưởng)
Là những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, và có thể chi phối hành vi tiêu dùng, lối sống, cách ăn mặc, ứng xử, hành động,… của những người dùng khác. Họ có thể là doanh nhân, ca sĩ, diễn viên,… hoặc bất kỳ người dùng online nào khác.
- Mass seeder
Mass seeder thường là những người chia sẻ các nội dung từ celebs/ influencers – nhằm quảng cáo thương hiệu đến các nhóm khách hàng nhỏ lẻ.
Sự khác biệt giữa KOL và KOC
Về cơ bản thì KOLs chính là những người có chuyên môn, kiến thức sâu sắc về một lĩnh vực trong khi KOCs là những người đưa ra nhận xét thực tế về sản phẩm/ dịch vụ dựa trên trải nghiệm cá nhân. Ngoài ra còn có một số điểm khác biệt như sau:
Chuyên môn
KOLs (Key Opinion Leaders) thường là những người có chuyên môn và tầm ảnh hưởng rộng. Ví dụ trong lĩnh vực thời trang, KOL là người mẫu, nhà thiết kế chuyên nghiệp. Trong lĩnh vực thẩm mỹ, KOL sẽ là các bác sĩ da liễu,….
Ngược lại, KOCs (Key Opinion Consumers) là những người tiêu dùng thông thường nhưng có khả năng tạo ra ảnh hưởng lớn đối với mọi người xung quanh. Ví dụ, một người bạn của bạn chia sẻ trải nghiệm cá nhân với các sản phẩm họ mua lên mạng xã hội. Những đánh giá của người bạn đó ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của bạn.
Số lượng người theo dõi
KOLs thường có hàng triệu người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội. Cụ thể, KOLs được phân loại dựa theo số lượng người theo dõi như sau:
Từ 10.000 đến 1 triệu followers: Macro-influencers hay còn gọi là Celebrity.
Từ 5.000 đến 10.000 followers: Micro-influencers.
Từ 1.000 đến 5.000 followers: Nano-influencers.
Ngược lại, KOCs (Key Opinion Consumers) sở hữu số lượng người theo dõi không lớn như KOLs nhưng lại nhận được sự tin tưởng lớn hơn.
Tính chủ động
Đối với KOLs:
KOL thường được các công ty, nhãn hàng chủ động liên hệ và đề xuất hợp tác quảng cáo cho sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. KOL có thể nhận lương trực tiếp hoặc thông qua việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ đó.
– Đối với KOCs:
KOC nắm giữ quyền tự quyết định và lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ muốn trải nghiệm và đánh giá. Họ có thể tìm kiếm và tiếp cận các nhãn hàng hoặc công ty để đề xuất hợp tác và gửi yêu cầu đánh giá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Những đánh giá và cảm nhận của KOC thường mang tính chân thực và không bị chi phối bởi bất kỳ kịch bản nào.
Độ tin cậy
Dù KOL có chuyên môn và tầm ảnh hưởng lớn, nhưng người theo dõi họ thường nhận ra rằng có sự hợp tác giữa KOLs và các thương hiệu. Điều này làm giảm độ tin cậy của các bài quảng cáo hoặc đánh giá mà KOL thực hiện.
Một số KOL cũng có thể quảng cáo sai sự thật, chạy theo các kịch bản và lời nói được cấp từ nhãn hàng, khiến người tiêu dùng cảm thấy nghi ngờ về tính chân thật và trung thực của thông tin mà họ nhận được.
Trái ngược với KOL, các bài đánh giá của KOC thường có độ tin cậy cao hơn. Người tiêu dùng thường có xu hướng tin tưởng vào ý kiến và cảm nhận của những người sử dụng thực tế, không bị ảnh hưởng bởi lợi ích thương mại hoặc yếu tố quảng cáo. KOC lựa chọn và sử dụng sản phẩm/dịch vụ một cách độc lập, và đánh giá dựa trên trải nghiệm cá nhân. Do đó thông tin từ KOC được coi là khách quan và chân thực hơn.
Mối quan hệ với khán giả
KOLs có thể không có mối quan hệ cá nhân với người theo dõi của họ. Trong khi đó, KOCs thường xây dựng mối quan hệ thân thiết với người theo dõi, thông qua việc tương tác thường xuyên và chia sẻ chân thật trên các nền tảng mạng xã hội.
Nguồn thông tin
KOLs thường là người chia sẻ những thông tin đầu tiên về các sản phẩm mới. Khi một sản phẩm mới được ra mắt, KOLs có thể là người đầu tiên đánh giá nó.
Ngược lại, KOCs thường chia sẻ thông tin dựa trên trải nghiệm cá nhân của họ với các sản phẩm hoặc dịch vụ. KOCs có thể chia sẻ cảm nhận về một sản phẩm mới mà họ vừa mua sau một thời gian sử dụng.
KOL/KOC kiếm tiền bằng cách nào?
KOC là gì? Kiếm tiền bằng cách nào? Có lẽ đây là thắc mắc của hầu hết các bạn đang hướng đến mục tiêu trở thành KOL/KOC.
KOL & KOC không chỉ kiếm tiền từ nền tảng họ đăng tải nội dung dựa trên view hay lượt xem nữa mà còn rất nhiều cách khác nhau. Điển hình như:
Affiliate marketing (Tiếp thị liên kết)

Hình thức này chỉ đơn giản là bạn sẽ phát triển nội dung hoặc review về một mặt hàng hoặc dịch vụ. Sau đó, bạn gắn link mua hàng do nhãn hàng cung cấp vào bài post, story hoặc video trên kênh social của mình. Khi người dùng click vào đường link bạn chia sẻ để mua hàng, bạn sẽ nhận được hoa hồng từ nhãn hàng. Tỷ lệ hoa hồng bình thường sẽ dao động trong khoảng 5 – 30$/món hàng.
Quảng cáo hiển thị
Hiện tại, hình thức này ở Việt Nam mới chỉ đang phổ biến với những KOL & KOC có kênh Youtube riêng hoặc Blog cá nhân. Và thu nhập sẽ được tính theo 2 cách:
– Cost per click (CPC): chi phí quảng cáo được tính theo lượt người đọc và click vào quảng cáo.
– Cost per mille (CPM): người xem/đọc không cần click vào quảng cáo mà chi phí sẽ được trả mỗi khi quảng cáo đạt 1,000 lượt xem trang blog/website.
Tạo nội dung được tài trợ bởi các thương hiệu
Hình thức này tương đồng với việc review sản phẩm. Các thương hiệu, nhãn hàng sẽ gửi sản phẩm/dịch vụ của họ cho bạn. Bạn trải nghiệm và tạo nội dung trên các kênh social của mình để giới thiệu đến những người dùng khác.
Trở thành đại sứ thương hiệu
Nói một cách đơn giản và dễ hiểu, bạn sẽ trở thành gương mặt đại diện cho thương hiệu để quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ của họ. Để làm công việc này, bạn phải là một KOL/KOC có độ “phủ sóng” rộng rãi và sức ảnh hưởng lớn.
Về bản chất, KOL & KOC có cách kiếm tiền không khác nhau là mấy. Tuy nhiên, với KOL thì các nhãn hàng, thương hiệu sẽ trả tiền để nhận được những review, quảng cáo về sản phẩm/dịch vụ; còn với KOC, họ sẽ chủ động lựa chọn và sử dụng sản phẩm/dịch vụ, sau đó nhận hoa hồng trên số đơn mà họ đã bán được.
Một điểm nữa là KOCs ít khi nhận được chi phí quảng cáo nhưng lại có thể dùng miễn phí sản phẩm/dịch vụ. Các nhãn hàng gửi sản phẩm của mình cho các KOC dùng thử và nhận lại được những bài review. Điều này giúp KOCs không bị phụ thuộc vào nhãn hàng, từ đó lựa chọn được nhiều sản phẩm tốt để chia sẻ đến người dùng khác.
Khi nào thì nên sử dụng KOL và KOC?
KOL được sử dụng cho các chiến dịch khi
– Tăng nhận diện thương hiệu: Với lượng người theo dõi lớn, KOLs có thể giúp thương hiệu của bạn tiếp cận được với một lượng lớn khán giả. Ví dụ, nếu bạn đang mở rộng thị trường và muốn thương hiệu của mình được biết đến rộng rãi, việc hợp tác với một KOL có thể giúp bạn tạo ra sự nhận diện thương hiệu rộng lớn.
– Giới thiệu sản phẩm mới: Với sức ảnh hưởng lớn của KOL thì việc bạn ra mắt sản phẩm mới và kết nối với KOL nổi tiếng có thể giúp bạn giới thiệu sản phẩm tới một lượng lớn khách hàng mục tiêu.
– Tạo dựng uy tín: KOLs có chuyên môn và tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực của họ. Vì vậy, việc hợp tác với họ có thể giúp thương hiệu của bạn tạo dựng uy tín hơn. Chẳng hạn như bạn đang bán sách, việc hợp tác với một KOLs trong lĩnh vực giáo dục có thể giúp thương hiệu của bạn uy tín hơn.
Đối với KOC
– Tăng độ tin cậy: KOCs chia sẻ trải nghiệm cá nhân với sản phẩm và dịch vụ, điều này có thể giúp khách hàng có cái nhìn chân thực về tính năng, lợi ích sản phẩm. Ví dụ, nếu bạn đang bán một loại kem dưỡng da mới, việc một KOCs chia sẻ trải nghiệm thực tế của họ sau khi sử dụng sản phẩm có thể giúp khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn.
– Nhận phản hồi thực tế: Khi chia sẻ về sản phẩm, KOCs thường không chỉ chia sẻ những điều tốt đẹp mà còn chia sẻ những khó khăn hoặc bất lợi mà họ gặp phải. Do đó, KOCs có thể cung cấp phản hồi thực tế về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, giúp nhãn hàng cải thiện hơn.
Các KOC & KOL nổi tiếng tại Việt Nam
Một số gương mặt KOCs nổi bật

– Kiên Review: Kiên Review tên thật là Lê Thành Kiên (SN 1990), hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM là một trong những KOC “đình đám” của Việt Nam. Hiện anh sở hữu 10 triệu follow TikTok, 1.1 triệu follow Facebook và 422 nghìn lượt đăng ký trên Youtube.
– Duy Thẩm: Duy Thẩm tên thật là Ngô Đức Duy (SN 1995), quê ở Vĩnh Phúc. Hiện đang sở hữu kênh Youtube 1.5 triệu lượt đăng ký trên Youtube, 157 nghìn lượt follow Facebook và 3.6 triệu lượt follow TikTok. Duy Thẩm thường tập trung làm những video bình luận, review về các thiết bị công nghệ như: smartphone, laptop, máy tính bảng…
– Tuấn Ngọc đây!: Là một gương mặt “uy tín” của làng KOC, kênh TikTok với 2.4 triệu lượt Follow của Tuấn Ngọc thường tập trung đánh giá các sản phẩm công nghệ thông minh như smartphone, laptop, đồng hồ…
– Đàm Đức: Đàm Minh Đức (SN 1995), quê ở Cao Bằng và hiện đang sinh sống tại Thái Nguyên là một KOC cực kỳ có tâm và được khán giả đặt cho biệt danh “thánh trừ điểm” vì chưa có mặt hàng nào anh chàng này chấm trọn 10 điểm. Kênh TikTok 2.9M Follower của anh chàng có nội dung review… cả thế giới.
– Bếp Trưởng Review: Dù mới lập được gần 2 năm nhưng Bếp Trưởng Review – Kim Hoàng Anh (SN 1992, Hà Nội) cũng là một trong những “gương mặt điển hình” của làng KOC. Bên cạnh review các món ăn tại nhà hàng, kênh TikTok 1.7M Follower của anh còn đánh giá đồ ăn trong siêu thị, các dụng cụ nấu nướng và đôi lúc là các video nấu nướng, chia sẻ công thức.

– Vũ Duy (Call Me Duy): Nhắc đến những KOC có tâm không thể không nhắc đến Vũ Duy – một beauty blogger kiêm reviewer chuyên nghiệp trong mảng làm đẹp. Hiện anh sở hữu một kênh TikTok với 330K Follower và một cộng đồng tiêu dùng mỹ phẩm gần 500 nghìn thành viên. Có thể nói, hiện Vũ Duy là một KOC có tầm ảnh hưởng rất lớn với các bạn GEN Z ở thời điểm hiện tại.
– Ông Giáo Review (Trần Thắng): Các chủ đề mà KOC này review rất đa dạng, từ đồ ăn thức uống đến các chủ đề thường nhật trong cuộc sống. Cũng chính vì vậy mà kênh Youtube của anh thu hút gần 700 nghìn lượt đăng ký, còn TikTok là 1.4M Follower.
Một số KOL nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng ở Việt Nam
– Lĩnh vực ẩm thực: Ninh Tito, Dinology (Dino Vũ – Đặng Anh Vũ), Ăn sập Sài Gòn (Nguyễn Hoàng Long), Woosi…

– Lĩnh vực du lịch: Khoai Lang Thanh (Đinh Võ Hoài Phương), Nhị Đặng, Helly Tống, Hoàng Nam…
– Lĩnh vực thể thao – Fitness: Hana Giang Anh, Trang Lê Fitness, Minh Tú, Quang Đăng, Linh Nguyễn…

– Lĩnh vực đời sống: Giang Ơi, Liêu Hà Trinh, Lê Hà Trúc…
– Lĩnh vực thời trang: Cô em trendy – Khánh Linh , Châu Bùi, Hồ Ngọc Hà, Tóc Tiên, Thanh Hằng, Quỳnh Anh Shyn…
– Lĩnh vực mỹ phẩm – làm đẹp: Chang Makeup , Hannah Olala, Quách Ánh, Chloe Nguyễn, Trinh Phạm…

– Lĩnh vực gia đình: Gia đình Cam Cam, Xoài Fam, Chuyện nhà Đậu…
– Lĩnh vực giải trí: Trấn Thành, Bùi Bích Phương, Sơn Tùng MT-P, Hồ Ngọc Hà, Hòa Minzy…
Làm KOL/KOC ở đâu?
Để biết cách làm KOC, cách làm KOL chuyên nghiệp, trước hết bạn cần phải biết KOL/KOC sẽ làm việc ở đâu?
Các nền tảng Social Media
Điển hình như TikTok, Facebook, Instagram, Youtube… Đây là những kênh có người dùng tìm kiếm và xem review sản phẩm/dịch vụ nhiều nhất hiện nay. Bạn có thể thực hiện sản xuất nội dung trên những nền tảng này. Đồng thời để lại thông tin liên lạc trên Bio để các nhãn hàng/thương hiệu liên hệ khi cần hợp tác.
Shopee
Nhu cầu mua sắm trên Shopee ngày càng cao, chính vì vậy mà Shopee đã kết hợp với một số KOL sở hữu các nền tảng như Facebook, Youtube, Instagram về các lĩnh vực như: Lifestyle, Vlog, Food Review, Beauty tips,… để mang đến trải nghiệm mua sắm chân thật và dễ dàng hơn cho người dùng.
Các hội nhóm
Trên Facebook có rất nhiều hội nhóm review về đồ ăn, mỹ phẩm, đồ gia dụng, decor nhà cửa,…. và nếu các KOL/KOC có thể thực hiện sáng tạo nội dung tại đây.
Tổng kết
Đến đây chắc bạn đã hiểu KOC là gì? KOL là gì? Cũng như Cách làm KOL TikTok rồi đúng không? Hy vọng, bài chia sẻ này của Ngáo Content sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công trên con đường trở thành KOC/KOL triệu view!
Nguồn: Ngáo Content
Có thể bạn quan tâm:
Danh sách 30+ KOL Tiktok Việt Nam hot nhất hiện nay – Cách booking KOL hiệu quả
Influence Marketing Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Influence Marketing Trong Nền Công Nghệ 4.0
Cách lên kịch bản tiktok từ A – Z – 10 mẫu kịch bản tiktok thu hút
TƯ VẤN MARKETING ONLINE:
Dịch vụ viết Content chuẩn SEO
Dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO trọn gói
Dịch vụ thiết kế Landing page chuẩn SEO
Phần mềm marketing online
Khóa học Content Marketing đa kênh
Dịch vụ chăm sóc website, fanpage theo tháng
…
Liên hệ ngay để được tư vấn cụ thể: 0767 5555 98 (Ms. Tâm)