MỤC LỤC
Kế hoạch Marketing là gì? Quy trình xây dựng một kế hoạch Marketing từ A-Z
Một chiến dịch Marketing muốn hoạt động hiệu quả thì cần được xây dựng kế hoạch chi tiết. Bài viết sau đây, Ngáo Content sẽ chia sẻ kiến thức về Kế hoạch Marketing là gì và cách xây dựng một kế hoạch Marketing từ A-Z.
Kế hoạch Marketing là gì?
Kế hoạch Marketing là bản tóm lược chiến lược cũng như tất cả các chương trình được thiết kế nhằm giúp bạn đạt được những mục tiêu đã đề ra. Bản kế hoạch này trình bày những kết quả thu được từ tất cả các phân tích mà bạn thực hiện cũng như các quyết định mà bạn đưa ra khi thực hiện hết toàn bộ quá trình xây dựng chiến lược Marketing. Bản kế hoạch marketing là bản cuối cùng hướng dẫn toàn bộ hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Có thể kế hoạch marketing là kim chỉ nam cho dẫn lối cho doanh nghiệp.
Thời gian lập kế hoạch Marketing hiệu quả
Bạn nên lập kế hoạch Marketing trong khoảng thời gian bao lâu? Việc xác định thời gian lập kế hoạch Marketing giống như việc bạn đang lái xe. Bạn nên có tầm nhìn xa cho chặng đường phía trước, ít nhất là đủ tầm cho thời gian rẻ trái hay phải. Bạn cần xác định cho mình thời gian đủ dài để có thể thay đổi chiến lược của mình.
Theo mình, bạn cần xây dựng một bản kế hoạch marketing cho quãng thời gian lâu hơn khoảng thời gian để thực hiện bất kỳ thay đổi lớn nào trong chiến lược của mình. Ví dụ, nếu bạn mất 3 tháng để xây dựng lại thương hiệu cho doanh nghiệp bạn làm lại, sau một sự cố khách quan. Thì bạn cần lên kế hoạch Marketing cho ít nhất 3 tháng. Bên cạnh đó, khoảng thời gian sẽ phản ánh tầm nhìn của bạn đối với doanh nghiệp.
Mô tả bản kế hoạch Marketing
Một bản kế hoạch Marketing sẽ gồm nhiều phần:
Phần mục tiêu
Phần mục tiêu sẽ gồm nhiều phần nhỏ:
- Thị phần
- Tính sinh lợi
- Dòng tiền
Phần định vị
Phần định vị bao gồm:
- Thành viên DMU mục tiêu
- Đối thủ cạnh tranh mục tiêu
- Ưu thế về lợi ích
- Lợi thế cạnh tranh
Chương trình
Phần chương trình của bản kế hoạch gồm:
- Thiết kế
- Quảng cáo
- Các đặc điểm nhận biết
- Xúc tiến bán
- Bán hàng
- Quan hệ công chúng
- Định giá
- Phân phối
Dự đoán
Bao gồm
- Thị phần
- Tính sinh lợi
- Dòng tiền
Giả định kế hoạch chính
Quy trình lập kế hoạch Marketing
Quy trình lập kế hoạch Marketing bao gồm rất nhiều công việc. Trong đó, điển hình là những phân đoạn tìm kiếm phân đoạn thị trường, xác định định vị sản phẩm và tạo ra thông điệp truyền thông. Thông thường, ở mỗi bước trong quá trình lập kế hoạch marketing luôn có sẵn hơn một phép phân tích kế hoạch. Sau đây là những phân tích kế hoạch cùng những phân tích kế hoạch với quá trình hình thành chiến lược marketing ở mỗi khâu.
- Khách hàng: Giá trị thực, giá trị cảm nhận, định vị, truyền thông.
- Đối thủ cạnh tranh: Khả năng, lợi thế cạnh tranh, đề tài chiến lược.
- Doanh nghiệp: Định hướng Marketing, khả năng, lợi thế cạnh tranh, đề tài chiến lược
- Môi trường: Tình huống
- Xác định: xác định phân đoạn
- Lựa chọn: lựa chọn phân khúc, chiến lược phát triển
- Định vị: Lợi thế cạnh tranh, định vị, chủ đề chiến lược, thuộc tính thương hiệu.
- Thiết kế: Thiết kế, định vị, khoảng sản phẩm
- Quảng cáo: Truyền thông hợp nhất, truyền thông.
- Các đặc điểm nhận biết: Truyền thông hợp nhất, truyền thông.
- Xúc tiến bán hàng: Truyền thông hợp nhất, truyền thông.
- Bán hàng: Truyền thông hợp nhất, truyền thông.
- Quan hệ công chúng
- Định giá: Định giá
- Chiến lược: Chiến lược Marketing, chiến lược phát triển, lợi thế cạnh tranh.
- Dự đoán: Tình huống
Song, để có được một bản kế hoạch marketing thì căn bản trải qua 7 bước sau đây:
Bước 1: Nắm vững thông tin về công việc kinh doanh hiện tại và sản phẩm của công ty
Đây là bước bạn có thể nhìn nhận lại những ưu thế cũng như hạn chế của doanh nghiệp thông qua việc phân tích SWOT doanh nghiệp.
Bước 2: Lựa chọn thị trường mục tiêu
Trong phần này, doanh nghiệp nên liệt kê “tất tần tật” mọi thứ về khách hàng tiềm năng, bao gồm thông tin nhân khẩu học, tuổi tác, giới tính, và sau hơn là hành vi, thói quen mua hàng.
Tại sao họ lại mua hàng của bạn? Sản phẩm của bạn giúp giải quyết vấn đề gì của họ? Họ sử dụng thời gian rảnh rỗi như thế nào? Thông tin họ muốn tìm kiếm thường ở đâu? Tổng hợp lại toàn bộ dữ liệu bạn có được tại phần này để nhận diện chính xác các phương thức và chiến lược marketing cần sử dụng. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu “từ trong ra ngoài” sẽ rất hữu ích để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả nhất.
Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh
Điểm nổi trội hơn so với đối thủ của bạn là gì? Điểm mạnh và điểm yếu của họ so với sản phẩm của bạn? Bằng việc thu thập thông tin chi tiết cả về khách hàng của đối thủ cũng giúp bạn nâng tầm sự khác biệt của mình để chiếm lĩnh thị trường.
Bước 4: Đặt ra các mục tiêu
Doanh nghiệp cần chiếm được thêm bao nhiêu phần trăm thị phần trong năm tới? Có nội dung xác định nào cần phải đạt được hay không? Dựa vào tình hình thực tế và tham vọng mà doanh nghiệp có thể đặt ra các mục tiêu từ tài chính cho tới mở rộng thị trường, từ lợi nhuận thu về cho tới số lượng người biết tới thương hiệu,…
Phần quan trọng nhất là khoanh vùng một số đích đến mà doanh nghiệp cần đạt tới trong năm, dù nó có vẻ khả thi hay không. Cố gắng không đưa các vấn đề như logistic hay quản trị vào bước này để tránh bị phân tâm. Nhiệm vụ chính của bước này là cụ thể hoá các mong muốn, mục đích của doanh nghiệp về sản phẩm trong giai đoạn sắp tới. Đừng để các mục tiêu của bạn trở nên quá xa vời bởi chúng cần trở thành động lực chứ không phải khiến bạn lo ngại.
Bước 5: Phác hoạ kế hoạch marketing
Trong các bước lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới, đây có thể xem là phần khiến bạn phải giành nhiều thời gian và công sức nhất. Dựa vào các mục tiêu đã đề ra ở bước thứ 4, giờ là lúc doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch marketing tổng thể.
Trước khi lập nên hệ thống hoàn chỉnh, doanh nghiệp hoặc người làm marketing nên giải quyết từng mục tiêu bằng cách đưa ra các phương án thực hiện. Điều này cho phép doanh nghiệp nhìn thấy cụ thể các công việc cần thiết đẩy mạnh triển khai. Bước này cũng là cơ hội để người làm marketing xem xét và cân nhắc các mục tiêu đặt ra có khả thi hay không.
Bước 6: Xây dựng ngân sách cho kế hoạch marketing
Một kế hoạch hiệu quả là không lãng phí quá nhiều tiền nhưng tạo ra được thu hút được sự chú ý lớn từ người tiêu dùng. Cần có bảng kê khai chi tiêu dự kiến đầy đủ và rõ ràng để phân bổ ngân sách hợp lý và tránh phát sinh chi phí ngoài ý muốn.
Ngân sách marketing luôn luôn là công việc đau đầu với nhiều nhà quản lý. Doanh nghiệp cần xác định rõ từng khoản chi để đảm bảo ngân sách nằm trong khả năng thực hiện vào thời điểm hiện tại chứ không phải phụ thuộc vào tương lai.
Bước 7: Bắt tay ngay vào thực hiện!
Một kế hoạch Marketing hiệu quả phải có sự đầu tư công sức và chất xám của cả doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực hiện tốt các bước lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới như trên sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian mà hiệu quả mang lại vô cùng lớn.
Như vậy trên đây là toàn bộ chia sẻ giúp bạn hiểu về lập kế hoạch marketing cũng như cách kế hoạch marketing hiệu quả cho sản phẩm mới. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.
>ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC CONTENT MARKETING ĐA KÊNH
Thu Ngann- Tổng hợp và edit