Theo Viện Tiếp thị Nội dung, 80% các người làm tiếp thị B2B nói họ có một kế hoạch về nội dung, nhưng chỉ có một phần ba trong số họ đã viết chép nó xuống giấy. Chỉ có 42% những người này nói rằng họ đang thành công trong việc quảng bá nội dung của mình.
Khá đáng sợ, phải không?
Hướng dẫn chiến lược nội dung này sẽ giúp bạn giải quyết mọi thắc mắc. Ngoài ra, còn có một mẫu chiến lược nội dung miễn phí để bạn tải về.
Bắt đầu ngay nào…
MỤC LỤC
Content Strategy là gì? Tất tần tật kiến thức về Content Strategy A-Z
Trước khi đi vào tìm hiểu khái niệm content strategy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu Content là gì? và Strategy là gì?
Content là gì?
Content – dịch ra tiếng Việt là NỘI DUNG, được tạo ra nhằm mục đích cung cấp những thông tin hữu ích, phù hợp và đáng tin cậy để thu hút, giữ chân và thúc đẩy hành vi của người đọc/người nghe. Content có thể được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, phổ biến nhất là chữ viết, hình ảnh, video…
Strategy là gì?
Strategy là gì? Strategy – dịch ra tiếng Việt là CHIẾN LƯỢC. Hiểu nôm na thì đó là tập hợp các phương cách, biện pháp, cách thức,… để đạt được mục tiêu mà chiến dịch marketing đề ra. Chiến lược khác với chiến thuật, các mục tiêu mà chiến lược hướng tới sẽ đóng vai trò định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp trong một số năm.
Content Strategy là gì?

Vậy Content Strategy là gì? Content Strategy – Chiến lược nội dung là những định hướng, nguyên tắc, khuôn mẫu, cách thức, phương án,… để phát triển nội dung cho mục tiêu tiếp thị. Đó là một kế hoạch tiếp thị nội dung hướng dẫn quá trình tạo, xuất bản, quảng bá và tăng cường nội dung có liên quan và hữu ích. Bạn và đội ngũ nội dung của bạn sẽ có khả năng xác định quy trình, thời gian và bên liên quan. Phối hợp, tạo ra và phân phối nội dung của bạn. Cung cấp nội dung phù hợp cho đúng đối tượng.
Một strategy content tốt sẽ giúp xây dựng được khung sườn vững chắc cho cấu trúc website, tập trung vào những từ khóa tạo nên sự khác biệt (về SEO), xác định được những loại nội dung mà website sẽ bao quát, người viết, văn phong cũng như quy trình đăng bài, đi bài, và trên hết là đảm bảo phù hợp với nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục tiêu trong từng giai đoạn phát triển của website / thương hiệu.
Lợi ích của Content Strategy là gì?
Thời đại 4.0 là thời đại của thông tin và nội dung. Việc thiết lập và thực hiện content strategy sẽ giúp:
- Content của bạn dễ dàng nổi bật giữa đám đông hơn, và từ đó tiếp cận được nhiều khán giả hơn.
- Đồng bộ nội dung, thông điệp với kế hoạch truyền thông
- Thấy được bức tranh tổng thể gắn liền với tầm nhìn của thương hiệu
- Xác định quy trình, nguyên tắc sản xuất nội dung
- Xác định cách thức, công nghệ xử lý và truyền tải thông tin
Cách thực hiện Content Strategy chuẩn
Nếu bạn đã hiểu khái niệm content strategy là gì cũng như những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp, thì sau đây đây sẽ là các bước thực hiện content strategy chuẩn. Hãy theo dõi tiếp nhé!

- Xác định mục tiêu và nội dung chủ đạo của website
Đối với một website, sự thống nhất về nội dung thông tin sẽ chia sẻ đến người đọc/người nghe là rất quan trọng. Chính vì vậy, nội dung cần phải theo sát mục tiêu và chiến lược đã đề ra, đủ tập trung để thu hút đối với khách hàng mục tiêu nhưng cũng không quá hạn hẹp để tránh bị giới hạn chủ đề bài viết. Bên cạnh đó, hãy biết chọn lọc, không nên “tiếc” thông tin, thấy cái gì hay cũng đưa vào bởi sẽ khiến nội dung bị loãng.
- Xác định từ khóa trọng tâm
Từ khóa được chọn nên phù hợp với nội dung chủ đạo nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí độc đáo và khác biệt để tạo ra được ảnh hưởng về thứ hạng trên các kết quả tìm kiếm.
- Xác định các loại nội dung sẽ thực hiện
Đó có thể là những bài viết chia sẻ kiến thức, những câu quote viral thú vị với hình ảnh bắt mắt, hoặc những podcast truyền cảm hứng… Nhưng dù là nội dung gì thì cũng hãy đảm bảo rằng chúng phù hợp với mục tiêu của chiến dịch.
- Xác định vai trò và trách nhiệm của core team
Xây dựng content strategy marketing không phải là việc của 1 hay 2 người mà là của cả một hệ thống. Việc xác định rõ ràng vai trò ai là người chịu trách nhiệm nội dung? ai sẽ phê duyệt? ai viết bài, biên tập, sản xuất? ai đăng bài, đi bài, theo dõi giám sát, điều hướng thảo luận?… Sẽ giúp người quản lý dễ dàng kiểm soát được tình hình hiện tại của chiến dịch đồng thời theo dõi, đánh giá và báo cáo tiến triển của chiến dịch theo một cách chuẩn xác.
- Thống nhất quy trình và nguyên tắc biên tập nội dung
Đây được xem là bước quan trọng trong quy trình thiết kế và xây dựng strategy content. Khi thống nhất những vấn đề như chủ đề nào nên viết – không nên viết, sử dụng văn phong, hình ảnh, thiết kế bài viết như thế nào?… từ lúc phê duyệt đến khi bài sẽ giúp các thành viên trong team dễ dàng nắm bắt, phối hợp và hạn chế bất đồng.
- Xác định kênh phân phối nội dung phù hợp
Sử dụng Google Analytics để đo lường những người truy cập website của bạn đến từ nguồn nào, từ các website khác hay từ social…Từ đó, bạn sẽ lựa chọn được kênh phân phối nội dung phù hợp với khách hàng của mình đến với khách hàng.
- Xác định những tiêu chí đo lường hiệu quả, thành công của nội dung
Bên cạnh lượt xem và doanh số, mức độ quan tâm đến nội dung như tỷ lệ chia sẻ, lan tỏa và mức độ tăng trưởng lượt xem từ những kết quả tìm kiếm tự nhiên (organic search) chính là những tiêu chí đo lường hiệu quả, thành công của nội dung mà bạn cần quan tâm.
Một số chú ý khi làm Content Strategy
Trong quá trình làm content strategy không thể tránh được những sai sót, nhất là với các newbie hay thậm chí là content strategy agency chuyên nghiệp. Một số chú ý sau đây sẽ giúp bạn hạn chế tối đa những sai sót đó:
- Chú trọng đến mục tiêu
Điều quan trọng nhất để tạo ra một seo content strategy chất lượng là gì? Đó chính là nội dung phải phục vụ hiệu quả cho mục tiêu của chiến dịch. Chính vì vậy đừng mải mê theo đuổi diễn tiến của thị trường hay hành động của đối thủ, việc bạn cần làm là hướng theo mục đích phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
- Coi trọng cách phân phối thông tin
Nếu nội dung của bạn không được người đọc/nghe đón nhận thì dù content xuất sắc đến đâu cũng sẽ trở thành thứ vô giá trị. Vì thế, hãy sáng suốt khi lựa chọn kênh phân phối thông tin.
- Đa dạng hóa phương tiện chuyển tải nội dung
Bên cạnh Facebook, Tik Tok, Instagram, đừng quên những kênh như Google+, Twitter, LinkedIn, báo in, diễn đàn trực tuyến,… cũng là những kênh truyền tải nội dung được nhiều người truy cập.
- Đảm bảo 70% nội dung thông tin có tính lâu dài
Cụ thể là tuân theo tỷ lệ 70% nội dung ổn định và 30% nội dung mang tính thời sự. Điều này sẽ giúp content strategy của bạn bài bản, chuyên nghiệp và tập trung theo sát mục tiêu của doanh nghiệp.
Content Strategy Template dành cho bạn




Tổng kết
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Ngáo Content, các bạn đã phần nào hiểu được content strategy là gì? cũng như lợi ích và cách thực hiện Content Strategy chuẩn. Chúc bạn sớm tạo được content strategy marketing bài bản và chuyên nghiệp!
Nguồn: Ngáo Content