Với những ai chuẩn bị bước chân vào ngành marketing thì băn khoăn Client là gì? Agency là gì? Và nên làm việc ở agency hay client là luôn luôn xảy ra. Tuy nhiên ở mỗi môi trường đều có những ưu – nhược điểm riêng. Hãy cùng chúng mình tham khảo bài phân tích dưới đây để bạn có thể tìm nơi phù hợp nhất cho sự phát triển của mình nhé.
Như bài: Digital agency là gì mà trước đó Ngáo Content đã chia sẻ thì trong ngữ cảnh khác nhau, “Client” và “Agency” có những ý nghĩa khác nhau. Dưới đây là sự giải thích cơ bản về cả hai khái niệm:
MỤC LỤC
Client là gì?
Client (Khách hàng) Trong ngữ cảnh kinh doanh và quảng cáo, “Client” đề cập đến cá nhân, tổ chức hoặc công ty sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm của một công ty hoặc tổ chức khác. Khách hàng là người hoặc đơn vị mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc giải pháp từ một công ty hoặc nhà cung cấp.
Trong ngữ cảnh quảng cáo, khách hàng có thể là một doanh nghiệp thuê một công ty quảng cáo để thực hiện chiến dịch quảng cáo hoặc làm việc trực tiếp với một đội ngũ quảng cáo.
Agency là gì?
Agency (Công ty/Đại lý) “Agency” đề cập đến một tổ chức, công ty hoặc đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ, giải pháp hoặc sản phẩm cho khách hàng. Trong ngữ cảnh quảng cáo, “Agency” thường ám chỉ một công ty quảng cáo hoặc đại lý quảng cáo.
Công ty quảng cáo hoạt động để thiết kế, phát triển và thực hiện chiến dịch quảng cáo cho khách hàng của mình. Công ty này có thể chuyên về nhiều lĩnh vực như quảng cáo truyền hình, quảng cáo trực tuyến, quảng cáo xã hội, và nhiều loại dịch vụ khác.

Làm việc ở agency hay client khác nhau ở chỗ, bạn sẽ làm truyền thông/marketing cho sản phẩm của công ty khác hay cho chính sản phẩm của công ty mình. Agency là một môi trường “mở” vì bạn sẽ được làm việc với nhiều khách hàng và các lĩnh vực khác nhau. Nhưng ngược lại, ở client thì bạn sẽ tham gia vào mọi khâu trong chiến lược marketing và được nghiên cứu sâu hơn lĩnh vực của “chỉ riêng công ty mình”.
Đặc thù công việc tại Agency và Client có gì khác nhau?

Công việc tại một “Agency” (công ty/đại lý) và một “Client” (khách hàng) có những đặc thù khác nhau do vai trò và mục tiêu của mỗi bên trong mối quan hệ kinh doanh. Dưới đây là một số khác biệt quan trọng giữa hai vai trò này:
Đặc thù công việc tại Agency là gì?
- Dịch vụ Khách hàng: Công việc chính của một Agency là cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm cho các khách hàng của họ, thường là các doanh nghiệp khác. Các dịch vụ này có thể bao gồm quảng cáo, tiếp thị, thiết kế, phát triển web, và nhiều lĩnh vực khác.
- Chiến Dịch Quảng Cáo: Một Agency thường phụ trách thiết kế, phát triển và thực hiện các chiến dịch quảng cáo cho khách hàng của mình. Công việc này bao gồm việc tạo ra ý tưởng, nội dung, thiết kế và đảm bảo rằng thông điệp của khách hàng được truyền đạt đúng cách.
- Sáng Tạo: Agency thường phải đề xuất các ý tưởng sáng tạo và giải pháp mới mẻ để thu hút sự chú ý của khách hàng và thị trường.
- Quản lý Dự Án: Các Agency thường phải quản lý dự án từ đầu đến cuối, bao gồm lập kế hoạch, phân công công việc, theo dõi tiến độ và báo cáo cho khách hàng.
Đặc thù công việc tại Client là gì?
- Mục Tiêu Kinh Doanh: Mục tiêu chính của khách hàng là sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ từ một Agency để đạt được mục tiêu kinh doanh của họ, chẳng hạn như tăng doanh số bán hàng, tạo thương hiệu mạnh mẽ hoặc tăng cường nhận thức thương hiệu.
- Yêu Cầu Dịch Vụ: Khách hàng đề xuất yêu cầu và yêu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ muốn từ Agency. Họ cung cấp thông tin về mục tiêu, đối tượng mục tiêu và các yếu tố khác cho chiến dịch.
- Phản Hồi và Đánh Giá: Khách hàng thường cung cấp phản hồi và đánh giá về công việc mà Agency đã thực hiện, và dựa trên đó họ có thể yêu cầu sửa đổi hoặc điều chỉnh để đảm bảo rằng mục tiêu được đạt được.
- Chiến Lược Kinh Doanh: Khách hàng xác định chiến lược kinh doanh tổng thể và cách họ muốn thương hiệu của mình được hiển thị trong các chiến dịch quảng cáo.
Dù bạn làm việc agency hay client thì mỗi bên đều có những đặc thù công việc khác nhau. Trước hết, ở client thì bạn sẽ “làm nhiều việc cho một người”. Bạn có cơ hội tham gia vào nhiều quy trình (trừ giai đoạn sản xuất) của công ty mình, như là: test sản phẩm, lên concept truyền thông, kế hoạch quảng bá, thực thi & triển khai kế hoạch…. Như vậy, bạn sẽ học được “nhiều kiến thức” trong thời gian làm việc. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ có một sự hiểu biết sâu sắc nhất định về sản phẩm của công ty mình.
Đi kèm với cơ hội lớn khi làm việc tại client thì cũng có những áp lực nhất định. Như là bạn sẽ phải chịu trách nhiệm với mục tiêu doanh số, hình ảnh thương hiệu… của công ty mình.

Đối với làm việc tại agency, bạn sẽ “làm một việc cho nhiều người”, bạn cần tập trung vào chuyên môn chính của mình. Điểm hay ở agency mà rất nhiều người thích đó là sự tươi mới trong công việc. Vì bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều sản phẩm, ngành hàng, dịch vụ khác nhau. Điều đó giúp chúng ta bớt cảm thấy nhàm chán và giữ cho đầu óc luôn “mở”.
Agency hay client đều cần những người có chuyên môn ngành marketing tốt. Tuy nhiên, trong agency sẽ đánh giá cao những nhân viên/quản lý làm tốt nhất chuyên môn của mình và luôn không ngừng trau dồi kiến thức, sự sáng tạo, đổi mới để đuổi kịp thị trường.
Cơ hội nghề nghiệp ở agency hay client thế nào?

Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều loại hình agency khác nhau và dưới đây là những loại hình phổ biến nhất:
- Media Agency: Chuyên mảng quảng cáo cho các kênh truyền thông báo đài, tạp chí, đài truyền hình… và book các vị trí quảng cáo trên các kênh đó cho khách hàng của mình.
- Branding Agency: Chuyên xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho khách hàng một cách hiệu quả nhất.
- Digital Agency: Chuyên mảng marketing dựa trên công nghệ, kỹ thuật. Ví dụ chạy quảng cáo instagram/facebook/tiktok…
- Event Agency: Chuyên tổ chức sự kiện, truyền thông cho các sự kiện.
- PR Agency: Đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ “quan hệ công chúng”, thường áp dụng với các doanh nghiệp lớn.
- Research Agency: Đơn vị chuyên nghiên cứu hành vi tiêu dùng, khách hàng tiềm năng… nhằm giúp doanh nghiệp vẽ được bức tranh “insight khách hàng” chi tiết và chỉn chu nhất để giảm thiểu rủi ro khi ra quyết định.
- Production House: Là nơi sản xuất ra các video clip, TVC quảng cáo….
Với những loại hình agency kể trên, cơ hội việc làm cho các bạn marketer là cực kỳ hấp dẫn. Dù cho bạn yêu thích viết lách, quay dựng video hay thích nghiên cứu, thích công nghệ đều có thể lựa chọn cho mình một công việc phù hợp. Đặc biệt, nếu bạn không thích làm việc full-time ở công ty thì vẫn có thể cộng tác online với các agency.

Agency hay client? Tiếp theo hãy cùng đến với các vị trí marketing thường thấy trong client nha. Các lĩnh vực, ngành hàng, quy mô doanh nghiệp khác nhau thì bộ máy nhân viên cũng sẽ khác nhau. Hãy cùng tham khảo các vị trí dưới đây:
- Brand Manager: Đây là vị trí hay được gọi vui là nhân viên “tiêu tiền tỷ” ở công ty. Thường là các doanh nghiệp quy mô lớn mới có vị trí này. Brand Manager sẽ chịu trách nhiệm từ A đến Z những vấn đề liên quan đến thương hiệu của công ty mình.
- Media Manager: Đây là bộ phận sẽ làm công tác truyền thông cho sản phẩm/dịch vụ của công ty. Công việc của một media manager là xây dựng bộ phận media thực thi các chiến lược digital, content, PR… hoặc kết nối với các agency nếu cần.
- Trade Marketing Manager: Đây là bộ phận sẽ chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai các kế hoạch để thúc đẩy bán hàng. Bộ phận này cũng sẽ phải chịu trách nhiệm về doanh số bán hàng của công ty.
- Assistant Manager: Vị trí này có thể làm việc với nhiều manager của các bộ phận như là media, digital, trade… đều được. Assistant manager không chỉ là trợ lý mà còn được xem như là “cánh tay phải” đắc lực của các quản lý.
- Executive: Khi kế hoạch được thông qua thì các executive sẽ là những người thực thi, triển khai công việc. Vị trí này có thể làm được nhiều bộ phận trong đội marketing.
Vậy nên làm việc ở agency hay client? Đâu là lựa chọn công việc cho newbie
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu khái niệm Client là gì và Agency là gì rồi, đặc thù công việc và những vị trí việc làm tại cả agency và client qua 3 phần trên. Việc nên làm ở agency hay client nên được bạn cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên sở thích, mục tiêu của mình trong ngành marketing. Sau đó, so sánh với đặc thù công việc của mỗi bên để chọn ra nơi phù hợp với bản thân mình nhất.
Và dù bạn muốn khởi đầu ở bất cứ đâu, hãy trau dồi những tố chất này để “bám trụ” thật lâu trong ngành sáng tạo:
- Kiến thức chuyên môn là điều không thể thiếu nếu bạn muốn có một công việc tốt. Công việc ở agency hay client đều yêu cầu cao sự hiểu biết của bạn với vị trí mà bạn ứng tuyển.
- Công việc yêu cầu kỹ năng mềm vững vàng, sự sáng tạo và đa nhiệm tốt, khả năng thích ứng với công việc nhanh.
- Bạn cũng cần rèn luyện cho mình một tư duy logic, khả năng tự học và nghiên cứu, khả năng quan sát tốt.
Hy vọng dù là ở agency hay client bạn đều thể hiện hết khả năng và không ngừng trau dồi, học hỏi để phát triển. Chúc bạn sớm tìm được công ty như ý muốn nha!
Nguồn: Ngáo Content
Có thể bạn quan tâm:
Bật mí mẫu kế hoạch định vị thương hiệu bài bản bạn không dễ tìm thấy
Tất tần tật công việc tại Agency từ A-Z
Những vị trí & tố chất khi làm việc trong Agency không nên bỏ qua