Thuật ngữ về bài viết PR đã quá phổ biến trong xã hội hiện đại. Vậy khái niệm này có nghĩa là gì? Cùng Ngáo Content tìm hiểu về bài viết PR và các dạng thức của nó nhé!
MỤC LỤC
Khái niệm bài viết PR
Trước hết, để hiểu về khái niệm bài viết PR, chúng ta cần phải nắm rõ định nghĩa của PR.
Vậy PR là gì?
PR là viết tắt của từ tiếng Anh – Public Relations, hay còn được hiểu là quan hệ công chúng. Nói một cách đơn giản PR thể hiện mối quan hệ giữa “người với người”, thực hiện hợp tác và mở rộng quan hệ với các đối tác, khách hàng và cộng đồng, bao gồm các hoạt động quảng bá dưới mọi hình thức, khai trương, tổ chức event, sự kiện…
Theo đó, có thể hiểu bài viết PR là một phần trong hoạt động PR trên báo chí truyền thông, được thể hiện dưới dạng chữ viết nhằm mục đích quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp, thu hút sự quan tâm của công chúng.
Mỗi bài viết PR đều được xây dựng trên nội dung hay, thu hút về sản phẩm, dịch vụ. Câu từ được trau chuốt hoàn mỹ nhưng vẫn đảm bảo được yếu tố hấp dẫn, đánh đúng trọng tâm, đồng thời đưa ra những lợi ích đến với người dùng và tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng. So với một bài viết quảng cáo thông thường, nội dung bài viết PR đều thể hiện chủ yếu bằng câu chữ, sử dụng khá ít hình ảnh.
Bài viết PR sử dụng khá nhiều câu chữ, ít hình ảnh.
Tầm quan trọng của bài viết PR
Bài viết PR có vai trò cực kỳ quan trọng trong các chiến dịch PR – quảng cáo. Hầu hết, các bài viết PR đều dễ dàng lên top trên trang đầu kết quả của công cụ tìm kiếm một cách nhanh hơn. Điều này không chỉ giúp gia tăng độ tin cậy và uy tín mà còn giúp tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn, từ đó gia tăng doanh số bán hàng hiệu quả.
Các bài viết PR sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp xây dựng mạng lưới quảng cáo một cách mạnh mẽ và rộng khắp, vừa gia tăng tên tuổi thương hiệu lại vừa tạo dựng được niềm tin cho khách hàng.
Các dạng cơ bản của bài viết PR
3.1. Dạng bài 1: bài viết advertorial
Dạng bài Advertorial hay còn được biết đến là bài viết quảng cáo. Đây là dạng bài được pha trộn giữa biên tập và quảng cáo với nội dung đi thẳng vào việc cung cấp thông tin, giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bài viết Advertorial thường do các copywriter tại công ty quảng cáo viết và thường để đăng trong các mục quảng cáo.
Cũng chính bởi vậy, với dạng bài này, doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để chạy quảng cáo, kích thích khách hàng. Đây được xem là chiến lược đầu tiên mà các doanh nghiệp nên sử dụng để PR cho sản phẩm và thương hiệu của mình.
3.2. Dạng bài 2: bài viết editorial
Bài viết Editorial là một dạng bài viết PR truyền thống. Bài viết dạng này thường được chính các nhà báo viết nên không chịu bất cứ sự chi phối nào đến từ các doanh nghiệp, công ty. Vì vậy, các bài viết Editorial luôn được đánh giá là khách quan, đáng tin cậy đối với các khách hàng.
Dạng bài viết này luôn mang nội dung hấp dẫn, có câu chuyện cụ thể, đảm bảo yếu tố bất ngờ, lôi cuối và thu hút, đồng thời mang lại nhiều giá trị cho độc giả. Đặc biệt, các bài viết phải phù hợp với chuyên mục mà nhà báo đó muốn đăng tải. Với các bài PR chuyên nghiệp, nhiều khi người đọc không hề nhận thấy “dấu hiệu” của quảng cáo, bài viết có thể được đăng miễn phí trên trang kèm với tên tác giả mà không hề xếp vào mục quảng cáo.
Bài PR được viết chủ yếu dưới 3 dạng.
3.3. Dạng bài 3: bài viết testimonial
Testimonial là bài viết PR dạng phỏng vấn hoặc kiểm chứng. Hiểu một cách đơn giản, dạng bài này giống như một bài viết trải nghiệm. Theo đó, người viết sẽ lấy dẫn chứng dựa vào các số lượng đã được thống kê hoặc tiến hành phỏng vấn các khách hàng đã sử dụng sản phẩm để viết thành bài PR. Tất cả các luận điểm, luận cứ hay dẫn chứng trong bài đều phải đi kèm hình ảnh cụ thể hoặc trích dẫn số liệu chính xác, có nguồn tham khảo để chứng minh,… nhằm thuyết phục sự tin tưởng của khách hàng.
Các bài viết PR này thường được viết dưới 2 dạng chủ yếu là khách quan và chủ quan. Cụ thể:
-
Khách quan: Các bài viết khách quan thường tổng hợp ý kiến của số đông, của các khách hàng đã trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Từ đó đưa ra quan điểm, suy luận và đánh giá về chính sản phẩm, dịch vụ đó. Các bài viết này tạo độ tin cậy tuyệt đối cho người dùng, đồng thời giúp xây dựng lợi thế của doanh nghiệp.
-
Chủ quan: Các bài viết này thường thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, chú trọng quá nhiều vào việc “đánh bóng” tên tuổi của thương hiệu. Các bài PR chủ quan thường mang hơi hướng quảng cáo và phải trả một mức phí phù hợp mới được đăng tải.
Các bài viết PR có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm, dịch vụ hiệu quả. Hy vọng bài viết trên của WeHelp sẽ giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ này. Ngoài ra, để có những bài PR thu hút, hấp dẫn như mong muốn, bạn có thể tham khảo bài viết 10+ tips viết bài PR hiệu quả để có thêm kiến thức hữu ích nhé!
Ngáo Content