Trong một cuộc khảo sát năm 2010, IBM có đã tiến hành khảo sát với 1500 CEO thuộc 33 ngành công nghiệp ở 60 quốc gia) và phát hiện ra rằng: Họ đánh giá sự quan trọng của Sự sáng tạo ngang với tính Kỷ luật, sự Liêm chính, và Tầm nhìn để có thành công.
MỤC LỤC
Sự sáng tạo là gì?
Có rất nhiều định nghĩa về sự sáng tạo, nhưng mình thích cách định nghĩa đơn giản mà rất thú vị của Steve Jobs: “Sáng tạo chỉ là kết nối nhiều thứ lại với nhau. Khi bạn hỏi những người sáng tạo về cách họ thực hiện một việc gì đó, họ sẽ cảm thấy ngượng ngùng một chút vì họ không thực sự làm gì cả.”
“Creativity is about connecting the dots.” – Steve Jobs
Chữ kết nối này ở đây rất hay, nghe thì có vẻ thật dễ dàng đúng không? Nhưng bạn có biết chính tư duy này đã khởi tạo nên những ý tưởng phi thường, kiểu như:
- Bạn ghép một chú chim với một chiếc xe => bạn được máy bay
- Bạn ghép máy tính với ô tô => bạn được ô tô tự lái hay trong đời sống thường nhật
- Bạn ghép bút chì vào cục tẩy => bạn được chiếc bút hai đầu đều hữu dụng
- Và rất nhiều thứ khác…
Nghe thì dễ dàng là thế, nhưng trong một thế giới tràn ngập những ý tưởng. Thường sự nhân bản luôn tồn tại từ những sự sáng tạo đã có trước đó.
Chứ để nghĩ ra một điều hoàn toàn mới, chưa từng có ai làm bao giờ, có thể thực thi hay có khả năng được đón nhận bởi cộng đồng ví dụ như một chiếc Iphone thứ 2 hay là một mạng xã hội tầm cỡ Facebook, sẽ rất rất khó.
Như mình luôn nói, ý tưởng có ở quanh chúng ta, chẳng qua là do bạn chưa tinh ý và chưa tìm hiểu đủ mà thôi.
Vậy làm sao để sáng tạo hơn?
Các bạn trẻ mới vào ngành thì làm – học thế nào cho đúng? Đặc biệt là với các nghề nghiệp liên quan đến ý tưởng và sáng tạo thì nên bắt đầu như thế nào?
1. Luôn luôn nhớ: Hiểu đời – Hiểu người – Hiểu mình.
Bạn hãy dành thời tìm hiểu kỹ càng về ngách vạn muốn dấn thân, càng kỹ càng bạn càng sẽ phát triển.
- Hiểu đời: hiểu thị trường, tập nghiên cứu và tăng tư duy cảm nhận về những sự vật/ sự kiện cung quanh công việc và cuộc sống. Để tăng tư duy làm ciệc trong ngành hãy luôn bắt đầu với 3 nhóm kiến thức mindset – skillset – toolset.
- Hiểu người: Ai sẽ là người truyền cho bạn cảm hứng nhất định trong ngành (liệt kê 3-5 người), đối thủ của bạn là ai? Họ đang làm gì? Chất liệu của họ là gì?…
- Hiểu mình: bạn phải hiểu bản thân cần gì để update đúng cách. Hãy bắt đầu bằng việc quan sát, đánh giá, nhìn nhận, học hỏi với vài người bạn đã liệt kê ở trên thậm chú là bắt chước phong cách của họ.
Để phát triển bạn phải học cách làm mọi thứ ĐÚNG và ĐỦ.
2. Bạn có thể áp dụng quy tắc của sáng tạo: “Nhìn mới mẻ về những điều bạn luôn nghĩ là hiển nhiên.”
Sự sáng tạo không phải lúc nào cũng là một ý tưởng mà chưa từng ai nghĩ đến hay làm đến. Bạn chỉ có thể làm mới – hay tái định nghĩa lại một tư duy/cơ chế hoạt động cũ. Giống như việc các doanh nghiệp đang làm là “thay áo mới” cho sản phẩm hoặc cho nó thêm một “điểm nhấn” vượt trội hơn các sản phẩm trên thị trường.
Với các bạn làm trong ngành content cần có ý tưởng để viết mỗi ngày. Việc này luôn gây áp lực lớn cho phần đông các bạn. Nhiều bạn áp lực và nói với Tâm rằng: “Em thấy những gì em tìm hiểu muốn viết nhưng người khác đã viết hết rồi, nên ngại viết và không có gì mới để em sáng tạo cả”
Lại một tư duy sai lầm đúng không? Sự sáng tạo trong content đôi khi đến từ những điều bạn luôn nghĩ nó hiển nhiên. Đừng nghĩ bạn sẽ phải phát minh ra một cái gì đó thật sự độc quyền thì mới viết được. Hãy sáng tạo từ những cái “hiển nhiên” đó nhưng theo chiều hướng mà bạn muốn thể hiện, quan sát, cảm nhận.
3. Tiến hành action và đi vào chi tiết:
Ý tưởng hay sự sáng tạo đôi khi là những thứ chỉ nảy ra chỉ trong tích tắc. Bạn không để ý là nó sẽ trôi tuột và bạn quên mất nó.
Chỉ cần bạn bắt đầu viết, dù tệ hơn so với kỳ vọng của chính bạn, nhưng chắc chắn tốt hơn việc bạn không viết gì.
Viết ra càng cụ thể càng tốt những điều bạn muốn làm và tiếp tục nghĩ sâu sắc về nó bất cứ lúc nào có thể. Việc này giúp mình mở rộng được chuỗi nội dung viết mỗi ngày.
4. Tính kỷ luật và cam kết:
Sự sáng tạo chỉ có thể thành hiện thực khi bạn chú tâm và cam kết với ý tưởng của mình.
Hãy cho mình một khoảng thời gian mà bạn thấy năng lượng sáng tạo của mình dồi dào nhất, và tạo một không gian đủ yên tĩnh để bắt đầu. Tập trung tìm kiếm, đào sâu và thực hiện mọi ý tưởng.
Nếu bạn thấy mình là người dễ phân tâm có thể dùng cách dừng kết nối mạng để đảm bảo không việc gì có thể làm phiền bạn.
Loại bỏ suy nghĩ sợ viết vì bạn nghĩ sẽ không viết được điều gì đủ hay hay ấn tượng. Quan trọng là bạn có thể viết ra tất cả những gì trong đầu đã là rất tuyệt vời.
Sự cầu toàn lúc này trở thành nhân vật phản diện với bạn.
- Hãy quên đi việc ai đó sẽ nhận xét thế nào về tác phẩm của bạn. Điều bạn cần lúc này là sự rèn luyện và mài giũa liên tục kỹ năng viết của chính mình. Và để làm được điều này thì bạn phải action trước đã.
Nếu bạn không biết một chủ đề nào để viết cả, đó có thể là do bạn “nạp” chưa đủ hoặc quá trình nghiên cứu của bạn chưa sâu. Và không có nghĩa là xung quanh bạn không ai biết hay hiểu về chủ đề đó.
Đôi khi ý tưởng của chúng ta bắt nguồn từ một câu nói bâng quơ của người khác. Tập cách hỏi những người xung quanh để có thêm thông tin cho những điều bạn cần.
Sau quá trình tìm hiểu nghiên cứu nếu cần trải nghiệm, thì bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm rồi viết lại chủ đề đó lần nữa, với góc nhìn từ chính bạn. Và đó là sản phẩm của bạn từ công sức bạn đã luyện tập và tìm tòi khám phá. Thật xứng đáng.
- Đừng lo lắng về việc bạn sẽ phải viết ra cái gì đó thật sự ấn tượng, có một không hai hoặc không muốn đụng hàng người khác.
Bạn rất khó để viết thật sự chính xác tường tận về một quốc gia tuyệt đẹp nào đó bạn chưa thể đặt chân tới hay một trải nghiệm khác với tất cả người thường. Nên đừng nghĩ sâu xa quá.
Hãy học cách quan sát thật sâu sắc những sự vật/ hiện tượng bình dị xung quanh và viết về nó bằng tất cả sự rung cảm mà bạn có. Như thế những gì bạn viết đã đủ tuyệt vời rồi.
Bạn thấy đấy, viết lách hay sáng tạo chính là một hành trình giản đơn như thế. Bạn hãy nạp đủ nhiều và để những kiến thức ấy thấm vào tận trái tim mình và viết bằng tất cả cảm nhận của bạn.
Rồi câu chữ cũng tự động tuông ra như thác hay chính những sự sáng tạo trong công việc hoặc sản phẩm của bạn cũng vậy thôi.
Và chẳng có giới hạn nào cho sự sáng tạo.
Mong bài viết tiếp thêm nguồn năng lượng để bạn tiếp tục phấn đấu trong ngành. Chúc bạn sẽ có những ý tưởng thật sáng tạo trong những thứ hiển nhiên xung quanh mình.
Action ngay nhé, đừng đọc rồi bỏ qua, quên đấy.
Trần Hoàng Ngọc Tâm
Founder Ngáo Content
Có thể bạn quan tâm:
40 Ý tưởng Tiếp thị Nội dung Sáng tạo 2021 Tham khảo ngay để viết Content hiệu quả
Cách sáng tạo ý tưởng liên tục dành cho người làm sáng tạo
Khóa học content: Bí quyết triển khai & sáng tạo content đa kênh