Mặc Kệ Thiên Hạ – Sống Như Người Nhật- Hãy Sống Là Chính Mình.
Bạn đang cảm thấy thực sự hạnh phúc với những gì mình đang sống chứ?
Tôi,
bạn, chúng ta đều đang đối mặt và băng khoăn với những khó khăn vấp phải trong cuộc sống. Mỗi ngày chúng ta vẫn loay hoay không biết làm cách nào để thoát khỏi những lời gièm pha, những lời nói của mọi người đối với mình và những suy nghĩ tiêu cực về sự kém cỏi của bản thân. Cảm giác bất lực luôn xoay quanh bạn, khiến chúng ta sống một cách vô ích…
Dừng lại tại đây nào…
Nếu bạn tìm thấy hình ảnh của mình trong những câu nói trên thì hãy đọc tiếp.
Đó là tôi trước khi đọc cuốn sách Mặc kệ thiên hạ – Sống như người Nhật. Trước khi đọc cuốn sách này, tôi là một con người hướng nội, thích suy nghĩ và luôn muốn mọi người ban phát cho mình sự động viên, rất khó chịu nếu bị người khác chê trách về sự kém cỏi của bản thân. Thật sự ngu ngốc khi bản thân đã sống theo lối sống luôn muốn nghe những lời động viên êm tai nhẹ nhàng người khác. Tôi đã từng thực sự phụ thuộc vào nó rất nhiều, phụ thuộc đến nỗi khi thiếu những lời động viên an ủi ấy thì mình hoàn toàn sụp đổ. Cuốn sách “Mặc kệ thiên hạ sống như người Nhật của Mari Tamagawa xuất hiện và đã đưa tôi thoát khỏi lối sống của người khác. Cuốn sách giúp tôi nhận ra, mọi cảm xúc, hành động, suy nghĩ cũng như lựa chọn đều xuất phát từ bản thân mình và do mình làm chủ. Còn những sự tác động tiêu cực bên ngoài chỉ là yếu tố khách quan, hoàn toàn có thể loại bỏ được. Tôi thực sự may mắn khi đọc được cuốn sách này, giúp tôi có thể sửa chữa sai lầm khi còn có thể.
Tôi đã tìm thấy đam mê, sở thích, con đường riêng của mình. Cho dù con đường đi có nhiều sóng gió, khác biệt, cơ hội luôn đi kèm với những sự đánh đổi nhưng thật sự tôi đã không còn lo sợ như trước. Tôi can đảm bước qua những lời xì xầm của dư luận để sống với giấc mơ đời mình. Cuốn sách như kim chỉ nam cho những ai đang cảm thấy bế tắc, khủng hoảng đang muốn thoát ra khỏi vùng an toàn của bản thân, vươn lên khẳng định mình.
Lời tựa cuốn sách
Nếu bạn định than thở “Mình mệt quá” hay “Mình cảm thấy bị tổn thương” rồi chờ mong ai đó xoa dịu thì đừng nên làm như vậy. Tại sao ư? Bởi điều đó không những không thể giúp bạn giải quyết nỗi khổ của bản thân mà còn cứa sâu vào vết thương của bạn.
Quan điểm của người khác sẽ chỉ mang tới cho bạn sự băn khoăn, phiền muộn và ngày càng dồn ép bạn…
Quan điểm của bản thân sẽ giúp bạn tự tin, thoải mái hơn và cỗ vũ bạn bước tiếp
Mặc kệ thiên hạ- Sống như người Nhật là quyển sách của Mari Tamagawa- chuyên gia tâm lý học người Nhật. Người Nhật trong mắt tôi là những con người của công việc, họ biết phấn đấu, tinh thần cầu tiến cao. Họ sẵn sàng vượt qua những khó khăn về tài nguyên để dùng trí tuệ của mình tự tạo cuộc sống cho riêng mìn, khiến ai ai cũng nể phục. Mari Tamagawa, đứa con của xứ sở Phù tang cũng là một chiến binh dũng cảm trong chính cuộc sống của mình. Trước khi trở thành chuyên gia tâm lý và đạt được những thành công như hiện tại, cô đã có một tuổi thơ đầy biến động. Sinh trưởng trong một gia đình có cha là kẻ nghiện rượu, bạo hành vợ con, mẹ tự sát khi không tìm ra lối thoát cho chính cuộc đời mình. Bản thân đã từng đối mặt với căn bệnh trầm cảm nặng nề và hứng chịu nhiều lời từ dư luận, cô đã rất mạnh mẽ để vượt qua và trở thành một chuyên gia tâm lí với ước mong giúp đỡ cho những người gặp hoàn cảnh như mình. Thế nên khi đọc sách, điều đầu tiên đọc giả cảm nhận được đó chính là tình yêu và sự thấu hiểu chân thành.
Nội dung
Cuốn sách gồm phần và nhiều chương nhỏ trong mỗi phần.
Phần 1: Tìm kiếm sự xoa dịu, chỉ khiến bạn càng thêm tổn thương.
Nỗi buồn của tất cả mọi người thường bắt nguồn từ một người khác
“Bạn mệt lả rồi đúng không? Để chúng tôi giúp bạn thư giãn”
Tác giả từng nói:
Có những người tự nhiên cảm thấy khó chịu mà không biết nguyên nhân tại sao, cũng có những người chìm trong đau khổ vì cuộc sống không như mong muốn. Tuy mức độ mỗi người khác nhau nhưng nỗi phiền muộn của họ lại gần như tương đồng.
Mỗi người đều gặp rắc rối trong những mối quan hệ xã hội, hay có thể nói, mối quan hệ giữa bản thân và “một người khác”. Người này có thể là đồng nghiệp, cấp trên, người yêu hoặc bạn đời, thậm chí là cha mẹ hay người đã khuất.”Hầu hết những vấn đề mọi người bị bận tâm đều bắt nguồn từ một người khác.
Những người tìm đến tôi đều bị quấn bởi nỗi lo âu và muốn nhanh chóng được giải thoát những đau đớn khổ sở ấy. Tuy nhiên càng muốn được xoa dịu thì họ lại càng bị xoáy sâu hơn vào nỗi đau khổ.
Nếu muốn thay đổi tâm trạng và thư giãn thì điều này hoàn toàn tốt, nhưng nếu muốn giải quyết rắc rối hay thoát khói đau khổ thì đây không phải phải phương án tối ưu. Tôi không khuyến khích bạn lựa chọn phương án này.
Càng muốn được an ủi thì bạn càng không đạt được điều đó”.
Sau khi tôi đọc xong cuốn sách này, tôi thấy việc tìm đến người khác để than vãn thực sự không cần thiết. Cách tôi chọn là tự bản thân tìm đến những điều tích cực, giống như việc tìm đến cuốn sách này sẽ giúp mình có thể thoát khỏi những tâm trạng tiêu cực. Hơn hết tôi hiểu rằng người khác- trừ những bạn thực sự thân cũng không hề thích nghe những tâm sự tiêu cực từ mình.
Phần 2: Vượt qua cảm giác bất lực
Đọc thử:
Những người có tâm hồn nhạy cảm dễ bị tổn thương hay những người quá ngây thơ từng bị gọi là “NAIIBU”. Tuy nhiên từ ” NAIIBU” này trên thực tế là wasei-Eigo và không thông dụng đối với người bản xứ tiếng Anh.
*Naiibu: ngây thơ, khờ khạo.
*wasei-Eigo: từ tiếng Nhật có vẻ giống Mượn từ tiếng Anh nhưng thực ra không phải.
Môn thể thao đem như bóng chày được gọi là “NAITAA”, đàn ông làm việc trong công ty tức nhân viên văn phòng là “Sarariiman” (Người làm công an lương” hoặc hành động chép phao trong giờ kiểm tra là “Canningu” mang ý nghĩa ” khôn vặt” và ” xảo trá” (trong tiếng Anh sử dụng từ cheating) đó là những cách điều tra do người Nhật tự sáng tạo ra để sử dụng. Chúng không phải từ vựng cũng như không được dùng ở bất cứ quốc gia âu-mỹ nào.
Trong tiếng Nhật, từ gần nghĩa nhất với “NAIIBU” có nghĩa là “SENSHITIBU” (Nhạy cảm).
Những người nhạy cảm dễ lo và buồn buồn bã Không có gì lạ khi họ tìm đến bác sĩ tâm lý hoặc chuyên viên tư vấn tâm lý. Tuy nhiên bạn có muốn đi thăm khám sẽ càng kiến mình căng thẳng, đặc biệt khi mà bạn vẫn sống theo quan điểm của người khác.
Thứ nhất, bản thân bạn tự áp đặt nhận thức rằng:” không ổn, mình bị bệnh rồi’’. Việc” chỉ gặp chuyện buồn” và” Ốm đến mức phải đi viện” hiển nhiên mang lại hai cảm giác khác biệt. Bạn đã tự gieo điều đó vào nhận thức của mình, hơn nữa số tiền viện phí bạn phải chi trả cũng không nhỏ chút nào.
Nếu những người xung quanh biết chuyện bạn phải vào bệnh viện và chẳng may họ lại có thành kiến thì cuộc sống sau này có thể sẽ vất vả hơn bạn nghĩ.
Một số người cho rằng người xung quanh sẽ mang thành kiến với mình nhưng nhiều khi đó chỉ là suy nghĩ của họ mà thôi. Đối với những ai chịu nhiều ảnh hưởng từ quan điểm của người khác, họ sẽ mang trong mình một gánh nặng lớn.Trên thực tế tôi đã nghe nhiều chuyện về những nạn nhân chịu nhiều điều tiếng bởi họ từng nhập viện.”
Vậy nên theo tôi chúng ta nên bớt suy nghĩ về người khác. Đó là cách tốt nhất giúp bạn giảm bớt gánh nặng cho bản thân. Hãy nhớ rằng: “ Người khác không nghĩ nhiều về bạn như cách bạn đang suy nghĩ về họ đâu”.
Phần 3: Gỡ bỏ những điều người khác áp đặt. Đây chính là ý nghĩa trọng tâm trong cuốn sách
Bạn đã bao giờ biết đến những câu nói này chưa?
Thánh thần,
Xin người hãy cho con can đảm để thay đổi những điều có thể thay đổi được.
Xin người hãy cho con thanh thản.
Để chấp nhận những điều không thể đổi thay
Và,
Xin người hãy cho con khôn ngoan để phân biệt được điều nào có thể thay đổi và điều nào không thể thay đổi.
Reinhold Neibuhr (Hideo Ooki dịch)
Đây là lời cầu nguyện đã được nhà thần học, nhà Luân lý học người Mỹ Reinhold Neibuhr phát biểu trong bài thuyết giáo ở một nhà thờ nhỏ tại ngôi làng trong dãy núi phía Tây bang Massachusetts vào mùa hè năm 1943. Vì thế, nó được đặt tiêu đề là “Lời cầu nguyện của Niebuhr”.
Câu nói “Xin người hãy cho con thanh thản, để chấp nhận những điều không thể đổi thay” trong lời cầu nguyện của Niebuhr, nhằm giải thích tầm quan trọng của việc từ bỏ.
Có lẽ nhiều người vẫn cho rằng “từ bỏ” mang ý nghĩa tiêu cực nhưng việc phân biệt giữa điều có thể thay đổi và điều không thể đổi thay, và việc cần chấp nhận những điều không thể đổi thay lại là cách nghĩ tích cực.
Thay vì suy nghĩ nhiều và lo lắng về những điều không thể thay đổi, bạn sẽ thấy thoải mái và có ý nghĩa hơn nếu biết từ bỏ và chấp nhận điều không thể thay đổi. Để rồi, bạn tập trung vào những điều bản thân có thể thay đổi.
Tuy nhiên, trong thực tế, chấp nhận những điều không thể thay đổi là việc vô cùng khó khăn. Bởi vậy, việc hiện trên hóa ý nghĩa “Mình phải trở thành một cái tôi khác với tôi của hiện tại. Thế nên mình sẽ thay đổi!”, lại càng khó khăn hơn nữa.
Nhưng tôi muốn nói điều này, với chính những ai đang cố gắng thay đổi và những ai đang nỗ lực để tiến gần tới lý tưởng của mình.
Bạn hãy chấp nhận toàn bộ con người mình: mặt tốt, mặt xấu, mặt đáng thất vọng.. tất cả. Nếu bạn không thể chấp nhận toàn bộ con người mình, bao gồm cả những điều không hay, thì bạn sẽ không thể tiến lên được. Xin hãy chấp nhận bản thân mình, một cách trọn vẹn.
Những người khác sẽ gắn rất nhiều nhắn dán lên người bạn. Ví dụ như: một người ưu tú, một kẻ vô dụng, người hiền lành, người cẩu thả, hay vì bạn là đàn ông, phụ nữ, anh trai, cha mẹ,..
Họ đánh giá bạn bằng mọi thuộc tính, cấp bậc hay bản chất, phân loại chúng ta rồi dán vào những cái nhãn. Và chúng ta thường có khuynh hướng chấp nhận những cái nhãn do người khác dán lên mình.
“Vì tôi là người kiên định nên tôi phải thật vững vàng”.
“Tôi phải sống sao cho ra dáng đàn ông”.
“Vì làm cha/mẹ rồi nên tôi phải có phong thái của người làm cha/mẹ”.
Cứ như vậy, bạn để yên cho người khác dán nhãn lên bản thân mình, rồi tự tay siết chặt nút thắt lại.
Những nhãn ấy thật có thật sự nói lên con người bạn?
Những nhãn dán người khác dùng để đánh giá bạn có thể “quá” hơn rất nhiều so với bạn nghĩ.
Phần 4: Sống giấc mơ đời mình
Dù bạn đã đọc hay chưa đọc cuốn sách này thì tôi khuyên bạn nên sống với ước mơ của chính mình, đừng mãi sống cho người khác. Cuộc sống là của bạn, hãy sống theo cách bạn muốn. Bởi đặc quyền của tuổi trẻ là được phép sai…
Lời khuyên
Hãy leo lên con thuyền của chính bạn, mặc kệ cuộc đời đưa đẩy. Chuyến thuyền này sẽ dừng lại khi bạn tìm thấy được chính mình.
T h u N g a n n