Trong hành trình từ nhân viên đến leader và chuyển sang quản lý dự án, mình đã có cơ hội được tiếp xúc và làm việc với cá nhân và đội nhóm. Càng phát triển và tiếp xúc với nhiều người thì bản thân nhận ra càng nhiều điều hay ho và có nhiều điểm mù về thái độ cần cải thiện để thành công hơn nữa. Vì thế khi tham gia học về những triết lý quản lý đội nhóm từ John Maxwell mình đã học dược rất nhiều điều hay để update và phát triển. Bài viết này trích ra một phần trong khóa học mình cảm thấy tâm đắc và chia sẻ nó đến mọi người.
Bài học đúc kết
2 bài học lớn nhất mình đúc kết từ khóa học:
Vượt qua đau đớn khi nhìn thẳng vào nhân sự và hiểu về chính mình.
Cảm được vì sao mình phải phát triển bản thân 100% vì người khác chứ không đơn thuần là cho chính mình.
1/ Thái độ ảnh hưởng lớn đến thành công của bạn
review-khoa-hoc-leadership
Mọi thứ đều luôn bắt đầu từ chính bạn
John Maxwell từng nói: “Thành công thì phụ thuộc chỉ 15% vào kỹ năng của bạn và đến 85% là nhân cách của bạn. Trong đó Thái độ được tích lũy của bạn sẽ hình thành nên nhân cách.”
Thái độ chính là thứ kỹ năng cần chui rèn chứ không đơn thuần là một công tắc nhận thức có khả năng tay đổi dễ dàng được.
Thái độ của nhà lãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của những người trong đội nhóm. Nếu tâm trạng của bạn bị chua chát, tâm trạng của bạn thật khắc nghiệt thì bạn có thể mong đợi gì từ những người làm việc cùng nhỉ?
Đừng coi thường việc phát triển thái độ. Mình biết là bạn chẳng thích ai đó dò xét hay răng dạy bạn về thái độ của bạn mà bạn chỉ muốn biết cách làm sao để người trong đội nhóm của bạn đoàn kết, hiệu suất. Nhưng nếu ngày nào mà bạn vẫn chưa coi trọng thái độ của chính bản thân mình thì bạn sẽ tiếp tục đi tìm câu trả lời cho những điều trên mà chẳng bao giờ tìm thấy chúng.
“Mọi thứ đều luôn bắt đầu từ chính bạn”
Cách kiểm tra thái độ của bản thân mỗi ngày
➤ ➤ Kiểm tra thái độ của bạn mỗi ngày bằng cách tự hỏi chính mình về: cảm xúc, hành động, ấm điệu, giọng nói, phản ứng từ những người xung quanh,…
– Khi bạn thức dậy vào buổi sáng thì bạn cảm thấy như thế nào?
– Khi bạn đến noi làm việc thì bạn cảm thấy như thế nào?
– Khi bạn chào hỏi các thành viên trong nhóm thì cách nói của bạn như thế nào?
– Khi bạn tiến hành một cuộc họp thì phong cách và cách nói chuyện của bạn như thế nào?
– Mọi người bị ảnh hưởng bởi âm điệu giọng nói của bạn như thế nào?
– Làm thế nào để cảm xúc và biểu hiện của bạn sẽ ảnh hưởng đến thái độ của những người trong nhóm?
– Thái độ và âm giọng của bạn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất chung của họ?
2/ Điểm mù của thái độ
Góc bản năng
Góc bản năng là những điểm mù cả mình và mọi người đều biết
Cách fix: Đây thường là những bản tính cố hữu, khó thay đổi trong chúng ta.
Tính cách là tất cả những gì một người suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Đó cũng có thể là thói quen, đôi khi là một thói quen kì quặc hay cách mà bạn phản ứng lại với các tác động đến từ thế giới xung quanh. Trong mỗi chúng ta đều có những điểm mù về bản năng và cần cải thiện. Bạn thường có thói quen tiêu cực hay lề mề khó ra quyết định trong công việc, điều này bạn biết và những người xung quanh cũng biết và cần cải thiện. Hoặc như việc đàn ông không kiêm được nhiều việc cùng lúc còn phụ nữ thì đa nhiệm và làm cung lúc được nhiều việc hơn. Tuy nhiên, vì con người là không hoàn hảo nên một số ít trong phạm vi này vẫn có thể chấp nhận được nếu nó không ảnh hưởng tới người khác.
Góc cố vấn
Góc cố vấn là những điểm mù ai cùng biết nhưng mình không biết.
Cách fix: Nhờ sự góp ý, giúp đỡ từ các chuyên gia, đồng nghiệp, gia đình, bạn bè,…
Vừa nghe thấy thôi cũng thấy sợ vì nếu bạn nghe những sự thật về bản thân. Nhưng đây là điểm mù rất cần được cải thiện để bạn phát triển tốt hơn.
Trong chúng ta luôn có hai phần: ý thức và vô thức. Hai phần này như một tảng băng trôi trên đại dương với phần ý thức là phần nổi nhỏ và phần vô thức lớn hơn nhiều là phần chìm. Điểm mù ở góc cô vấn được hình thành từ những kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm kể cả cảm xúc của cá nhân khi đối diện với các vấn đề trong cuộc sống dần trở thành thói quen hay định kiến trong vô thức.
Ví dụ 1: Bất kể cuộc trò chuyện bắt đầu thế nào, bạn cũng chỉ nói về chủ đề yêu thích của bạn/ khi họp ới nhân viên bạn chỉ chăm chăm đến kế hoạch của leader và nói thao thao bất tuyệt không để ý gì đến cảm xúc của người nghe. Đến khi có một góp ý bạn mới nhận ra được rằng mình đã như vậy.
Ví dụ 2: Sáng sớm mình đi làm, sau một thời gian thử nghiệm đi ngang đường Quang Trung ít kẹt xe nhất và mình đã thử nghiệm khá nhiều lần. Dần dần mình tự động lái xe đi làm trên đường Quang Trung mà bạn hoàn toàn không có một nhận thức gì về việc đó.
Ví dụ 3: Nhân viên mới chuyển qua phòng ban và gặp sếp của mình, thấy sếp nhuộm tóc bạch kim, bạn ấy nghĩ người này chắc thuộc thành phần vớ vẩn, không ra gì. Và trong một thời gian làm việc bạn ấy quan sát những điểm tiêu cực của sếp để chứng minh suy nghĩ của mình là đúng mà không chịu nhìn nhận những khía cạnh tốt đẹp hơn từ ông sếp này. Với các mối quan hệ, chúng ta có xu hướng chơi với những người có cùng tư duy quan điểm. Với một tổ chức thì điều này là một nguy cơ rất lớn.
Nhưng thói quen vô thức này phần lớn ảnh hưởng đến thái độ và sự đánh giá của người khác đến chúng ra vì vậy điểm mù này cần bạn đủ KHIÊN TỐN để lắng nghe và thay đổi từ những góp ý từ những người xung quanh.
Góc thầm kín
Góc thầm kín là những điểm mù mình biết những mọi người không biết.
Cách fix: Cải thiện khi thay đổi thái độ và triết lý sống. Không ai giúp bạn được nếu bạn không thay đổi.
Góc khuất là những cảm xúc, suy nghĩ, thiên vị, khao khát,…. kể cả những sự kiện xảy ra với bạn trong quá khứ mà bạn muốn giấu kín không cho ai biết. Bạn sợ nếu người ngoài biết có thể sẽ có những đánh giá không đúng về bạn hoặc sẽ chối bỏ bạn,… Nếu góc khuất lớn sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng những mối quan hệ thân thiết trong cuộc sống. Tuy thế nó không nguy hại đến phát triển sự nghiệp bằng góc cố vấn nếu không nhận ra vì ít nhất bạn ý thức được những gì trong góc thầm kín .
Góc học tập
Góc học tập là những điểm mù không ai biết, đa phàn ai cũng có.
Cách fix: Cần tiếp tục nỗ lực phát triển bản thân để tìm và khắc phục những điểm mù này
Đây có thể là góc tiềm năng mà bạn chưa khám phá. Càng tiếp tục phát triển bản thân bạn sẽ phát hiện thêm nhiều điểm mù cần được cải thiện. Chúng ta ai cũng muốn có thể sống thật với con người của mình và quan hệ với mọi người xung quanh được thân thiết hơn. Muốn vậy chúng ta cần hướng đến việc mở rộng góc học tập và ngày càng làm nhỏ đi 3 góc còn lại.
Trong đó GÓC CỐ VẤN & GÓC HỌC TẬP là 2 góc mà bạn phải KHIÊN TỐN & KHAO KHÁT tìm ra để hoàn thiện bản thân. Đặc biệt là góc cố vấn.
20 thói quen về điểm mù thái độ phổ biến nhất
review-khoa-hoc-leadership
(20 thói quen về điểm mù thái độ từ vai trò là 1 leader đã tạo ra “nắp chặn của nhà lãnh đạo” – Từ Marshall Goldsmith)
1. Háo thắng
2. Can thiệp quá nhiều
3. Hay đánh giá
4. Phê bình không có tính xây dựng
5. Nói không, nhưng, tuy nhiên
6. Cho cả thế giới biết bạn thông minh đến nhường nào
7. Nổi nóng
8. Suy nghĩ tiêu cực
9. Che giấu thông tin
10. Không biết công nhận
11. Tranh công
12. Hay bào chữa
13. Bám víu vào quá khứ
14. Thiên vị
15. Từ chối xin lỗi
16. Không biết lắng nghe
17. Không biết nói cảm ơn
18. Phạt người báo tin xấu
19. Đỗ lỗi
20. Cái tôi thái quá
Đọc đi đọc lại 20 điểm mù thái độ phổ biến này để xem điều gì sẽ lóe lên và chạm vào bạn đầu tiên thì hay ghi xuống và tìm cách nhắc nhớ bản thân bằng cách riêng của bạn. Hoặc xa hơn bạn có thể đọc kỹ cuốn sách “Thành công hôm nay chưa chắc thành đạt ngày mai” của Marshall Goldsmith, một trong những tựa sách đào sâu về trọng tâm là các top CEO lấy họ làm trọng tố với những ví dụ rất đổi đời thường để có thể chạm cò bất kỳ ai coi việc phát triển thái độ là việc nghiêm túc và sống còn.
Cả khi học khóa học hay đọc sách và cả kinh nghiệm của chúng ta thì cũng nhận ra rắc rối lớn nhất mà các leader gặp phải không phải là CHUYÊN MÔN mà đó chính là về THÁI ĐỘ và những thói quen không tốt trong việc tương tác với những người khác. Nếu bạn không training cho người của bạn về THÁI ĐỘ thì họ sẽ không bao giờ đạt được những MỨC ĐỘ TINH THẦN mà bạn đang kỳ vọng cho dù tài năng của họ có đến đâu đi nữa. học tới điều này, mình những ra những bài viết chia sẻ về cách sống, cách trau dồi các kỹ năng và thái độ sống của sếp Lâm trong quá khứ thật sự có giá trị.
Lời khuyên
Chìa khóa để hành động là trước khi muốn cải thiện hay bắt đầu một công việc hay một vị trí nào đó hay bổ sung thêm về những yếu tố cần thiết về thái độ vào trong đó.
Hãy luôn học hỏi – Hãy luôn Đúc kết.
Cảm ơn khóa học ý nghĩa.
Trần Hoàng Ngọc Tâm – Cofounder SimplePage Việt Nam
Khóa học Content Marketing tháng 6/2020 - Triển khai và Sáng tạo content đa kênh 🕐 7 GIỜ TÌM HIỂU VỀ CONTENT MARKETING --------------- 💁♀️ Bạn có đủ “siêng năng” để bỏ ra 7 giờ để tìm hiểu con đường sự...
Marketing Online trở thành lĩnh vực được nhiều người quan tâm. Những kiến thức, kĩ năng liên quan đến lĩnh vực này trở thành đề tài tìm kiếm, học tập, và được ứng dụng rất nhiều trong thực tế...
Viết content là công việc cốt lõi của SEO mà những ai làm SEO đều phải biết. Nhưng viết hay và được nhiều người tìm đọc thì cần cả 1 quá trình đào tạo cũng như kinh nghiệm. Nếu...
Viết content là công việc cốt lõi của SEO mà những ai làm SEO đều phải biết. Nhưng viết hay và được nhiều người tìm đọc thì cần cả 1 quá trình đào tạo cũng như kinh nghiệm. Nếu...
Welcome to Ngáo Content!
Content Manager của ATPSoftware - Với kinh nghiệm thực chiến làm việc với nhiều dự án khác nhau của công ty, hiện cũng là Founder của Ngáo Content và kiêm vị trí Account Manager của VOZForums. Yêu thích viết lách, nghiên cứu & phát triển nội dung chất lượng, làm Ebook/ Infographic mang đến giá trị cho người dùng.
-------
Mọi thông tin hợp tác xin liên hệ:
0767.5555.98 (Ms. Tâm)