Người viết lách có thể học được gì từ những người làm vườn về cách thu hoạch những ý tưởng tốt nhất?
Trang Trại Ý Tưởng
Một trang trại ý tưởng chứa hàng trăm ý tưởng bài viết. Hầu hết ban đầu chúng đều thô sơ và như một viên ngọc chưa được mài giũa. Nhưng bằng cách thu thập và phát triển chúng đúng cách, chúng ta có thể tạo ra những ý tưởng mới mẻ cho bài viết của mình.
Và trong bài viết này, mình hình tượng hóa khái niệm “nông trại ý tưởng”: các ý tưởng được coi như các hạt giống. Chúng cũng được trồng, nuôi dưỡng và cho phép thụ phấn chéo để sản sinh ra nhiều hạt giống ý tưởng khác trong suốt hành trình viết của bạn.
Tâm đã áp dụng trang trại ý tưởng của bản thân cho việc xây dựng blog ngaocontent.com (đã viết hơn 400 bài viết) và các website dự án khác của công ty như Atpsoftware (đã viết hơn 1000 bài viết), SimplePage.vn (Triển khai cho nhân sự hơn 100 bài viết), List .vn (viết hơn 600 bài viết),… Và còn rất nhiều website khác trong hệ sinh thái của công ty mà Tâm đã viết. Tại thời điểm viết bài, mình có hàng trăm ý tưởng, hầu hết trong số đó sẽ không mang lại nhiều giá trị về mặt chuyển đổi ban đầu. Nhưng những ý tưởng bài viết này không hề lãng phí: chúng là môi trường hoàn hảo cho những ý tưởng tốt hơn phát triển về sau và phục vụ cho nhiều mục đích chuyển đổi sau đó.
1. Thu thập hạt giống của những ý tưởng tốt
Một trang trại ý tưởng hoạt động bằng cách thu thập càng nhiều nguyên liệu thô như case study, trích dẫn, dữ liệu, quan sát, câu hỏi,… Bạn thu thập càng nhiều bạn sẽ triển khai càng tốt và “trồng” nó ở một nơi thật tốt nữa là hoàn hảo.
Nơi để “trồng” hạt giống đó có thể là bất cứ thứ gì: Blog, Google Doc, ghi chú trên điện thoại của bạn, Word, Social, Diễn đàn,…
Nguyên liệu thô này ban đầu không cần phải thật hoàn hảo. Trên thực tế, những ý tưởng thô ban đầu của bạn tuy xấu xí và mới hình thành nhưng nó sẽ tạo tiền đề để bạn mài giũa và cải thiện ý tưởng khác trong tương lai. Bạn hãy hào phóng với các ý tưởng, đừng “tiết kiệm” nhưng cơ hội để lắng nghe và tìm hiểu thêm nhưng thứ mới mẻ để sản sinh ra ý tưởng.
Đây là những nguồn ý tưởng thô yêu thích của Tâm mà bạn có thể tham khảo:
Cuộc trò chuyện bán hàng và phản hồi của khách hàng
Các cuộc họp nội bộ, case study từ những người giỏi
Nghiên cứu từ khóa, thị tường, đối thủ,…
Các đoạn chưa hoàn thành từ các bài viết trước
Đọc sách, blog, báo và tài liệu nghiên cứu
Diễn đàn, mạng xã hội và cộng đồng
Khóa học, hội thảo, workshop,…
Hãy Là Người Thu Hoạch Thông Minh: Luôn Để Ý Tưởng Của Bạn Trưởng Thành Trước Khi Bạn Sử Dụng Chúng.
2. Nuôi dưỡng ý tưởng để gặt thành quả
Trong một trang trại ý tưởng, không phải mọi ý tưởng đều tuyệt vời ngay lập tức. Đôi khi, một số quá trình bị thụ động: đơn giản vì bạn không có dữ liệu phù hợp để thêm vào bài viết, hoặc nó cần thêm thời gian để phát triển. Đối với trường hợp này, mình cứ viết đến đâu đâu đó và tạm dừng để “nạp thêm” kiến thức sau đó quay lại chỉnh sửa sau. Vì vậy có những bài viết mình ngâm đến vài tháng mới hoàn chỉnh và chia sẻ nó. Bạn cứ “ngâm giấm” bài viết đó và nghiền ngẫm chúng trong tiềm thức của bạn, đến một lúc có thêm dữ liệu mới thì phát triển nó hoàn thiện hơn.
Để làm được việc này mình thường hay thu thập càng nhiều càng tốt ý tưởng hay hằng ngày tìm được vào 1 file Google Sheet và note ghi chú ngắn về ý tưởng sẽ triển khai sắp tới. Việc này khiến mình không bị quên mất ý tưởng từng nảy sinh. Ngoài ra, sau đó bạn có thể lồng ghép nhiều ý tưởng hay thành một bài viết hoàn chỉnh.
Một số cách mình áp dụng ở bước này:
➤ Xác định các điểm tương đồng
Thông thường, không phải bản thân những ý tưởng bài viết của mình đã hoàn hảo ngay từ ban đầu. Tâm thường áp dụng việc tìm kiếm những điểm tương đồng giữa các ý tưởng để kết nối chung lại với nhau để tạo thành một bài viết đầy đủ và khiến người đõ có thể rõ ràng kiến thức mình chia sẻ.
➤ Thực hiện một chuỗi bài viết/ mindmap ý tưởng
Bạn hãy dành vài phút lập bản đồ tư duy và đưa ra những ý tưởng sơ khai bnj đầu vào mindmap. Cách này khá hiệu quả vì khi đưa chúng vào một chuỗi ý tưởng bạn dần có định hướng phải nghĩ thêm ý tưởng gì cho nội dung được hoàn thiện.
Đối với các bài viết trên Social, ví dụ như Facebook, mình thường có những chuỗi serries bài viết ghép từ các bài viết nhỏ với nhau. Và cách mình là lập dàn ý content hoặc vẻ mindmap để hình thành cây ý tưởng lớn và dần triển khai từng ý nhỏ.
Với các bài blog, bạn nên biết rằng chuỗi bài viết trên blog sẽ mang tạo nên lượt traffic khổng lồ. Thậm chí gia tăng một cách chóng mặt nếu đó là ý tưởng liên kết tuyệt vời. Vì vậy đừng quên liên kết và đi backlink cho chúng.
➤ Thử nghiệm các góc độ mới
Sự khác biệt của một bài viết tuyệt vời có thể đơn giản là một cách lập luận mới lạ, thú vị. Giữa hàng ngàn kiến thức đã chia sẽ quanh đi quẩn lại trên MXH, mình thường cố gắng tìm thêm nhiều góc độ mới mẻ hơn để triển khai những ý tưởng đơn giản thành chi tiết thậm chí là nâng cao.
Một cách khác mình cũng thường áp dụng là lâu lâu đổi văn phong một chút để tìm thêm nhiều hướng mới cho nội dung.
Thậm chí là thay đổi cách trình bày và diễn đạt (Video, Infographic, Ebook,…) cũng sẽ khiến bạn có thêm cách để nuôi dưỡng những ý tưởng của bản thân.
➤ Chia sẻ chúng với người khác
Nếu bạn có những ý tưởng mà không biết nó có hấp dẫn hoặc thu hút người khác hay không, một cách đơn giản là bạn hãy chia sẻ nó với những người xung quanh. Họ có thể giúp bạn xác định những ý tưởng hấp dẫn nhất của bạn, đặt câu hỏi để nâng cao suy nghĩ của bạn và thêm những góp ý kinh nghiệm lẫn quan điểm của riêng họ.
Những cộng tác viên này có thể là đồng nghiệp, bạn bè, người thân hoặc đó cũng có thể là khách hàng của bạn.
3. Phép thụ phấn chéo ý tưởng
Tin mình đi, cứ 3 ý tưởng tồi có thể tạo ra một ý tưởng tuyệt vời. Đổ những ý tưởng tồi tệ vào xào nồi lại để tìm một bức tranh gắn kết chúng lại với nhau xem có thành một ý tưởng mới, một cái gì đó tổng quát hơn không.
4. Thu hoạch “quả ngọt” ý tưởng
Một số ý tưởng sẽ được trồng vào khu vườn của bạn gần như đã hình thành đầy đủ và có thể được viết và xuất bản ngay lập tức. Những ý tưởng khác sẽ cần vài tuần, vài tháng, thậm chí nhiều năm để phát triển. Một số sẽ không thành công và “khô héo” nhưng có thể cung cấp một cái gì đó hữu ích cho những ý tưởng khác của bạn.
➤ Có bốn yếu tố giúp mình cân nhắc khi xuất bản ý tưởng thành bài viết hoàn chỉnh:
Tác động: Bài viết này sẽ ảnh hưởng đến ai và mục tiêu của bạn như thế nào?
Tính nguyên bản: Bạn có đang thêm điều gì mới vào bài viết không?
Sự tín nhiệm: Lập luận của bạn có rõ ràng không? Bạn có ví dụ và case study thực tế để người độc áp dụng không?
Đúng lúc: Bây giờ có phải là thời điểm thích hợp để chia sẻ bài viết này không?
Một bài viết tác động tốt có thể giải quyết một vấn đề cấp bách của khách hàng hoặc đếm đến một giá trị về chuyển đổi hay traffic cho doanh nghiệp của bạn.
Một bài viết ban đầu cung cấp một góc nhìn mới mẻ, giúp bạn khác biệt với các đơn vị khác.
Một bài viết đáng tin cậy có đầy đủ dẫn chứng để đưa ra một cách áp dụng thuyết phục.
Một bài báo đúng lúc được xuất bản khi bạn biết rằng hiện tại sẽ có rất nhiều người cần giải quyết vấn đề đó.
➤ Nhận ra đâu là ý tưởng tốt
Nghĩ xem liệu ý tưởng sẽ tốt cho một content hay bạn có thể biến nó thành một chuỗi content. Và những ý tưởng đó sẽ như thế nào như cách mình đánh giá dưới đây:
- Ý tưởng không hay: Đừng vội bỏ chúng, hãy nhìn những ý tưởng này với tình yêu của một người viết và sau đó đặt chúng trở lại vùng đất tưởng tượng của bạn. Đến một lúc nào đó biết đâu lại cần. Mình thường lưu lại trong các file ghi chú bổ sung hoặc bookmark để nghiên cứu sau.
- Ý tưởng ổn: hãy xem chúng như những cây sắp đâm chồi. Hãy dành cho chúng nhiều tình yêu và sự quan tâm và tín rằng chúng sẽ xuất hiện trong vài tuần/tháng tới. Nhớ lưu trữ chúng và note lại kẻo trôi ý tưởng sắp triển khai.
- Ý tưởng hay: đánh dấu chúng là những cây gần như chuẩn bị kết trái. Tuy nhiên, đừng quá vội vàng, cố gắng chăm chút và hoàn thiện để chúng có thể chín trong vài tuần hay vài ngày tới.
- Ý tưởng tuyệt vời: đây là những ý tưởng mà bạn thực sự yêu thích và triển khai ngay được. Những ý tưởng này đã sẵn sàng để thu hoạch ngày hôm nay. Gặt hái và sử dụng chúng ngay lập tức.
Trần Hoàng Ngọc Tâm
Founder Ngáo Content
Cofounder SimplePage