Làm Giỏi Để Tạo Ra Đam Mê Hay Chạy Theo Đam Mê Là Động Lực Giúp Bạn Giỏi Hơn?
Đôi Nét Về Tác Giả:
Cal Newport ( sinh ngày 23/06/1982) là phó giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Georgetown và là tác giả của sáu cuốn sách tự cải tiến. Ông cũng viết blog Study Hacks tập trung vào thành công trong học tập và sự nghiệp
Cuốn Sách Kỹ Năng Đi Trước Đam Mê
Làm đúng việc hay tìm việc để thấy được đam mê. Cuốn sách” Kỹ năng đi trước đam mê” khuyên chúng ta hãy làm hết sức mình bạn sẽ trở nên hạnh phúc với công việc của mình. Nếu bạn gặp khó khăn trong công việc thì phải học hỏi nhiều hơn nữa, chứ không phải bỏ công việc đó, hãy là người giỏi nhất trong công việc đó, phải làm việc hết sức mình. Khi bạn giỏi nó bạn sẽ tìm thấy được niềm đam mê trong công việc, hạnh phúc trong mọi mặt cuộc sống của bạn.
Trong quyển sách “Kỹ Năng Đi Trước Đam Mê” tác giả Cal Newport lột trần niềm tin từ trước đến nay rằng ta nên “theo đuổi đam mê.” Niềm tin sáo rỗng này không những sai sót ở chỗ là những đam mê tồn tại sẵn có thường hiếm hoi và không liên quan gì lắm đến việc hầu hết mọi người cuối cùng cũng yêu thích công việc họ làm, mà nó còn có thể gây nguy hiểm, sinh ra cảm giác lo lắng và hiện tượng nhảy việc liên miên.
Sau khi đưa ra dẫn chứng chống lại niềm tin vào đam mê, Newport bắt đầu cuộc hành trình khám phá thực tế là mọi người trở nên yêu thích công việc họ làm như thế nào. Dành thời gian tiếp xúc với những người nông dân trên trang trại, các nhà đầu tư mạo hiểm, những người viết kịch bản, các lập trình viên máy tính hành nghề tự do, và những người cho biết mình tìm thấy cảm giác mãn nguyện từ công việc, Newport phát hiện ra những chiến lược họ đã áp dụng và những cạm bẫy họ đã né tránh trong quá trình phát triển sự nghiệp hấp dẫn của mình.
Anh tiết lộ rằng việc đi tìm một nghề nghiệp phù hợp với một đam mê tồn tại sẵn từ trước là không quan trọng. Đam mê đến sau khi bạn chăm chỉ làm việc để trở nên xuất sắc trong những việc có ích, chứ đam mê không đến trước. Nói cách khác, cách bạn làm việc thì quan trọng hơn nhiều so với công việc bạn làm.
Cuốn sách đề cập đến 4 quan điểm như sau:
- Thứ nhất: Đừng theo đuổi đam mê của bạn
- Thứ hai: Hãy giỏi đến mức không ai dám phớt lờ bạn
- Thứ ba: Từ chối cơ hội thăng tiến và quy tắc cuối cùng
- Thứ tư: Nghĩ nhỏ, làm lớn.
Tất cả những luận điểm trên hoàn toàn mới và khác biệt. Nhưng theo tôi, luận điểm đầu tiên không hẳn là đúng hoàn toàn.
Đừng Theo Đuổi Đam Mê.
Tác giả cho rằng đam mê đến sau khi bạn chăm chỉ làm việc để trở nên xuất sắc trong những việc có ích, chứ đam mê không đến trước. Nói cách khác, cách bạn làm việc thì quan trọng hơn nhiều so với công việc bạn làm.
Đầu tiên, đừng theo đuổi đam mê của bạn? Mới nghe qua thì ý tưởng này thật điên rồ và có lẽ đi ngược lại với hầu hết các phát ngôn của những người thành công nhất mà chúng ta từng biết như Bill Gates, Steve Jobs hay Mark Zuckerberg. Chúng ta sẽ nói về nhà sáng lập của Apple, Steve Jobs. Ông đã phát biểu trong lễ tốt nghiệp của mình rằng bạn phải tìm ra cái mình yêu thích, đam mê nó và tìm một công việc phù hợp với đam mê của mình, nhưng nếu bạn tìm hiểu về cuộc đời của ông, bạn sẽ thấy rất nhiều sự mâu thuẫn. Ban đầu, ông không hề đam mê công nghệ, ông đàm viết chữ nghệ thuật và tìm hiểu về văn hóa phương Đông, vậy điều gì đã khiến ông thay đổi con đường và dấn thân vào lĩnh vực công nghệ mà ông không hề hứng thú. Đó là lúc ông gặp được người bạn về thiên tài công nghệ của mình Steve Wozniak, 2 người quyết định khởi nghiệp và đã sáng lập ra tập đoàn Apple hùng mạnh ngày nay.
Vậy Steve Jobs cũng như bạn, ban đầu ông cũng không biết chính xác đam mê của mình là gì, chỉ khi làm việc, ông mới tìm được đam mê trong chính công việc của mình. Cal Newport viết rằng: “… những yếu tố tạo nên một công việc tuyệt vời thì rất hiếm hoi và quý giá. Nếu muốn có nó, bạn cần một thứ gì đó hiếm hoi và quý giá để trao đổi. Nói cách khác, bạn cần phải giỏi một việc gì đó trước khi mong đợi có được một công việc tốt.”
Quan điểm của tác giả đừng theo đuổi đam mê mà hãy trang bị thật kỹ cho mình những kỹ năng trước khi đam mê. Khi bạn thực sự giỏi, bạn sẽ tìm thấy đam mê. Điều này không hề sai đối với những người chưa có chứng kiến và chưa thực sự hiểu bản thân muốn gì và đam mê của mình là gì. Khi bạn giỏi nó bạn sẽ tìm thấy được niềm đam mê trong công việc, hạnh phúc trong mọi mặt cuộc sống của bạn. Quan điểm này dành cho những bạn thật sự giỏi, động lực tạo ra đam mê.
Hãy Bắt Đầu Một Công Việc Từ Những Đam Mê Nhỏ Nhất
Nhưng đối với tôi, kỹ năng là một quá trình hành động và khám phá. Cách chúng ta tìm hiểu trước để tạo ra đam mê thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với công việc. Bất cứ công việc nào bạn làm đều có cái hay khiến bạn hứng thú để làm. Tôi tạm gọi đó là đam mê. Do đó, đam mê có trước, bạn có thích cái gì đó thì bạn mới có thể làm được. Chỉ khi bạn hành động, thử trải nghiệm và theo đuổi đam mê. Chúng ta sống một cuộc đời đôi khi chỉ để hiểu được Mình là ai? Mình muốn gì? Khi bạn thực sự hiểu mình thì đam mê sẽ là động lực giúp bạn hành động hết công sức. Chúng ta nên thử tất cả các công việc để tìm ra được đâu mới là đam mê thực sự của mình. Không có công việc nào là thấp kém hay vô ích cả. Mỗi trải nghiệm đều giúp ta có thêm một kinh nghiệm riêng, giúp ta thấu hiểu mình hơn. Nếu bạn chỉ làm mỗi công việc mình giỏi và nghĩ rằng khi mình giỏi thì đam mê sẽ xuất hiện. Đam mê là không giới hạn. Đừng cố ép bản thân vào một khuôn khổ nào đó. Không phải công việc nào cũng phù hợp với mình. Nên trải nghiệm nhiều có góc nhìn khác hơn trong cuộc sống.
Không một ai sống mà không biết mình thích làm gì. Khi bạn phát hiện ra mình có một chút đam mê nên thử trải nghiệm để hiểu mình hơn. Nếu bạn không theo đuổi đam mê mà đợi cho tới khi mình giỏi rồi mới làm và tạo ra đam mê. Khi đó, tôi nghĩ rằng bạn sẽ bỏ lỡ nhiều thứ.
“Cơ hội được tìm thấy bởi những ai tìm kiếm chúng. Ong thì đốt đau nhưng đem lại mật ngọt ngào…”. Hãy cứ thử trải nghiệm cho dù đam mê đó chưa đủ lớn. Nếu bạn thực sự giỏi để tạo ra đam mê như Steve Jobs thì liệu nền kinh tế bây giờ chắc đã phát triển và đạt đến một tầm mà chúng ta không thể tưởng tượng ra được. Ai cũng cố trang bị kỹ năng và đợi giỏi. Sau đó tạo ra đam mê thì liệu còn đâu cái gọi là thất bại hay bài học kinh nghiệm.
Người biết và hiểu rõ cái tôi của bản thân là người biết rõ kỹ năng tốt nhất của mình, hài hòa chúng với nhau để trở thành một “tài năng xuất chúng” chưa phải là đích đến, mà chỉ là vạch xuất phát. Nếu bạn có những tài năng độc đáo riêng của mình, thì công việc mới thực sự bắt đầu. Cả cuộc đời bạn phải bền bỉ và kiên trì phát triển và dung hòa những kỹ năng ấy. Trừ khi bạn sinh ra đã là một thiên tài trong một lĩnh vực nào đó, thì từ tốt đến vĩ đại vẫn còn là một khoảng cách rất xa. Buộc bạn phải rèn luyện thêm.
Mặt khác, luận điểm khuyên bạn đừng theo đuổi đam mê, tất cả chỉ để biện minh cho sự sợ hãi, không dám trải nghiệm của bản thân. Bạn ngại thể hiện cái tôi của mình chỉ vì một chữ SỢ. Bạn sợ mình sẽ khác người ta, để rồi dẫn đến những sai lầm khá đáng tiếc… Có bao giờ bạn thử nghĩ: “Tất cả sai lầm mà chúng ta phải đối mặt cũng là một cơ hội. Một cơ hội để học hỏi, để phát triển, để biết lối nào chúng ta nên tránh, để có những kinh nghiệm. Tôi nghĩ rằng nếu bạn nhìn nhận những thất bại hoặc những cơ hội bị vụt nhất là bài học, tôi nghĩ bạn sẽ tiến bộ. Còn nếu bạn chọn cách gặm nhấm nỗi đau và từ bỏ cuộc đua dài, bạn sẽ không tiến bộ được”. Vì vậy, tôi mong rằng nếu có thể thì chúng ta nên sống thật với bản thân và thể hiện cái tôi của mình.
Lời Khuyên
“Tập trung vào kỹ năng và con đường mình chọn. Tôi có thể sẽ không cảm thấy hào hứng vào thời điểm bắt đầu. Wolfgang Riebe từng nói: “Mọi người đều có tài nhưng một vài người không bao giờ khám phá ra nó”. Mỗi phút mỗi giây tôi vẫn luôn không ngừng hành động để khám phá hết những khả năng của bản thân. Đôi khi tôi cho rằng mình chỉ tự hại bản thân nếu KHÔNG làm điều gì đó đúng hoặc không làm gì cả. Khi tôi thực hiện thành công một công việc gì đó, tôi thường cảm thấy tự hào về bản thân. Ảnh hưởng từ những phản hồi tích cực sẽ dẫn tôi đến việc tin tưởng vào sự thể hiện của mình. Mỗi phút mỗi giây tôi vẫn đang cố gắng loại bỏ những bản chất nhút nhát trong mình.”
Hãy theo đuổi đam mê của bạn bằng cách trải nghiệm thật nhiều. Khi đó bạn sẽ hoàn thiện và phát triển mỗi ngày. Cuối cùng, hãy bắt đầu công việc bạn sắp làm bằng những đam mê nhỏ nhất.
Mỗi người sẽ có một cách sống và làm việc riêng. Hãy sống và làm việc theo cách mà bạn muốn.
T h u N g a n
( Tham khảo một, hai ý trên internet & edit )