Bạn nghĩ sao về một người Sếp khó tính, cộc cằn và hay bắt lỗi.
Tôi,
bạn, chúng ta khi đi làm chắc hẳn đa số đều mong muốn được làm trong môi trường thoải mái để giảm thiểu tối đa áp lực công việc. Mỗi ngày đi làm là một niềm vui…Nhưng tôi tin chắc, trong con đường đi làm chúng ta sẽ không tránh khỏi những người Sếp khó tính.
Tôi viết bài này không phải để chê trách hay bác bỏ cách làm việc nghiêm khắc mà các người Sếp khó tính đang thực hiện. Bởi theo tôi, mỗi người có một hoàn cảnh và môi trường lớn lên riêng. Và họ sẽ có một lối sống riêng được hình thành từ nhỏ. Tất cả những điều đó sẽ hình thành nên phong cách quản trị riêng. Tôi rất tôn trọng và thực sự khá ấn tượng với những người Sếp khó tính và kỷ luật cao. Bởi, bạn thử nghĩ xem: Liệu mình có muốn làm trong môi trường quá thoải mái đến nỗi không hề có chút áp lực nào?
Thay vì nghĩ những người Sếp này khiến bạn cảm thấy chán nản và dễ bỏ cuộc. Thử nghĩ, áp lực mà Sếp tạo ra là động lực để bạn có thể chiến thắng con người mình và phát triển bản thân.
Vậy đối với những vị sếp này chúng ta phải ứng phó ra sao? Vùng lên hay bỏ cuộc mới là phương pháp tốt?
Sếp khó tính thật ra không phải họ muốn vậy. Mà đôi khi họ buộc phải làm vậy để bạn có thể tốt hơn. Sâu thẳm bên trong họ vẫn có sự yếu lòng. Do đó, hãy cố gắng chinh phục vị sếp này các bạn nhé!
Đầu tiên, bạn hãy nắm 5 điểm yếu của người Sếp trước để hiểu rõ hơn về họ
Người tự cao tự đại
Những người sếp có cái tôi quá lớn là những người tự cao tự đại vốn muốn có nhiều sự chú ý, nhiều sự kiểm soát cũng như lòng trung thành. Họ nổi tiếng là luôn nhận công khi có thành tích (dù đúng hay không) và đổ lỗi khi thất bại. Điểm yếu của họ là nhu cầu thể hiện quá cao. Đừng cố bắt lỗi họ bạn nhé!
Người chi li
Là người luôn muốn tham gia và quản lý tất cả công việc. Điểm yếu là do họ sợ sẽ mất sự kiểm soát nếu như bỏ lỡ một công việc nào đó. Họ có xu hướng để ý đến những nhân viên thực sự có năng lực, học nhanh, làm nhanh.
Ngoài ra, bạn có thể hiểu đó là là những nhà quản lý cầu toàn, họ thường không tin tưởng nhân viên, họ kiểm soát từng chi tiết để đảm bảo mọi thứ phải đúng ý họ. Vấn đề còn ở chỗ họ không nhận ra mình có phong cách quản lý như vậy, và không bao giờ thừa nhận rằng chính cách quản lý cứng nhắc của mình gây ra nhiều vấn đề rắc rối.
Người sớm nắng chiều mưa
Làm sao mà bạn có thể đạt được mục tiêu nếu mà mục tiêu liên tục thay đổi? Đó chính là vấn đề của việc làm việc cho một người sếp không có lập trường, dạng sếp mà sự thiếu định hướng và niềm tin có thể đặt nhân viên trong một tình huống không thể nào thành công được.
Người áp đặt
Một người sếp áp đặt thường muốn ý của mình gạt ra tất cả ý tưởng của người khác, cản trở sự hợp tác trong công việc và bóp nghẹt tinh thần làm việc nhóm. Thái độ áp đặt của họ khiến nhân viên khó mà đặt câu hỏi về cách làm tốt nhất cho một công việc được giao. Điểm yếu là sự thiếu định hướng và niềm tin. Thật ra những người Sếp này cũng không khó lắm. Rất dễ mềm lòng và đổi ý
Cách bạn chinh phục họ
Thứ nhất:
Hãy học cách lắng nghe đối với những người như vậy.
Thứ hai: là bạn hãy nắm rõ nguyên tắt của sếp; họ sẽ không có cớ gì mà bực dọc hay cáu gắt với bạn nếu bạn làm vừa ý họ. Ví dụ sếp là người ưa sạch sẽ thì bạn cố gắng giữ khu vực làm việc của mình thật ngăn nắp, vệ sinh; nếu sếp là mẫu người quan tâm đến công việc của nhân viên thì hãy chủ động báo cáo công việc mỗi ngày cho sếp.
Để làm được điều này, bạn hãy chú tâm quan sát đến hành vi ứng xử, giao tiếp và tương tác của sếp với các nhân viên, cũng như quá trình xử lý công việc hay một vấn đề nào đó của sếp trong môi trường làm việc.
Hãy ghi chú lại những điều mình quan sát được và làm tốt theo đấy để không còn bị sếp bắt lỗi hay nổi cáu khi bạn làm sai.
Thứ ba: là hãy thật chăm chỉ với công việc mà mình được giao. Hãy làm việc hết mình thay vì trì trệ, chán nản khi bị sếp phê bình; cần cù làm việc và chủ động khắc phục các khuyết điểm của bản thân sẽ giúp bạn ghi điểm và chiếm được cảm tình từ sếp. Ví dụ bạn từng bị sếp phê bình vì khả năng ngoại ngữ của mình, thì hãy cố gắng sắp xếp thời gian học thêm để cải thiện trình độ ngoại ngữ của mình.
Thường xuyên trao đổi cùng sếp để giúp hai bên hiểu nhau hơn
Cuối cùng là hãy thường xuyên trao đổi cùng sếp về công việc để rút ngắn khoảng cách giữa nhân viên và sếp; hãy tạo ra những cuộc gặp ngắn để trò chuyện cùng sếp ví dụ tại căn tin công ty, tại thang máy, hay hành lang văn phòng,… khi trao đổi các thông tin qua lại sẽ giúp đôi bên hiểu nhau hơn và dễ cảm thông nhau trong công việc.
Lời khuyên
Lắng nghe- Quan sát- Phân tích- Thấu hiểu- Hành động.
Bạn không cần cố ép bản thân sống theo cách sống của người khác. Hãy là chính mình và cư xử một cách thông minh để đảm bảo có được một công việc ổn định nhất có thể bạn nhé.
T h u N g a n n